Bệnh Alzheimer – Nỗi lo không phân biệt tuổi tác
Là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, Alzheimer chiếm 60-80% các trường hợp suy giảm trí nhớ. Ngày nay, dưới áp lực bộn bề từ gia đình, công việc, xã hội, bệnh Alzheimer không còn chỉ được nhắc đến là bệnh người già mà ở những người trẻ cũng có nguy cơ mắc tăng.
Bài viết này sẽ trình bày về nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo cũng như cách phòng bệnh để bạn đọc các cái nhìn khái quát nhất về bệnh Alzheimer.
MỤC LỤC
1. Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến nhất của suy giảm trí nhớ. Nhắc đến Alzheimer là nhắc đến sự tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Khi mắc bệnh nặng, người bệnh có thể gặp trở ngại đến cuộc sống thường ngày. Đặc biệt hơn, bệnh Alzheimer trầm trọng theo thời gian và có thể dẫn tới gây tử vong.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, Alzheimer tiến triển chậm và thường bắt đầu với biểu hiện đãng trí nhẹ. Ở giai đoạn cuối, người bệnh thường bị tổn thương não nghiêm trọng. Thời gian sống trung bình của người mắc bệnh Alzheimer là từ 8 – 10 năm kể từ khi mắc. Song, người bệnh vẫn có thể sống lâu hơn nếu được phát hiện và điều trị đúng cách.
2. Dấu hiệu cảnh báo Alzheimer
Nếu bạn đang thắc mắc biểu hiện bệnh như thế nào? Triệu chứng ra sao? Đừng bỏ qua 10 dấu hiệu cảnh báo theo cấp độ dưới đây:
- Suy giảm trí nhớ làm đảo lộn cuộc sống hằng ngày: quên thông tin mới biết gần đây, quên sự kiện quan trọng,.. hay phải hỏi đi hỏi lại người thân hoặc dùng công cụ ghi nhớ.
- Không lập được kế hoạch/ thực hiện được công việc nào đó: quên món ăn quen thuộc, các khoản thanh toán hằng tháng, có lúc làm sai hoặc phải dùng đến sổ ghi nhớ.
- Khó khăn trong hoàn thành các công việc quen thuộc: Khả năng ghi nhớ cách một trò chơi yêu thích, hay sử dụng một thiết bị nhà bếp hay dùng cần phải có hướng dẫn lại,..
- Nhầm lẫn thời gian, địa điểm (nhưng biết và sau đó đoán ra được).
- Mắt nhìn kém đi nguyên nhân do đục thủy tinh thể: đọc chữ kém, không biết khoảng cách xa gần, khó xác định màu sắc,..
- Khó khăn trong tìm đúng từ để nói hay viết
- Quên vị trí để đồ vật, để không đúng chỗ mọi ngày
- Khả năng nhìn nhận phán xét giảm: ít chú ý đến ăn mặc, nhận sai tiền bạc về mình, cho không đúng đối tượng,..
- Rút khỏi công việc và hoạt động xã hội: Cảm thấy mệt mỏi, không hứng thú với công việc. Đôi khi tự tránh xa các hứng thú trước đó.
- Tính nết thay đổi, buồn vui lẫn lộn.
3. Vì sao bệnh Alzheimer khởi phát sớm?
Khi bệnh Alzheimer xuất hiện ở 30 – 60 tuổi được gọi là khởi phát sớm. Măc dù hiện tượng này thường không phổ biến (5-6%) nhưng số lượng này ngày càng tăng.
Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân khởi phát sớm vẫn chưa lý giải được. Điều này dẫn đến việc chẩn đoán khởi phát sớm cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc phòng bệnh đặc biệt được lưu ý ở mọi đối tượng. Một số nguyên nhân được đưa ra như: Di truyền, áp lực cuộc sống, ít vận động, lạm dụng thuốc, sử dụng các chất kích thích,..
4. Phòng bệnh như thế nào?
Phòng bệnh ở người già:
- Kích thích trí não: Đọc báo thường xuyên, chơi các trò chơi trí tuệ, cần suy nghĩ như đố chữ, hình thành thói quen ghi chép,..
- Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng: đi bộ mỗi ngày, các bài tập phối hợp cân bằng, đi bơi,..
- Tham gia hội, nhóm xã hội, các hoạt động tình nguyện, gặp gỡ bạn bè,..
- Ngủ đủ giấc (tránh ngủ nhiều vào buổi trưa)
- Kiểm soát căng thẳng.
Phòng bệnh đối với người trẻ:
Tương tự như ở người già, để giảm nguy cơ mắc Alzheimer người trẻ cần:
- Chế độ sinh hoạt cá nhân hợp lý
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá
- Tránh thức khuya
- Tạo thói quen thể dục thể thao.
- Tăng cường giao tiếp xã hội, đọc sách, suy nghĩ tích cực, tập thể dục cho bộ não
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: 1 ly rượu đỏ mỗi ngày, bổ sung axit béo (omega 3 trong cá hồi, óc chó…)
Bệnh tật có thể đến bất cứ lúc vào và không ngoại trừ một ai. Vì vậy, hãy yêu thương bản thân mình hơn bằng cách suy nghĩ tích cực. Quan trọng hơn cả là hãy tự hình thành cho bản thân một thói quen sinh hoạt điều độ.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này.
Xem thêm: Cryptomnesia – Hội Chứng Rối Loạn Suy Giảm Trí Nhớ Đáng Sợ