Nguyên nhân dẫn đến sự ngông cuồng của giới trẻ hiện nay
MỤC LỤC
1. Mạng xã hội là nơi sản sinh ra vô số anh hùng bàn phím
Sự hình thành anh hùng bàn phím
Trong thời kỳ bùng nổ thông tin toàn cầu như hiện nay. Mỗi ngày, có hàng tỷ người truy cập vào mạng xã hội để làm việc, học tập, giải trí hay đơn thuần là trò chuyện với bạn bè.
Mạng xã hội giống như là thế giới thứ hai của mỗi người. Thế giới thật đôi khi chúng ta phải mang một lớp mặt nạ để tránh những rắc rối không đáng có. Còn thế giới ảo, nơi mạng xã hội mang mọi người đến với nhau và sống thật với tính cách của mình.
Chính vì đây là môi trường có thể thoải mái thể hiện quan điểm cá nhân mà không có bất kỳ rào cản nào. Nên mạng xã hội là nơi sản sinh ra vô số anh hùng bàn phím. Vậy anh hùng bàn phím là gì?
Anh hùng bàn phím là gì?
Anh hùng bàn phím là tập hợp những người thích thể hiện quyền uy, sự hiểu biết, khoe khoang thành tích của mình với những người sử dụng mạng xã hội khác.
Ví dụ trên tiktok, các “anh hùng” của chúng ta với câu cửa miệng như “google free”. Hoặc là cải lý, đến khi không còn lý để cái nữa thì “bạn là nhất”. Thật vớ vẩn.
2. Có đơn thuần là giải trí?
Ngoài các nội dung bổ sung kiến thức thì nội dung giải trí chiếm một mảng lớn người dùng mạng xã hội. Và các “anh hùng” của chúng ta thường đột kích vào mảng này để thể hiện kiến thức. Một sự nhầm lẫn có chủ ý.
Mặt tiêu cực
Với một nội dung giải trí thì vấn đề cần quan tâm là giải trí. Nhưng không, họ vào đấy để thể hiện cái tôi thượng đẳng của mình. Không những để hả hê cái tôi về đống kiến thức của mình, mà họ còn gây ra những cuộc tranh luận vô bổ.
Từ một kênh giải trí thông thường, bỗng trở thành cuộc chiến khốc liệt bằng bàn phím.
Họ không ngại sử dụng những từ ngữ thô tục chỉ để nhắm vào một cá nhân, tổ chức không cùng quan điểm với họ. Họ có thể buôn ra những câu từ vô cùng khó chịu chỉ để hạ bệ người khác.
Mặt tích cực
Mặt khác họ giống như một máy bơm, có khả năng thổi phồng những drama nhỏ trở thành đề tài bàn tán khắp nơi.
Ví dụ gần đây là chuyện sao kê từ thiện. Ban đầu không nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Nhưng nhờ sự thổi phồng của người dùng mạng xã hội mà chuyện này đã viral lên và được VTV đưa tin.
Ngoài ra trong các cuộc thi quyết định bằng lượt bình chọn của khán giả. Việt Nam chưa bao giờ lo lắng là sẽ rời khỏi những vị trí dẫn đầu.

Cái gì cũng có hai mặt, nhìn chung vấn đề này cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho chúng ta – những người thích hóng drama.
Đọc thêm: Bạn có đang ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội không?
3. Bí mật đằng sau sự ngông cuồng của các anh hùng bàn phím
Sự ngông cuồng dù ở bất cứ đâu cũng đều có nguyên do của nó cả. Phần lớn các anh hùng bàn phím đều thuộc lứa tuổi thiếu niên và vị thành niên. Đây là lứa tuổi có nhiều sự bốc đồng nhất.
“Thùng rỗng kêu to”
Đây là câu miêu tả chính xác trong trường hợp này. Họ là những thành phần có phần lớn thời gian trong ngày chỉ để rong chơi trên mạng xã hội.
Chính vì thế giới thực tại họ không có tiếng nói, thực lực. Cho nên họ mượn một nơi để xả cái tôi cá nhân của mình vào. Kết quả là, chúng ta thấy tràn ngập những vấn đề hết sức vớ vẩn trên mạng xã hội.
Đọc thêm: Làm sao để tự tin bỏ ngoài tai những lời người khác nói
Người dùng ẩn danh
Người dùng mạng xã hội chỉ chịu hình phạt từ chính sách của nền tảng đó. Ngoài ra chẳng ai có thể làm gì họ được.
Mạng xã hội được xem như một thế giới thứ hai. Họ là ai, chẳng ai biết. Họ ẩn danh. Và chính vì sự ẩn danh này mới thôi thúc sự ngông cuồng trong con người họ trỗi dậy. Họ không ngại buông ra những lời nói khó nghe chỉ để thỏa mãn bản thân.
Nhưng điều này sẽ sớm chấm dứt khi an ninh mạng bắt đầu phát triển để ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Ví dụ phổ biến nhất là việc tung tin thiếu chính xác về đại dịch Covid. Công an đã vào cuộc và xử lý hết những cá nhân, tổ chức tung tin giả làm hoang mang dư luận, nhằm trục lợi cho bản thân.
Nhìn chung, việc sử dụng mạng xã hội không xấu mà quan trọng là chúng ta sử dụng vào mục đích gì. Vì thế, chúng ta nên học cách sử dụng công cụ này một cách thông minh nhằm tránh những rắc rối xảy đến với mình cũng như cộng đồng.