Hội chứng Trypophobia
BLOG Kiến Thức Tâm Lý

Hội chứng sợ lỗ tròn “Trypophobia” là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

1. Hội chứng Trypophobia là gì?

Việc thấy các lỗ tròn trên các đồvật hay các con vật hàng ngày khiến cho bạn cảm thấy sợ hãi…Bạn có thể đã mắc hội chứng Trypophobia hay nó còn được gọi là hội chứng sợ lỗ.

Trong tiếng Hy Lạp thì “trypta” có nghĩa là lỗ hổng còn “phobos” có nghĩa là sợ hãi. Tuy nhiên thì không phải thuật ngữ này xuất hiện vào thời Hy Lạp. Nó được xuất hiện lần đầu trên 1 diễn đàn web vào năm 2005.

Hội chứng này có thể làm bạn ám ảnh với ngay cả những vật dụng mà chúng ta mà chúng ta thường dùng. Ví dụ như sợ những vật nhỏ như sợi tóc hay các đồ vật có họa tiết lỗ đốm,…Các nhóm vòng tròn càng nhiều và dày thì càng khiến cho họ càng cảm thấy khó chịu.

Theo một thống kê cho thấy khoảng 15% người trên thếgiới bao gồm cả nam và nữ mắc bệnh này. Hội chứng Trypophobia này thì đã xuất hiện trên một diễn đàn vào năm 2005. Tuy nhiên thì các nhà khoa học vẫn chưa công nhận nó là một chứng bệnh về rối loạn tâm thần. Thay vào đó, họ coi đây là một sự ghê tởm mà con người phản ứng thái quá trước nguy hiểm.

2. Biểu hiện của hội chứng sợ lỗ

Những người bị hội chứng sợ lỗ cho hay rằng họ cảm thấy ghê rợn, buồn nôn, chóng mặt khi thấy nhiều các lỗ tròn được xếp cạnh nhau ví dụ dép tổ ong hay các tổ mật ong nguyên chất.

Nhiều trường hợp sẽ biểu hiện:

  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Run rẩy
  • Nổi da gà
  • Đổ mồ hôi
  • Tim đập nhanh
  • Tăng huyết áp
  • Có thể xuất hiện ảo giác

Ngoài ra còn các biển hiện khác vẫn chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện ngoài các biểu hiện nêu trên thì nên đến tìm bác sĩ để được giải đáp.

Những người mắc hội chứng này có thể xuất hiện các biểu hiện như vậy vài lần trong ngày, tuần. Trong một số trường hợp nỗi sợ không bao giờ biến mất.

Xem thêm: Erotomania là gì? hội chứng hoang tưởng người khác cũng yêu mình

3. Nguyên nhân của hội chứng sợ lỗ

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của hội chứng sợ lỗ là do não bộ bị quá tải. Cụ thể, theo giáo sư tâm lý theo Paul Hibbard tại ĐH Essex (Anh), những lỗ tròn trên bề mặt làm cho mắt cảm thấy khó chịu làm cho khu vực phân tích không thể làm việc hiệu quả.

Vì thế để có thể xử lý được thông tin thì não bộ cần nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, với một số người việc này khiến não sẽ bị quá tải và làm cơ thể phản ứng lại như buồn nôn, chóng mặt,…Việc cơ thể có những phản ứng như vậy để ngăn mắt nhìn những hình ảnh như vậy.

Hội chứng Trypophobia

Tuy nhiên thì một nghiên cứu khác của các nhà khoa học lại cho rằng, hội chứng sợ lỗ là do não bộ phản ứng lại để bảo vệ cơ thể. Bởi vì những loài độc vật nguy hiểm trên hành tinh đều có hoa văn có lỗ trên da như rắn hổ mang, cá lóc.

Ngoài ra các bệnh như là thủy đậu hay sởi, hắc lào đều có những vòng tròn trên da. Vì vậy ,não bộ đẩy chúng ta tránh tiếp xúc với chúng.

Theo như các nhà nghiên cứu cho rằng những người mắc hội chứng này thường là gặp nhiều lo âu, trầm cảm, bất an. Nếu kéo dài sẽ dẫn tới suy giảm chức năng và có khả năng xuất hiện ám ảnh cưỡng chế.

Một số các nguyên nhân của Trypophobia

  • Dép tổ ong
  • Đài sen
  • Quả lựu
  • San hô
  • Bọt biển
  • Quả dưa hấu
  • Bong bóng

Các động vật lưỡng cư, động vật có vú hay côn trùng hoặc các sinh vật có đốm da thì đều có thể gây ra hội chứng Trypophobia.

4. Phương pháp điều trị hội chứng Trypophobia

Liệu pháp tâm lý

Hãy tìm đến với bác sĩ tâm lý để giải quyết để được tư vấn về phương pháp điều trị bằng liệu pháp tâm lý hiệu quả nhất. Việc tiến hành liệu pháp tâm lý sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn khi nhìn thấy những hình ảnh như vậy. Đặc biệt là nếu xuất phát từ sợ hãi và ám ảnh thì sẽ cảm thấy bệnh được cải thiện.

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc cần có toa của bác sĩ tâm lý. Không được tùy ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Thông thường thì thuốc ít được sử dụng để điều trị Trypophobia chỉ trừ trường hợp phản ứng quá mạnh. Đây cũng không phải giải pháp lâu dài để điều trị.

Đối với hội chứng Trypophobia thì việc điều trị bằng liệu pháp tâm lý được ưu tiên hơn là dùng thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể tự kiểm soát tại nhà bằng cách thư giãn hay liệu pháp tâm lý. Nên thực hiện lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, tránh xa các chất gây kích thích.

Điều trị bằng việc tiếp xúc

Việc điều trị bằng tiếp xúc là để cho người bệnh từ từ thích nghi với các hình ảnh như vậy. Người bệnh nên tiếp xúc từ ít đến nhiều, từ bé đến vừa. Sau thời gian tiếp xúc lặp đi lặp lại thì cơ thể sẽ không còn những phản ứng mãnh liệt như lần đầu. Và có thể làm chủ trước những hình ảnh nhỏ hơn.

Xem thêm: ADELE – Hội chứng ám ảnh tình yêu khiến giới trẻ “sợ yêu”