Các kỹ năng để trở thành nhân viên Pr chuyên nghiệp
BLOG Đời Sống Kiến Thức

PR là viết tắt của từ gì? Vai trò quan trọng của quan hệ công chúng trong kinh

5/5 - (1 bình chọn)

1. Sơ lược về ngành PR ( Public relation )

Ngành PR hay còn gọi là quan hệ công chúng, là một trong những mảng thuộc Marketing. Nhu cầu thị trường thường xuyên thay đổi không ngừng nghỉ. Từ đó lĩnh vực thuộc PR là nắm bắt hành vi khách hàng, xây dựng cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Chuyên ngành quan hệ công chúng được định nghĩa tối giản như các hoạt động của cá nhân hay tổ chức. Nâng cao vấn đề hiểu biết và sự nhận thức đúng đắn về doanh nghiệp đối với đối tượng bên ngoài.

Các công việc dành cho nhân viên PR

Đối với một ngành nghề theo lối tư duy hướng ngoại như này, thì nhân viên cũng cần những tố chất như linh hoạt, hoạt ngôn dễ gây thiện cảm. Nhân viên PR không chỉ là cầu nối giữa công ty và khách hàng. Mà cũng là cầu nối giữa các phòng ban trong công ty khi có sự kiện được diễn ra. 

Lĩnh vực cốt lõi của nhân viên quan hệ công chúng là truyền tải thông tin, kiến thức đến khách hàng của công ty cũng như truyền thông. Để từ đó dần hoàn thành sứ mệnh xây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Trong doanh nghiệp, nhân viên PR thường đảm nhận những vị trí như: 

  • Tổ chức sự kiện : hội thảo, ngày lễ đặc biệt của công ty, event,..
  • Xây dựng chiến lược, chiến thuật quảng bá thương hiệu doanh nghiệp.
  • Khảo sát, phân tích biến động thị trường
  • Chịu trách nhiệm về mảng truyền thông, báo chí, tin tức.
  • Chạy chiến dịch dài và ngắn hạn cho công ty.

Cơ hội việc làm của ngành quan hệ công chúng luôn nằm ở mức cao. Chính vì điều đó rất nhanh ngành này đã chiếm ưu thế trong lựa chọn ngành học của các bạn sinh viên. Với môi trường năng động, luôn vận động để tạo ra năng suất phù hợp với thị trường. Ngành PR đòi hỏi bạn có tính kiên trì cao, tỉ mỉ trong quy trình làm việc. 



PR có phải là quảng cáo ?

Quảng cáo và PR luôn chiếm lĩnh vị thế quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nhưng chúng không phải là một, và cho đến nay vẫn còn rất nhiều người hiểu lầm về vấn đề này. 

Quảng cáo: đối với mọi người thì quảng cáo không còn quá xa lạ. Doanh nghiệp tung ra chiến dịch quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty mình đến với khách hàng. Thông qua đó nắm bắt hành vi khách hàng, đưa sản phẩm vào thói quen sinh hoạt, nhận thức của khách hàng. Mục tiêu của quảng cáo là hướng tới những khách hàng tiềm năng. Với phong cách viết thì quảng cáo thường hướng đến sự vui tươi, dí dỏm, lời kêu gọi hành động.

Public Relation: PR sẽ chú trọng xây dựng và tăng trưởng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cộng đồng ngoài doanh nghiệp. Về cầu nối mà PR tạo nên sẽ giúp có lợi cho đôi bên.  PR sẽ dùng phong cách viết lịch thiệp, tạo chiều sâu cho bài viết. Từ đó dần tạo nên ấn tượng đối với người đọc. PR không giống như quảng cáo trả tiền. Doanh nghiệp sẽ không can thiệp được sự xuất hiện của bài đăng, cũng như về thời lượng và hình ảnh đi kèm.

Những kỹ năng cần thiết để trở thành một “dân chuyên” trong ngành



Các kỹ năng để trở thành nhân viên Pr chuyên nghiệp
Các kỹ năng để trở thành nhân viên Pr chuyên nghiệp

Bạn yêu sự sáng tạo, bạn luôn nhìn mọi thứ với ánh mắt độc đáo, mới lạ. Hay bạn luôn có ý tưởng táo bạo, luôn hứng thú mới những quảng cáo trên TV. Bạn luôn muốn chia sẻ ý kiến, đóng góp những nội dung nhằm giới thiệu doanh nghiệp cho cộng đồng. Hơn nữa là bạn luôn là người cẩn thận trong mọi kế hoạch đưa ra. Những yếu tố này đang gợi ý cho bạn về những tố chất một nhân viên lĩnh vực  PR nên có và cần trau dồi thêm.

Vốn dĩ việc truyền tải thông điệp chưa bao giờ là dễ dàng. Nên trong quá trình tác nghiệp yêu cầu bạn phải thật tập trung và theo đúng yêu cầu kế hoạch. Cảm nhận tốt cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong chuyên ngành PR.  Bạn có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi xung quanh, để từ đó nắm bắt được hành vi xã hội phục vụ cho công việc của mình.

Sau đây là một vài kỹ năng bạn cần trang bị khi muốn tiến xa với ngành quan hệ công chúng.

  • Các kỹ năng về thực hành như: nghiên cứu, viết lách, phân tích thị trường, trình bày và viết báo cáo.
  • Kỹ năng quan hệ về giao tiếp tốt: biết lắng nghe, thiết lập mối quan hệ nhanh chóng.
  • Kỹ năng chuyên môn : hoàn thành công việc đúng hạn, kỹ năng làm việc nhóm ổn định, lên kế hoạch làm việc.
  • Có phẩm chất tốt, yêu nghề và luôn đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu.
  • Sử dụng được các công nghệ tiên tiến như: máy móc, phần mềm.
  • Nắm vững kiến thức trọng tâm của nghề.



2. Vai trò của PR trong doanh nghiệp

Khi một doanh nghiệp được hình thành, thì phải đi đôi với sự phát triển qua tháng năm. Muốn đứng càng vững thì phải có một vị thế vững chắc trong tâm trí của xã hội nói chung hay người tiêu dùng riêng. Chuyên ngành PR là một công cụ giúp doanh nghiệp làm tốt điều đó. Việc quan hệ công chúng không còn là quá xa lạ. Hầu hết các công ty đều sử dụng phương pháp này để gia nhập vào thị trường. 

Trong quá trình quảng cáo đang gây chán ghét đối với người tiêu dùng. Thì PR lại mang giá trị cốt lõi, trọng tâm giúp người tiếp thu không bị khó chịu. Hơn hết là không gây nhàm chán. PR sẽ xây dựng doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng qua những ý nghĩa tốt đẹp. Tạo dựng một doanh nghiệp có văn hóa tốt. Là nơi đáng tin cậy để thu hút nhân lực cũng như là khách hàng.

Xây dựng thương hiệu thông qua sự phát triển của quan hệ công chúng

Tạo lợi thế trong sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ công chúng
Tạo lợi thế trong sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ công chúng



3 bước để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thông qua sự phát triển của quan hệ công chúng.

Tăng độ tin cậy cho doanh nghiệp 

PR là một công cụ hữu ích để tạo ra làn sóng mới cho doanh nghiệp. So với việc quảng cáo sản phẩm trên những trang báo đại trà, không chính thống. Thì việc lựa đăng bài PR trên những lĩnh  vực uy tín hay đưa những thông điệp gửi gắm qua bài nhạc, bộ phim lại hiệu quả hơn rất nhiều. Quảng cáo dễ gây ấn tượng nhưng lại không chinh phục được lòng tin của người tiêu dùng. Còn khi đã định vị được thương hiệu sau quá trình PR thì sẽ thúc đẩy được hành động mua hàng, lựa chọn về phía doanh nghiệp của mình.

Chi phí

Vì là tiếng nói của bên thứ ba, nên mang ý nghĩa khách quan. Từ đó chi phí để chạy chiến dịch PR cũng ít tốn kém hơn quảng cáo rất nhiều. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng cân nhắc khi lựa chọn cách để xây dựng thương hiệu cho mình.

Tuyển dụng được nguồn nhân lực ưu tú

Qua quá trình định vị được thương hiệu. Thì tìm nhân lực để đồng hành cùng doanh nghiệp luôn là yếu tố ưu tiên. Với tâm lý người tìm công việc, thì mọi người có xu hướng lựa chọn những doanh nghiệp uy tín và có tiếng tăm. Đặc biệt là việc đãi ngộ tốt với nhân viên. PR giúp đưa nhân viên gần với doanh nghiệp, tạo niềm tin với nhau. Hợp tác cùng phát triển.

Bài viết trên đã giúp bạn hình dung rõ về ngành PR , giúp bạn định hướng được những gì cần làm. Và PR làm được gì cho doanh nghiệp của bạn. Qua đây, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa công dụng của quan hệ công chúng.