Toxic Positivity: Khi nào tích cực trở nên “độc hại”?
Từ xưa đến nay một lối sống tích cực thì luôn được mọi người xem trọng, hoan nghênh và ủng hộ. Còn những người khi nào cũng buồn rầu, ủ rũ thì thường không được yêu thích. Vì thế từ nhỏ đi học đến lúc lớn đi làm, chúng ta luôn được khuyên bạn phải cố gắng lên để đạt được thành công. Hãy tạo động thúc đẩy bản thân phát triển. Hãy luôn nhìn vào khía cạnh lạc quan và mặt tích cực của vấn đề.
Và tôi cũng đồng ý với những quan điểm ấy. Nhưng ở một khía cạnh khác, hãy tự hỏi chính bản thân bạn rằng “Bạn đã bao giờ bỏ quên cảm xúc thật của mình bởi cứ luôn chạy theo “xu hướng tích cực” ấy không ? Và nếu câu trả lời là có thì bạn đang trong tình trạng “Tích cực độc hại” đấy.
MỤC LỤC
1. Toxic Positivity là gì?
Toxic Positivity hay tích cực độc hại là một cảm xúc tiêu cực thầm kín. Nó bắt nguồn từ ý niệm phải luôn tích cực, vui vẻ trong mọi hoàn cảnh. Điều đó sẽ làm cho con người ta có cảm giác vô cùng áp lực,tệ hại khi cứ luôn phải giả bộ mỉm cười khi chính bản thân họ không muốn và gượng ép không cho chính mình được suy nghĩ, bộc lộ và thể hiện cảm xúc tiêu cực bên trong.
2. Khi nào tích cực lại trở nên “độc hại”?
Những nghiên cứu chỉ ra rằng: Tích cực sẽ giúp cho chúng ta có một tâm thế lạc quan về vấn đề khi đối mặt với một trở ngại, thử thách. Nhưng tích cực độc hại lại áp đặt con người phải suy nghĩ tích cực, bất chấp mọi khó khăn, kìm nén những cảm xúc thật và ngăn cản họ tìm kiếm đến sự an ủi từ cộng đồng.
Liệu bạn có bao giờ nhận được những câu nói. Hay tự nói với chính mình những câu như này không?
“Mày mạnh mẽ mà. Cố lên! Có gì đâu mà buồn”
“Rồi mọi chuyện sẽ qua thôi”
“Đừng tiêu cực như thế chứ”
“Bạn sẽ vượt qua được thôi”
“Nghĩ vui lên nào”
Những câu nói nghe qua tưởng chừng mang tính chất cổ vũ, động viên và cảm thông. Nhưng mặt trái là ta phần nào cũng đang dập tắt đi cơ hội của người đang trong tình trạng cảm xúc không tốt. Và hơn thế nữa là chính bản thân chúng ta được chia sẻ về câu chuyện và bộc lộ cảm xúc của mình. Và phần nào cũng là hình thức tránh né nỗi đau của người khác.
Xem thêm: Hoài nghi bản thân -do bạn hay mọi người xung quanh
3. Tại sao tích cực độc hại lại vô cùng nguy hiểm?
Tích cực độc hại sẽ thật sự mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến những người đang trong hoàn cảnh khó khăn.
Khi ai đó đang buồn, cái họ cần đôi khi đơn giản chỉ là một sự công nhận về những cảm xúc khó chịu mà bản thân đang gặp phải. Nhưng khi tích cực độc hại, bạn sẽ có xu hướng kìm nén nỗi đau của bạn. Và hằng loạt các suy nghĩ như: “Mình có thể vui vẻ và tích cực, sao lại phải buồn chứ?”
Thêm vào đó, việc tích cực độc hại còn tạo nên cơ chế tránh né cảm xúc thật bên trong. Khi ai đó áp dụng tích cực độc hại cho người khác. Họ dùng nó như một cách để tránh bị nghe những cảm xúc và những trải nghiệm khó chịu của đối phương. Và vô tình tạo cho họ cảm giác những cảm xúc của mình thật nhục nhã và đáng xấu hổ.
Ở mức độ cực đoan hơn, những lời này như một tảng đá nặng vô hình đè nặng lên trái tim của họ. Khiến họ trở nên khép kín, không còn dám chia sẻ những cảm xúc tiêu cực hay tìm kiếm thêm sự giúp đỡ nào từ những người xung quanh. Bởi họ sợ cảm xúc của mình sẽ không được xem trọng và bị chối bỏ. Cuối cùng cái nhận lại được cũng chỉ là những lời khuyên “sáo rỗng”.
Bên cạnh đó, việc cứ bao biện cho những cảm xúc ấy thì những nỗi đau thật sự sẽ chẳng thể nào mất đi. Mà nó chỉ ngày càng chồng chất và tích tụ nhiều hơn trong tâm hồn.
Đó sẽ là một cảm giác vô cùng khó chịu, nặng nề. Bạn sẽ mãi chẳng bao giờ giải thoát được bản thân. Ngày càng bạn sẽ trở nên cô đơn và khép kín. Và chính điều ấy sẽ ngày càng ngăn trở bước đường trưởng thành và thấu hiểu bản thân của mình.
4. Làm sao để tránh được tích cực độc hại?
Chấp nhận cảm xúc tiêu cực như một cơ chế tự nhiên của con người
Hãy cùng nhau thành thật một điều rằng: bạn, tôi, chúng ta và cả thế giới này sẽ đều có những giây phút hạnh phúc, vui vẻ, yêu đời và điều tất yếu còn lại là những khoảnh khắc buồn bã, thất vọng, đau lòng. Chúng ta có quyền được sống một cuộc sống thật sự. Cái mà bao gồm cả những cung bậc cảm xúc khác nhau. Không ai bao giờ cũng vui vẻ cả. Bởi mỗi chúng ta đều có những nỗi lòng riêng của chính mình.
Hãy nhận diện, đối mặt và cảm nhận những cảm xúc của bản thân
Đừng né tránh mà hãy chấp nhận. Ta hãy thôi dán nhãn cho những cảm xúc mà hãy thể hiện cảm xúc của mình ra. Thay vì nói “Tôi cảm thấy không ổn lắm”. Hãy nói” Tôi cảm thấy thật sự vô cùng khó chịu”. Hãy cất tiếng nói cho cảm xúc của bạn. Giải thoát nó ra để bạn cảm thấy nhẹ lòng hơn bởi mọi cảm xúc đều quan trọng cả.
Việc thể hiện và bộc lộ cảm xúc không đồng nghĩa với việc “thả trôi” bản thân, hành động theo cảm tính. Hãy đón nhận khi chúng đến và cho bản thân chút thời gian để cảm nhận những xúc cảm thật của mình và cho chúng ra đi. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều đấy.
Lắng nghe và giúp đỡ chân thành
Khi một người tìm đến và bảo họ đang có vấn đề. Hãy rộng mở lòng và trái tim của chúng ta để lắng nghe những nỗi niềm thầm kín của họ. Con người chúng ta dù có tài giỏi và mạnh mẽ đến mức nào thì cuối cùng cũng chỉ là những sinh vật nhỏ bé trong thế giới khổng lồ này.
Một câu nói nổi tiếng trong Squid Game lại càng làm tôi vô cùng suy nghĩ:
“Con người tin nhau không phải vì họ đáng tin. Không tin sẽ không có chỗ dựa nên mới đành tin thôi”
Con người ai ai cũng cần cho mình một chỗ dựa cả. Bởi con người chúng ta sinh ra với cơ cấu bầy đàn tập thể. Và không phải tồn tại với cá thể đơn nhất được.
Vì thế, khi có ai đến để chia sẻ vấn đề của mình cho bạn chỉ khi họ vô cùng tin tưởng và muốn bạn là một bờ vai để họ dựa vào thôi. Hãy lắng nghe và giúp đỡ chân thành về những nỗi đau của họ. Điều đó sẽ là một liều thuốc chữa niềm đau vô giá cho những người đang trong hoàn cảnh khó khăn. Và cũng là một niềm hạnh phúc thật sự khi giúp đỡ người khác.
Xem thêm: Làm thế nào để tự ti “tích cực”?