critical thinking
BLOG Đời Sống Kiến Thức

Tư duy phản biện là gì? Kỹ năng cần thiết dành cho học sinh, sinh viên

5/5 - (1 bình chọn)

Tư duy phản biện là kỹ năng mềm cần thiết trong xã hội. Tranh luận để có kết quả tốt nhất, thể hiện qua những nguyên nhân, bằng chứng thuyết phục mọi người.

1. Tư duy phản biện là gì?

Từ trước đến nay, phản biện trong suy nghĩ của số đông là “tiêu cực và tìm ra lỗi sai để bới móc”. Khi bạn giải thích, phân tích cho mọi người, gia đình thì được xem là cãi bố mẹ, không ngoan.

Nhưng, thực chất phản biện là “phân tích, tranh luận và quan sát.”

Nghĩa là, kĩ năng tư duy phản biện giúp bạn có một cái nhìn đa chiều, phân tích, đánh giá cuộc tranh luận và nhìn nhận những sự việc chính xác, khám phá và vượt qua những giới hạn của bản thân bằng cách đưa ra chứng cứ, nguyên nhân cuối cùng bạn sẽ biết điều cuối cùng bạn tin tưởng, cần phải làm.

Tiêu chuẩn của tư duy phản biện được thông qua những điều sau:
  • Làm rõ thông tin bạn nhận được (Clarity)

Bước đầu, bạn phải nghe hiểu rõ thông tin mà người kia truyền tải, nắm bắt thông tin ngắn gọn, súc tích nhất.

  • Nắm được những chi tiết, nguyên nhân mà thông tin đưa ra (precision)

Điều này rất quan trọng trong tư duy phản biện. Khi gặp những vấn đề trong cuộc sống, hãy xác nhận tính đúng sai, tiêu cực hay tích cực, vấn đề bạn đang đối mặt là gì? Nó mang lợi ích gì? Điều này sẽ giúp lối tư duy của bạn được rành mạch, rõ ràng hơn đấy.

Một minh chứng cụ thể đó là Sherlock Holmes, một nhân vật của nhà văn Conan Doyle. Nhà văn nắm bắt rõ từng mạch truyện, đầu mối, bằng chứng chính xác đến từng milimet sau đó “gỡ rối” đưa đến kết luận cho mỗi cuộc phá án.

Điều này đã giúp ông ấy thành công, nhân vật Sherlock Holmes trở thành huyền thoại cho những tín đồ mê trinh thám.



  • Xác nhận thông tin được truyền tải đúng hay sai (accuracy)

Trong cuộc sống bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin, điều này sẽ mang đến tác hại to lớn nếu bạn không tìm hiểu kỹ. Do đó

Hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi quyết định. Bởi, nếu bạn chọn một thông tin sai sẽ dẫn đến quyết định sai.

  • Kiên định với suy nghĩ của mình

Điều này rất cần thiết trong tư duy phản biện, không có nghĩa là bảo thủ. Bạn phải tin tưởng quan điểm của mình đúng, trừ khi bạn thực sự bị thuyết phục bởi những bằng chứng của đối thủ. Đừng bảo thủ nhưng không được ngờ vực suy nghĩ của bản thân.

  • Đưa ra kết luận cuối cùng

Sau khi nắm chặt chẽ những chứng cứ, hiểu rõ từ nhiều góc độ. Hãy đưa ra kết luận cuối cùng của mình.

  • Sự thất bại

Bạn sẽ đúng hoặc sai, chẳng sao cả. Bạn đang nói lên quan điểm, suy nghĩ cá nhân của bản thân. Nếu đúng thì bạn đã giỏi hơn trong lĩnh vực nào đó, hoặc sai, bạn có một bài học cho mình.

critical thinking


2. Lợi ích việc học kỹ năng tư duy phản biện

Tư duy phản biện sẽ giúp bạn có một cái nhìn đa chiều, hạn chế sự thiển cận. Dùng suy nghĩ để đưa ra nhiều hướng giải quyết ở mọi góc độ.

Tư duy phản biện không khiến bạn trở nên chống đối quan điểm của người khác. Ngược lại, nó sẽ giúp bạn tôn trọng quan điểm của người khác để có hướng giải quyết tốt nhất.

Kỹ năng tư duy phản biện giúp bạn cải thiện những điều sau:

  1. Thỏa sức sáng tạo những điều bạn nghĩ đến
  2. Tự tin, ham học hỏi
  3. Phát triển khả năng giải quyết vấn đề
  4. Mở rộng mối quan hệ

Kỹ năng này thực sự rất cần thiết cho học sinh, sinh viên. Lên đại học, không chỉ học trên trường mà còn phải phát triển các kỹ năng mềm. Trang bị cho mình những kỹ năng mềm sẽ giúp bạn ra đời ổn định hơn, mau chóng có việc làm, dễ dàng học hỏi, giao lưu.

Xem thêm: Những kỹ năng tân sinh viên cần biết trước khi vào Đại học

3. 5 Tips giúp bạn cải thiện tư duy phản biện

Đưa ra câu hỏi (formulate your question)

Điều bạn đang tìm kiếm là gì? Hãy đặt câu hỏi “what”. Chẳng hạn như, nó đang nói đến vấn đề gì vậy? Sáng nay ăn gì? Bài tập này về cái gì?

Ví dụ: Tôi nên mua son gì?

Tổng hợp thông tin (gather your information)

Sau khi bạn đã đặt ra câu hỏi “what”, hãy bắt đầu tìm kiếm thông tin về nó.

Ví dụ: tìm kiếm thông tin về son như màu son, chất son, thương hiệu nào, tốt hay không, màu da….

Hãy tìm thật nhiều thông tin về sản phẩm bạn lựa chọn.


Sử dụng thông tin bạn có (apply the information)

Sau khi có đầy đủ thông tin, bạn sẽ làm gì tiếp theo khi mua son? Hãy nghĩ lại thử nào!

Có phải bạn sẽ chọn lọc những yêu cầu mình cần trong một cây son? Bạn cần gì? Màu son? Không khô môi, không lộ vân môi, son lì? Có rất nhiều dữ liệu bạn cần trong một cây son. Thật rắc rối nếu không phân chia nó.

Xem thêm: Tâm lý đã “ám thị” đến cuộc sống hằng ngày của bạn như thế nào.

Xem xét các dữ liệu (consider the implications)

Okay, sau khi đã chọn lọc những brand son hội tụ đủ những yêu cầu của bạn. Hiện tại, những cây son hãng nào vừa ý bạn? Black rouge? Mac? 3CE?

Ồ, rất nhiều, bạn tiếp tục phân vân “son này không khô môi, lì nhưng giá hơi cao với mình? hay mẫu này đẹp, giá ổn nhưng khô môi…” Vô vàn thứ khiến bạn đau đầu, vậy làm thế nào “how”?

Bạn xem trọng những yếu tố nào hơn? Là brand, chất son, giá tiền hay nhẹ, mỏng?

Hãy xem xét lại tất cả những yếu tố bạn cần, và sản phẩm nào thực sự ưng ý với bạn.

critical thinking


Tham khảo các quan điểm từ nhiều nguồn (Explore other points of view)

Cuối cùng, bạn muốn chắc chắn cây son ấy thực sự đúng với lời “đồn” hãy tham khảo nhiều nguồn như từ bạn bè, beauty blogger…. Có ít nhưng thực sự chất lượng nhé.

Tất cả sẽ giúp bạn đưa ra được cây son phù hợp với bản thân nhất.

Mình đưa ra ví dụ cụ thể là son để các bạn dễ hình dung nó, các vấn đề khác hãy làm tương tự như thế. Bạn sẽ có một cái nhìn đa chiều về một vấn đề. Giúp bạn đưa ra giải pháp tốt nhất một cách nhanh gọn và thông minh, nhưng không mất quá nhiều thời gian.

Mong những tips trên sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề đau đầu của bản thân trong cuộc sống.