Hội chứng “Cryptomnesia” rối loạn suy giảm trí nhớ
Khoa học ngày càng phát triển, nhiều công trình nghiên cứu y học cũng không ngừng tìm ra những căn bệnh kỳ lạ nhưng lại có sức ảnh hưởng khôn lường. Và từ đó một số hội chứng kỳ lạ và đặc biệt đã được các nhà khoa học, tâm lý học phát hiện ra.
Bài viết này cũng bàn về một hội chứng đặc biệt có tên là Cryptomnesia – hiện tượng con người lãng quên đi ký ức hay còn gọi là “ký ức ẩn giấu”.
MỤC LỤC
1. Hội chứng Cryptomnesia là gì?
Hội chứng này đã được nhà bác sĩ thâm thần học Flournoy đưa ra vào năm 1901. Cryptomnesia còn được nhiều người biết đến với tên hội chứng “Hidden memory”-”Ký ức ẩn giấu”.
Để giải thích về hội chứng này thì Flournoy đã đưa ra nhận đinh như sau: Đây là hiện tượng mà một người nào đó không thể xác định rõ ràng về ký ức của mình. Họ không thể nhớ được hay xác định được những sự kiện đã xảy ra với mình. Trong thời gian, vị trí nào, là thực hay là mơ cùng không rõ.
2. Biểu hiện của người bị mắc phải Hội chứng rối loạn suy giảm trí nhớ
Một trong những biểu hiện thường thấy nhất ở người bị mắc phải Hội chứng rối loạn suy giảm trí nhờ là vô ý đánh cắp ý tưởng của người khác.
Ví dụ cụ thể sau đây sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn:
Bạn đang cùng với đội ngũ Marketing tìm ý tưởng cho dự án mới của công ty. Đột nhiên bạn nảy ra một ý tưởng rất hay và hiệu quả. Bạn trình bày nó với mọi người, cả phòng cùng im lặng lắng nghe nhưng rồi cũng nhộn nhịp xào xáo lại.
Bạn nghĩ mọi người đã bỏ quả ý tưởng của mình. Nhưng khoảng 1 tuần sau, sếp của bạn lại công bố một ý tưởng giống hoàn toàn với ý kiến mà bạn đã đưa ra trước đó.
Việc này sẽ khiến bạn rất khó chịu. Bạn cho rằng sếp đang đạo nhái hay đánh cắp ý tưởng của mình. Tuy nhiên trong trường hợp của người sếp này, rất có thể ông ấy đang mắc phải hội chứng Cryptomnesia mà không hề hay biết.
3. Cách phòng thí nghiệm nhận diện Cryptomnesia
Với phòng thí nghiệm họ hiểu được rằng căn bệnh Cryptomnesia khác với bệnh mà mọi người thường bị nhầm lẫn, đó là bệnh đãng trí.
Họ cho rằng với người bị mắc chứng Cryptomnesia thì một phần ký ức của họ bị biến mất. Hay bị ẩn giấu đi. Và hội chứng khác với bệnh đãng trí ở chỗ người bệnh vẫn có thể nhớ. Nhưng họ nhớ sai thông tin hoặc thời điểm xảy ra sự việc đó.
Trường hợp hay xảy ra là khi người bệnh nghĩ rằng họ đã nghĩ ra một ý tưởng mới. Nhưng trên thực tế thì ý tưởng này đã có và còn là của người đã kể lại cho họ.
Tuy nhiên họ hoàn toàn không ý thức được chuyện đó. Mà họ còn đi chia sẻ lại thông tin đó, với chính người mà mình đã vô tình đánh cắp ý tưởng kia một cách nhiệt tình.
Xem thêm: Hội chứng Rối loạn Ăn uống là gì? Biểu hiện và cách khắc phục
4. Điều kiện gây ra hội chứng Cryptomnesia
Ý tưởng hay dễ bị đánh cắp
Với người mắc phải hội chứng rối loạn suy giảm trí nhớ. Họ sẽ dễ dàng bị ấn tượng bởi những ý tưởng hay và thú vị. Nhờ đó mà ký ức về ý tưởng đó sẽ ghi sâu vào trí nhớ của họ. Nhưng lại bị giấu đi mất thông tin về người chủ của ý tưởng.
Từ việc đó sẽ dẫn tới việc mà họ vô tình đạo nhái lại ý tưởng của người khác mà không hề hay biết gì.
Đánh cắp ý tưởng từ người cấp bậc thấp hơn
Trường hợp này giống với ví dụ ở phía trên, người sếp sẽ thường dễ dàng mắc hội chứng Cryptomnesia. Họ sẽ không ý thức được việc mình đã lấy đi ý tưởng của cấp dưới làm việc cho mình.
Có thể nhận xét rằng người sếp có phần không để tâm đến ý kiến của nhân viên. Do cấp bật ảnh hưởng đến tầm quan trọng của ý tưởng. Nên họ chỉ ghi nhớ được ký ức về ý tưởng đó mà thôi.
Ảnh hưởng từ hiệu ứng “người kế tiếp”
Ví như bạn và một vài người khác đang lần lượt thuyết trình cho một hội thảo hoặc một buổi phỏng vấn.
Và trong trường hợp đó, người thuyết trình càng về sau càng dễ bị ảnh hưởng ý tưởng từ những người trước đó. Do đây là ký ức gần nhất, dễ tác động đến bản thân chúng ta hơn.
Ngoài ra, còn nhiều hội chứng rối loạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và thể chất của con người. Bạn nên tìm hiểu để có sự nhận thức và cách ngăn ngừa đúng đắn nhất nhé.
Xem thêm: Hội chứng Social Anxiety Disorder (Rối loạn Lo âu Xã hội) là gì? Cách để vượt qua nó