Trưởng thành là gì? Tại sao chúng ta cần trưởng thành?
Thật khó để định nghĩa trưởng thành là gì? Vì quá trình trưởng thành của mỗi người không thể hiện qua ngoại hình, tuổi tác, địa vị hay giới tính mà chúng được biểu hiện qua cách suy nghĩ, hành động, lời nói và thái độ của bạn. Để hiểu một cách đúng nhất về khái niệm trưởng thành, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
1. Trưởng thành là gì?
Trưởng thành là gì? Theo tâm lý học, trưởng thành là người có khả năng thích ứng với mọi môi trường, nhận thức được chính xác thời gian, địa điểm để đưa ra cách hành xử đúng mực nhất. Người trưởng thành là người biết nên làm gì, làm như thế nào phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, nền văn hóa mà bạn đang sống.
Trưởng thành là một quá trình đường dài của mỗi người không phải dễ dàng có được trong ngày một ngày hai. Dưới góc độ khoa học, trưởng thành được phân tích theo 3 khía cạnh của con người:
- Trưởng thành sinh lý: Đó là sự phát triển về thể chất, ngoại hình, vóc dáng. Những người đến giai đoạn hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể được coi là đã trưởng thành mặt sinh lý.
- Trưởng thành tâm lý: Là sự trưởng thành trong suy nghĩ của mỗi cá nhân, biết điều tiết cảm xúc, làm chủ suy nghĩ và hành động đúng đắn.
- Trưởng thành văn hóa – xã hội: Đó là sự lương tâm, không đánh mất lương tri của mình trong mọi hoàn cảnh xã hội. Đồng thời cũng là sự quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh…

2. Dấu hiệu của người trưởng thành thực thụ
Trưởng thành không phải là đích đến mà là cuộc hành trình thu về cho con người ta những trải nghiệm đáng quý. Người trưởng thành sẽ có rất nhiều biểu hiện cả ngoại hình bên ngoài lẫn suy nghĩ nội tâm sâu sa bên trong.
Ngoại hình
Những người trưởng thành thường có gu ăn mặc khá gọn gàng, đơn giản với những gam màu trung tính, lịch sự và có hướng chỉnh chu, nhã nhặn. Ngoài ra, ở người trưởng thành, bạn sẽ thấy ở họ toát lên vẻ điềm tĩnh, cẩn trọng trong từng cử chỉ, lời nói. Người trưởng thành không còn thói quen nói năng vồ vập, thiếu suy nghĩ hay hành động cảm tính.

Tâm lý của người trưởng thành
Tâm lý của người trưởng thành thay đổi rõ nhất khi bạn bắt đầu biết nghĩ đến cảm xúc người khác, đặc biệt là bố mẹ mình. Bạn bắt đầu biết lo lắng cho sức khỏe, tuổi già và sự hạnh phúc của bố mẹ. Không còn vùng vằng giận dỗi hay cãi lời cha mẹ.
Thường xuyên nhớ về những trải nghiệm đã qua, hoài niệm về những mảng ký ức là dấu hiệu tâm lý thường thấy ở người trưởng thành. Đó có thể là một bản nhạc du dương hay tấm ảnh, câu chuyện về người bà mến thương cùng ngôi nhà nhỏ đơn sơ…
Khi chúng ta thật sự trưởng thành là lúc bạn nhận ra có hàng ngàn điều cần lo lắng. Thay vì rong chơi cafe hay lướt các trang mạng xã hội cả ngày dài một cách vô bổ thì giờ đây là sự nỗ lực làm việc, học tập không ngừng.
Và cuối cùng, khi trưởng thành, bạn sẽ thực sự biết mình là ai, hiểu đúng giá trị tiềm tàng của bản thân. Bạn thực sự biết mình muốn gì, cần làm những gì để có được hạnh phúc cho mình và những người thân yêu xung quanh.
3. Tại sao chúng ta phải trưởng thành?
Trưởng thành là gì mà ai cũng khao khát có được? Không ai là trẻ mãi không già hay cũng không ai là không phải đối mặt với sinh lão bệnh tử. Vì vậy, ai cũng phải lớn lên và già đi, đó là quy luật tự nhiên tất yếu không thể nào thay đổi.
Chúng ta không có cỗ máy thời gian của Doremon để quay ngược lại quá khứ đã qua. Vì vậy từng giây, từng phút trôi qua, bạn càng cần phải trân trọng chúng hơn bao giờ hết.
Chẳng ai muốn đánh mất đi sự ngây thơ, hồn nhiên mà bận với những lo âu, suy nghĩ cả. Nhưng cuộc đời vốn không bằng phẳng, vòng tay bao dung của bố mẹ có lớn cỡ nào cũng không thể che chở bạn suốt đời bởi giông tố cuộc đời. Vì vậy, bằng mọi trải nghiệm cá nhân của mình, bạn phải học cách trưởng thành.

4. Sự khác biệt lớn nhất giữa người trưởng thành và một đứa trẻ
8 điểm khác biệt rõ rệt nhất giúp bạn phân biệt một đứa trẻ mãi không lớn và một người thực sự trưởng thành, chín chắn.
- Khi trưởng thành thật sự, bạn bắt đầu biết quan tâm đến cảm nhận, suy nghĩ của người khác.
- Bạn dần có thể kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, không dễ dàng bộc phát ra ngoài một cách thiếu kiểm soát.
- Tính trách nhiệm chính là sự khác biệt rõ rệt nhất giữa trẻ con và người lớn. Khi thực sự trưởng thành, bạn có thể giải quyết mọi vấn đề của bản thân mà không cần nhờ cậy hay dựa dẫm vào người khác.
- Bạn biết mình thực sự muốn làm gì và cần làm gì
- Trưởng thành là gì? Trưởng thành chính là người dám đứng lên trước mọi vấp ngã, khó khăn, thử thách và coi đó là kỷ niệm quý giá
- Sự nhẫn nại, không vồ vập hay hiếu thắng chính là biểu hiện của sự trưởng thành.
- Hiểu được giá trị của sự cho đi và nhận lại
- Bạn có thể làm chủ được cuộc đời mình, có chính kiến, có mục tiêu và lý tưởng sống, không bị chi phối từ người ngoài. Đó chính là biểu hiện rõ nhất của trưởng thành là gì?

5. Làm sao để trở thành người trưởng thành?
Trưởng thành là gì? Làm sao để trở thành người trưởng thành thực thụ thì ít nhất bạn phải làm được 3 điều quan trọng dưới đây.
Kiềm chế cảm xúc
Trong cuộc sống, dường như ai cũng đều phải trải qua những chuyện không may, những tổn thương, hoạn nạn… Thay vì nổi một cơn tức giận, buông những lời trách móc thiếu kiểm soát để rồi lúc bình tâm mới thấy hối hận. Bạn bắt đầu biết lắng nghe ý kiến của người khác, hành xử một cách khéo léo và đúng mực hơn.
Không dựa dẫm vào người khác
Khi còn bé, bất kể việc tày đình nào cũng có bố mẹ đứng ra chịu trách nhiệm giúp bạn. Nhưng khi đã lớn đã thực sự hiểu trưởng thành là gì? Bạn cần học cách chịu trách nhiệm trước mọi sai lầm, hậu quả mà mình gây ra. Sẽ không vui vẻ gì khi bị tổn thương hay trách móc nhưng chắc chắn lần sau bạn sẽ làm chúng một cách chỉn chu và có trách nhiệm hơn.
Tâm lý vững vàng
Nhiều người trong chúng ta khi gặp phải chuyện không như ý là buông lời kêu thán, so sánh với những người xung quanh. Thậm chí buông xuôi, bỏ cuộc trước những khó khăn trước mắt. Đó chính là biểu hiện của người chưa thực sự hiểu được giá trị của trưởng thành là gì?
Vì vậy, hãy cố gắng học cách chấp nhận, không phàn nàn, không làm những chuyện vô nghĩa để tránh gây ảnh hưởng, liên lụy đến người khác. Nếu bạn có tinh thần cầu tiến, lạc quan, tích cực thì mọi việc dù khó khăn nhất đều có thể dễ dàng vượt qua.

Qua những chia sẻ trên, ta có thể thấy trưởng thành đôi khi chẳng hề liên quan tới tuổi tác hay ngoại hình. Thay vào đó là cách hành xử chín chắn, điềm tĩnh và biết suy nghĩ hơn cho người khác. Vì vậy, đừng ngại trải nghiệm mà bỏ lỡ những giá trị của trưởng thành là gì trong cuộc sống nhé!