Những cách ứng xử với lời chỉ trích
MỤC LỤC
1. Lời chỉ trích là gì
Trước khi biết được cách ứng xử thì chúng ta cần hiểu được nghĩa của nó. Bình thường khi nghe về lời chỉ trích chúng ta thường nghĩ ngay đến việc tiêu cực. Nhưng những lời chỉ trích được xem là động lực để chúng ta phát triển.
Lời chỉ trích còn gọi là lời phê bình là những lời lẽ họ nói ra để bảo vệ bản thân khi họ cảm thấy không an toàn. Con người chúng ta thường buông những lời chỉ trích để bảo vệ cái sai của mình. Bạn nên biết rằng trong cuộc sống này chúng ta sẽ gặp rất nhiều lời chỉ trích. Nhưng bạn nên tin rằng người chỉ trích bạn là người đang ở thế phòng thủ bạn mới là thế chủ động.
2. Tác hại của lời chỉ trích
Những lời chỉ trích đôi khi chính người nói không biết lời nói của mình gây ra tác hại gì. Cứ nói mà không nhìn toàn diện vấn đề dần dần đó cũng trở thành thói quen mà không hay.
Chỉ đơn giản là việc ngồi với bạn bè thường mang những sai lầm của mọi người ra bàn tán và phán xét. Họ nghĩ thế là sẽ nâng được bản mình lên. Để che đi những khuyết điểm của bản thân mà chẳng biết bản thân mình đang trở nên ích kỷ.
Ai trong cuộc đời đi đến với thành công của mình mà không mắc ít nhiều những sai lầm. Vậy mà họ chỉ nhìn vào một khía cạnh mà buông ra những lời chỉ trích. Làm cho những người khác phải nghi ngờ xem con đường mình chọn đã thật sự đúng đắn hay chưa.
- Bây giờ chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng những bình luận tiêu cực hay chỉ trích có thể xuất hiện trên khắp mọi nơi trên mạng xã hội. Mọi người cứ làm theo số đông mà chẳng quan tâm đến nó có giống chúng ta thấy hay không. Rất nhiều người làm việc liên quan đến giải trí đã từ bỏ đi mạng sống của mình. Bởi vì không chịu được những áp lực dư luận gây ra.
- Những lời chỉ trích, phê phán tưởng vô hại nhưng đã làm cho biết bao nhiêu người bị mắc bệnh trầm cảm hay không còn tự tin vào bản thân mình nữa.
- Lâu dần khi nghe những lời chỉ trích sẽ ảnh hưởng tới việc chúng ta phát triển. Nặng hơn là việc mất đánh giá những thứ xung quanh. Cũng không biết sở thích của mình có phù hợp hay không.
3. Những tác dụng của lợi ích mang lại
Nếu không hiểu hết được những lời phê bình của mọi người. Nhiều khi chúng ta cảm thấy thật chán ghét và xem lời phê bình đó là lời căm thù. Nhưng hãy suy nghĩ lại xem đó thật sự là không đúng sao.
- Ai cũng muốn nhận được những lời khen khi mình làm tốt một việc nào đấy. Nhưng bên cạnh đó cũng cần những lời phê bình, góp ý. Để chúng ta biết được mình cần bổ xung hay không và có thể làm tốt hơn trong lần sau.
- Khi bạn làm đúng một bài văn nào đấy được cô giáo khen “em làm tốt lắm” thì mình cũng vui lắm chứ. Bởi vì đã làm đúng một phần nào đấy trong bài. Nhưng thay vì thế nếu cô bảo em nên chỉnh sửa một vài chỗ. Thì cũng đừng buồn bởi đấy là lời góp ý mong bạn tốt hơn.
- Với chúng ta khi nghe lời khen thì cũng đừng ngủ quên đi mà quên đi những mục tiêu ban đầu bạn đặt ra. Nên bởi vậy bên cạnh lời khen thì cũng cần những lời phê bình để mình còn cố gắng.
- Những lời chỉ trích, phê bình giúp chúng ta nhìn được một vấn đề với nhiều khía cạnh của nó. Và biết suy nghĩ ra nhiều vấn đề hơn.
- “Lời phê bình của người khác có thể làm tổn thương tôi, nhưng nó cũng giúp tôi cải thiện tâm trí và biến những tác phẩm của mình trở nên xuất sắc hơn nữa.”. – Tác giả truyện đình Harry Potter, J. K. Rowling đã từng chia sẻ như vậy. “Nếu tôi từ bỏ sau khi bị 12 nhà xuất bản liên tiếp từ chối, đứa con đẻ Harry Potter của tôi sẽ không có 60 bản dịch trên khắp thế giới, 4 kỷ lục doanh số hàng tỷ đô tuyệt vời như vậy.” Nếu như không có những lời chỉ trích hay phê bình thì cũng chẳng có người tạo động lực trên con đường này.
Những lần tới nếu như ai nói ra lời chỉ trích bạn thì hãy đón nhận nó và hãy nói “Cảm ơn vì đã chỉ ra sai lầm của tôi chứ bạn không nhìn tôi đi vào thất bại”.
4. Cách ứng xử với những lời chỉ trích
Ai cũng có những phương pháp giải quyết khác nhau. Nhưng tôi nghĩ rằng những điều cơ bản dưới đây bạn nên biết chắc về chúng.
- Bình tĩnh: Đầu tiên nên hít sâu một hơi để lấy lại bình tĩnh cho bản thân. Khi bình tĩnh bạn mới có khả năng lắng nghe chứ không phải xắn tay áo lên cãi cọ với họ.
- Lắng nghe và im lặng: Cố gắng lắng nghe nhiều điều trong vấn đề nhất để có cái nhìn tổng thể hơn về sự việc.
- Đưa ra những câu hỏi dễ hiểu: Trước tiên bạn nên hiểu vấn đề của câu hỏi đề phản bác một cách chính xác nhất.
- Hỏi ý kiến: Cần hỏi rĩ xem vấn đề của mình ở đau nhưng cũng không cố làm hài lòng nhưng người khác. mà cần xem lại mục tiêu của bản thân để tiếp thu có chọn lọc.
- Xem xét: Xác định xem người chỉ trích, phê bình chúng ta là họ muốn tốt hay chỉ là ghen ghét nói ra những lời che đậy.
Hãy nhìn lại cách ứng xử của bạn và xem mình có bỏ qua ý tốt của mọi người không. Đừng nghĩ chỉ trích, phê bình là không tốt mà hãy tiếp nhận nó một cách có chọn lọc.
Written by Trịnh Dung