Ngành học
BLOG Kiến Thức

Chuyện học đại học, chọn trường hay chọn ngành ?

5/5 - (2 bình chọn)

Chọn trường Đại học hay chọn ngành là câu chuyện muôn thuở mỗi mùa tuyển sinh. Một số quan niệm cho rằng cứ ngành HOT thì chọn. Bạn bè học ngành đó nên học theo. Đậu ngành nào học ngành đó. Ba mẹ chọn ngành cho con. Đăng ký nguyện vọng làm sao để trúng tuyển Đại học, trường càng TOP càng tốt. Nói chung phải đậu Đại học, ngành gì cũng được để không phí 12 năm đèn sách, không mất mặt gia đình

1. Theo đuổi đam mê hay lựa chọn môi trường yêu thích

Đối với chuyện học đại học, dù chọn ngành trước hay chọn trường trước đều có những sự hợp lý riêng. Nếu có sự hòa hợp giữa ngành học và trường thì thật tuyệt vời nhưng nếu không thì cũng không sao đúng không nào.

Nếu chọn trường trước, tức là bạn đang ưu tiên lựa chọn môi trường học tập 4-5 năm đại học cho bản thân. Giống như câu nói: “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”, môi trường tốt sẽ giúp bạn tiếp cận được với cơ sở vật chất tốt, văn hóa tốt.

Nhưng không phải ngôi trường nào được quảng bá rộng rãi, được báo chí đưa tin rầm rộ cũng đào tạo tốt, đâm ra dẫn đến vào học rồi mới vỡ lẽ ra và sinh ra chán nản, để rồi xuất hiện một thế hệ làm trái ngành rất nhiều.

Nếu chọn ngành trước thì bạn đang tập trung vào định hướng của bản thân trước. Bạn sẽ tìm hiểu rằng bản thân mình hợp với ngành nào, rằng bạn sẽ chọn ngành nghề phù hợp với thế mạnh của bản thân. Việc chọn ngành là điều vô cùng quan trọng quyết định 4-5 năm học của bạn sẽ vui thú hay nhàm chán.

Nhưng sau khi chọn ngành, cần đánh giá chất lượng các trường đại học cung cấp môi trường phù hợp, tránh việc chọn nhầm môi trường không phù hợp với bạn để rời mất đi động lực học tập.

2. Ngành học hot có tương đồng với mức lương cao ?

Đây là một luồng suy nghĩ không hoàn toàn đúng vì việc lương khi đi làm có cao hay không là do nhu cầu của thị trường. Đối với ngành học có ít nhân lực, mang tính chuyên môn cao sẽ có mức lương cao hơn, nhưng cũng phải dựa vào năng lực của bản thân bạn nữa. Đánh giá một số ngành học như sau:

Công nghệ thông tin

Đây được coi là ngành khá phổ biến và tạo được xu hướng trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay. Đây là ngành có cơ hội việc làm cao và lương cũng rất cao, theo báo cáo khoảng trên 1000 $ mỗi tháng cho các vị trí như quản lý dự án, sản phẩm, phát triển phần mềm, … tuy nhiên lại yêu cầu sự tỉ mỉ, chỉn chu và chăm chỉ.

Ngoài ra, để được lương cao thì đương nhiên rồi, phải có bằng cấp cao (học tập), nhiều kinh nghiệm, giỏi tiếng anh, trí nhớ tốt,… và đam mê công nghệ.

Ngành học

Y và Dược

Khỏi phải nói, y dược chính là ngành học dễ xin việc, công việc ổn định mà rất nhiều gia đình hướng đến. Và mức thu nhập sẽ phụ thuộc vào bằng cấp, chuyên môn, thâm niên kinh nghiệm hay việc làm thêm ngoài giờ, kinh doanh quầy thuốc.

Nhưng đổi lại, cái bỏ ra là chất xám, rất nhiều chất xám, thời gian 6-9 năm thanh xuân trên giảng đường, đi trực xuyên đêm.

Quản trị kinh doanh

Đây là một ngành được quảng bá rộng, được học nhiều, bao quát nên công việc làm cũng rất linh hoạt. Với tấm bằng quản trị kinh doanh, bạn có thể làm sales, tư vấn, chăm sóc khách hàng, khởi nghiệp,…

Đồng thời thu nhập theo khả năng nên không bị giới hạn. Tuy nhiên, do được học quá nhiều mà không học sâu, nên về chuyên môn thì khó nắm bắt được và phải tự học nhiều, khó khăn khi chọn nghề.

Marketing

Đây là nhóm ngành rất “hot” ngày nay, vì nhu cầu xã hội tăng cao, kinh tế phát triển nên lượng việc làm ngành này khá cao, cạnh tranh cũng cao (nhiều bạn làm trái ngành), mức lương không giới hạn.

Việc gia nhập nhóm ngành này tương đối dễ, nhiều nơi tuyển thực tập sinh không yêu cầu kinh nghiệm, tuy nhiên, để có thể lên được chức cao trong ngành này không phải chuyện đơn giản.

Ngôn ngữ

Khi mà hội nhập càng trở nên dễ dàng như ngày nay, việc theo đuổi các ngành ngôn ngữ càng trở nên phổ biến. Với nền tảng học tập tốt, cử nhân ra trường sẽ có cơ hội rộng mở từ giảng dạy, phiên dịch, xuất nhập khẩu,…

3. Thiếu sót về ngoại ngữ có phải trở ngại

Với giai đoạn bùng nổ về công nghệ, thương mại điện tử như ngày nay, tiếng anh đúng là thứ không thể thiếu. 7-10 năm về trước, nếu có tiếng Anh chắc hẳn bạn sẽ có được một công việc ổn định với mức lương cao, nhưng ngày nay, khi đi xin việc mà không có tiếng thì rất khó.

Nhìn lứa học sinh 2003 vừa rồi, điểm thi đại học rất cao nhưng với điểm xét tuyển tiếng anh (ielts 5.0 – 6.5) là thoải mái đỗ được trường top.

Mọi công việc đơn giản từ in ấn, chạy máy hay khó hơn như logistics, xuất nhập khẩu đều yêu cầu một mức độ biết tiếng cơ bản, tương đồng với mức lương cũng tăng.

Nhưng với một thời đại tiếp cận công nghệ dễ như hiện nay, với vô vàn tài liệu miễn phí thì chỉ cần có internet là có thể học được tiếng anh rồi.
Xem thêm: Tự học tiếng anh có thật sự khó? Cách học tiếng anh tại nhà hiệu quả

Ngành học

4. 5 bước định hướng đúng nghề nghiệp

Nếu chọn được ngành học phù hợp với nhu cầu xã hội, bạn sẽ đảm bảo được tương lai có một công việc ổn định sau khi ra trường. Và làm một công việc mà bản thân có niềm đam mê, yêu thích sẽ giúp mọi người vượt qua những khó khăn, áp lực và dễ dàng đạt được thành công trong nghề. Dưới đây là 5 bước để chọn đúng ngành học phù hợp :

Bước 1: Tìm hiểu bản thân và những điều kiện của bản thân

Chúng ta nên cân nhắc một số yếu tố để kỹ càng hơn trong lựa chọn ngành nghề của mình như sở thích, khả năng, cá tính, đam mê, …

Và sử dụng công cụ hỗ trợ để xác định ngành nghề phù hợp thông qua tính cách, sở thích của mình qua trắc nghiệm John Holland hay trắc nghiệm tính cách MBTI

Bước 2: Tìm hiểu nhu cầu xã hội

Việc học tập đúng là của bản thân thật nhưng cũng cần gắn với nhu cầu của xã hội, để đảm bảo được việc làm khi ra trường.

Bước 3: Lựa chọn ngành nghề phù hợp

Sau khi biết được bản thân mong muốn gì, phù hợp với công việc gì thì bước tiếp theo là chọn ngành học để gắn bó với mình những năm tiếp theo. Và cũng cần biết học ngành này xong mình sẽ làm nghề gì để có mục tiêu cụ thể, tránh sao nhãng việc học hành.

Bước 4: Chọn trường

Sau khi chọn được ngành học, cần tìm những nơi đào tạo ngành đó (từ trung cấp đến đại học), trường xét tuyển có khối tuyển sinh bạn học, địa điểm bạn mong muốn được học.

Và tìm hiểu về học phí, học bổng, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, tỷ lệ sinh viên có việc sau khi ra trường,… để có một danh sách những trường phù hợp.

Bước 5: Tìm hiểu thông tin chuyên sâu

Sau khi có được danh sách 3-5 trường phù hợp với bản thân, hãy tham gia group những trường này trên facebook để cập nhật thông tin, hiểu thêm về trường và nhận được những chia sẻ từ các sinh viên học từ đây.

Nên nhớ, hãy cởi mở và cũng kĩ càng để chọn được ngôi trường mà phù hợp với mình nhất. Và cũng không quên học tập thật nhiều và học tập có mục đích nhé.
Xem thêm: 6 phương pháp tự học đậu vào trường top cho học sinh cấp 3