Người cầu toàn và những góc khuất thầm kín
Trong bất kỳ cơ quan, tổ chức nào thì người đứng ở chức vị cao luôn sở hữu tính cách cầu toàn. Tính cách ấy luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao và khắt khe trong công việc. Và thúc đẩy bản thân họ làm hết mình để đạt được mục tiêu đó. Nhờ thế, họ có thể vươn cao và bay xa hơn trong công việc.
Tuy nhiên, điều gì cũng tồn tại cả hai mặt, tích cực và tiêu cực, ưu điểm và nhược điểm trong nó. Tính cầu toàn giúp đem lại thành công và danh tiếng cho các nhà lãnh đạo. Nhưng quá cầu toàn hay cầu toàn do rối loạn thần kinh sẽ khiến một người bình thường trượt dài trong nỗi lo lắng, hỗn loạn về tinh thần.
MỤC LỤC
1. Tính cầu toàn là gì?
Cầu toàn là một tính cách trong mỗi con người. Sẽ có người bộc lộ nó, để nó chiếm hữu tâm lý. Nhưng cũng có người chiếm hữu được nó và biến nó thành thế mạnh của mình.
Người theo chủ nghĩa cầu toàn, hay chủ nghĩa hoàn hảo, là người theo đuổi xu hướng hoàn thành mọi thứ một cách hoàn hảo. Họ tự đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn cao cho mọi chuyện, từ đời sống cá nhân, công việc cho đến các mối quan hệ, gia đình. Và luôn thúc đẩy bản thân đạt được mục tiêu một cách hoàn mĩ.
Tuy nhiên, mặt khác của tính cách này là người cầu toàn do rối loạn thần kinh.
Người rối loạn thần kinh cầu toàn luôn mắc chứng lo âu, sợ hãi với những sự việc mà họ không làm tốt hoặc không thể thỏa mãn theo ý muốn được. Họ không dễ dàng để sống thực với bản thân, mà luôn ép bản thân phải tuân theo một lý tưởng phi thực tế nào đó. Và điều này dẫn đến họ luôn bị căng thẳng, bất an và lo lắng. Thường xuyên đẩy bản thân đến vượt giới hạn cho phép. Vì vậy cả về tinh thần và thể chất đều có sự tổn hại.
2. Biểu hiện của một người cầu toàn
Những người cầu toàn nói chúng đều sẽ có những biểu hiện nhất định. Theo tiến sĩ Randy Frost từ trường Smith College, Massachusetts đã tìm ra được 5 đặc điểm chung của người cầu toàn.
2.1. Bị ám ảnh bởi những lỗi lầm
Đối với người bình thường, khi bị chỉ trích họ sẽ có xu hướng một là chấp nhận, soi xét lại bản thân, hai là nổi giận và phản bác lại và ba là làm lơ đi. Còn với người cầu toàn thì khác. Họ dễ dàng trở nên lo âu, sợ hãi trước những lời nhận xét tiêu vực. Và họ lo sợ rằng người khác sẽ nghĩ xấu về họ.
Chính vì điều đó, họ thường dè dặt hơn với việc tìm kiếm sự giúp đỡ hay lời nhận xét từ người khác. Nói một cách tổng quát hơn nghĩa là họ sợ mắc những lỗi lầm hay là bị ám ảnh bởi chúng. Một khi xảy ra sai lầm nào, dù là nhỏ nhất, tâm lý sẽ trở nên bất an, lo lắng rằng người khác sẽ đánh giá xấu về họ. Hay cho rằng họ không có năng lực, khả năng gì.
Điều này sẽ càng nghiêm trọng hơn với những người mắc chứng rối loạn cầu toàn. Những hành động của họ dễ bị mất kiểm soát hơn bình thường. Dẫn đến việc lo âu tột độ, càng khiến họ tránh xa các lời khuyên và những lời khen chê hữu ích.
2.2. Luôn có tiêu chuẩn cá nhân cao
Điều này có lẽ đã được nhiều người biết đến. Người theo chủ nghĩa hoàn hảo luôn đặt ra những chuẩn mực, tiêu chuẩn cao cho bản thân. Và ép buộc bản thân phải làm được điều đó kể cả có tốn sức lực và thời gian đi nữa.
Khi nói đến tiêu chuẩn của người cầu toàn một cách lành mạnh, họ sẽ đặt ra các mục tiêu tốt cho sức khỏe, đời sống. Chẳng hạn như ngủ sớm, ăn uống lành mạnh, công việc phải được hoàn thành theo những phương pháp, trình tự nhất định,… Nói tóm lại, việc có tiêu chuẩn cao và cố gắng đạt được nó là một cách tốt để phát triển bản thân.
Tuy nhiên, đối với người cầu toàn do rối loạn thần kinh thì đây như một thứ vũ khí “giết” người. Họ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Vì vậy bất kỳ giới hạn nào họ đặt ra mà không được thỏa mãn, họ sẽ dễ trở nên hậm hực, khó chịu và lặp đi lặp lại điều đó cho đến khi thực hiện được. Đây là cơ sở cho việc mắc các chứng bệnh rối loạn thần kinh, ám ảnh cưỡng chế,…
2.3. Khao khát thỏa mãn kỳ vọng ba mẹ
Mong muốn thỏa mãn kỳ vọng của ba mẹ hầu như trong thâm tâm ai cũng đều có. Và khi nói đến người cầu toàn thì có thể thấy 9/10 người đều có khao khát này. Có thể xuất phát từ việc lúc bé, các bậc phụ huynh luôn đặt kỳ vọng cao cho con mình. Và mong ước con có thể thành danh, có một cuộc sống hạnh phúc.
Nhưng ít ai biết rằng, việc này nếu thể hiện một cách thái quá. Hay nói cách khác là bạo lực và la mắng để con nghe lời. Thì nó sẽ khiến tâm lý của những người trẻ còn thiếu chín chắc trở nên sai lệch. Con trẻ sẽ dần quen với việc theo đuổi kỳ vọng của ba mẹ và việc tự tạo ra tiêu chuẩn cao cho chính mình.
Và tính cầu toàn lúc này được thể hiện một cách rõ rệt bằng cách đẩy bản thân lao động, học tập như kỳ vọng ba mẹ. Dù cho có đạt đến giới hạn về sức khỏe. Người khác nhìn vào sẽ nghĩ họ đang cố gắng học tập và điều đó là tốt. Nhưng với bản thân, thì họ chỉ đang làm những việc được cho là phải làm mà không hề có chủ đích nào cả.
2.4. Lo sợ sự chỉ trích từ ba mẹ
Gần giống với việc ám ảnh với những lỗi lầm. Nỗi lo sợ sự chỉ trích từ người thân cũng khiến họ trở nên lo lắng và sợ hãi. Khi người cầu toàn theo đuổi những kỳ vọng từ ba mẹ mình, sẽ đi kèm với những lo lắng bất an nếu họ không thể đạt được kỳ vọng đó.
Với những đối tượng này, rất có khả năng khi còn nhỏ, họ thường xuyên bị trừng phạt do không đáp ứng được yêu cầu từ ba mẹ. Đây sẽ là những dấu ấn sâu đậm với họ, nó hằn sâu vào tiềm thức. Khiến họ không thể thoát ra khỏi nỗi sợ bị chỉ trích cho dù đã bước ra khỏi độ tuổi thiếu niên.
Họ biểu hiện một cách rõ rệt sự lo lắng, căng thẳng và bất lực khi làm sai một điều gì đó mà khiến ba mẹ khó chịu. Vì họ nghĩ rằng mình sẽ bị quở trách, sẽ không thể nào vươn tới được yêu cầu cao của người lớn.
2.5. Thiếu tin tưởng vào hành động bản thân
Không có niềm tin hay thường xuyên nghi ngờ về hành động của chính mình cũng là một đặc điểm nổi bật khác của người cầu toàn. Đơn giản là vì họ luôn muốn việc mình làm phải được hoàn thiện một cách hoàn mĩ. Nên mọi công đoạn đều phải thật chỉnh chu, tỉ mỉ và không được có sai sót.
Nhưng bạn biết đấy, sai sót là điều rất khó tránh khỏi. Nên việc có sai lầm trong một việc gì đó là điều rất bình thường. Người cầu toàn thì không nghĩ thế. Như đã nói, họ lo sợ và ám ảnh bởi những lỗi lầm. Nên họ luôn làm việc một cách kỹ càng, hay đúng hơn là không dám quyết định vì lo sợ những sai lầm mà họ có thể mắc phải.
Chính vì điều đó, ngoài việc thiếu tin tưởng vào hành động của chính mình. Thường xuyên không đưa ra quyết định dứt khoát mà dành thời gian để tìm thêm cách hay phương pháp khác hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, điều này lại gây ra một đặc tính xấu khác đó là sự thiếu quyết đoán.
Xem thêm: Hoài Nghi Bản Thân – Do Bạn Hay Mọi Người Xung Quanh
2.6. Sự gọn gàng và ngăn nắp
Người cầu toàn luôn được biết là người luôn cố gắng để đạt được tiêu chuẩn cao của mình. Họ muốn bản thân có thể kiểm soát được mọi thứ theo chuẩn mực riêng. Điều này cũng phần nào thể hiện ở tính gọn gàng và ngăn nắp.
Khi bạn đến phòng hay nhà của một người cầu toàn, rất có thể bạn sẽ choáng ngợp với cách bài trí tỉ mỉ và ngăn nắp của họ. Và bạn cũng không nên thay đổi vị trí của vật gì trong nhà nếu không có sự cho phép của họ. Vì điều đó có thể khiến họ không vui cho lắm.
Tuy nhiên thì điều này không có nghĩa là người ngăn nắp sẽ theo chủ nghĩa cầu toàn. Đôi khi có người thích sự gọn gàng vì họ ưa thích điều đó mà thôi.
3. Góc khuất của một người quá cầu toàn
Bất kể sự việc gì cũng đều có hai mặt của nó. Khi nói đến tính cầu toàn cũng thế. Một bên là cầu toàn theo kiểu lành mạnh và một bên là do rối loạn thần kinh như đã đề cập ở phía trên.
Và nó cũng tồn tại những góc khuất, những nhược điểm của việc cầu toàn quá mức. Điều này luôn được nhận thấy ở người cầu toàn rối loạn thần kinh.
3.1. Công việc không đạt hiệu suất cao
Nếu cho rằng công việc cần hoàn thành cần phải đạt 100% hiệu suất. Người bình thường có thể hoàn thành nó với lượng công sức và thời gian phù hợp. Nhưng khi nói đến người cầu toàn do rối loạn, họ lại phải tốn thời gian và công sức gấp nhiều lần so với người bình thường. Nhưng chỉ đạt được 20-30% mức độ hoàn thành công việc.
Nghe có vẻ mâu thuẫn với nhiều người. Vì bạn hẳn sẽ nghĩ người cầu toàn sẽ hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, đạt 100% công suất. Tiếc là điều đó sẽ đúng với người cầu toàn lành mạnh. Còn người cầu toàn do rối loạn thần kinh thì không.
Vì họ quá chú tâm vào tiểu tiết, quá tỉ mỉ đến mức vượt quá thời lượng cho phép. Dẫn đến sự chậm trễ và hao hụt hiệu suất đáng kể. Họ dần trở thành người tham công tiếc việc. Và sẵn sàng hy sinh vốn thời gian của mình cho những việc không quá đỗi cần thiết. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe và các mối quan hệ của họ.
3.2. Quyết định một cách chần chừ
Chần chừ trong việc ra quyết định hay nói cách khác là sự thiếu quyết đoán. Cũng là một trong những nhược điểm của người cầu toàn quá mức. Họ luôn muốn hoàn thành công việc thật hoàn hảo. Đồng nghĩa với việc họ sẽ dành nhiều thời gian để tìm ra những giải pháp hiệu quả hơn.
Không hay là việc này lại càng khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn. Vì có vô vàn các cách giải quyết khác nhau. Nếu không thể chọn một cái phù hợp mà liên tục tìm những con đường khác. Sẽ chỉ khiến công việc thêm trì trệ và không thấy đích đến.
Do đó, công việc đơn giản cũng trở nên phức tạp trong mắt của người cầu toàn. Mỗi một nước họ đi đều yêu cầu phải suy nghĩ thật kỹ càng và chắc chắn. Càng suy nghĩ và suy nghĩ, họ lại dễ rơi vào vòng lặp và khó lòng thoát ra được. Thói chần chừ sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Và có ảnh hưởng vô cùng xấu trong đời sống công việc.
3.3. Thiếu tầm nhìn bao quát sự việc
Một góc khuất nữa mà ít người biết đến về nhược điểm của người cầu toàn. Bạn sẽ nghĩ người cầu toàn luôn chăm chú nhìn nhận vấn đề. Vì họ luôn muốn kiểm soát được chúng. Tuy vậy, với người mắc chứng rối loạn cầu toàn thì họ quá chú tâm vào những chi tiết nhỏ lẻ. Dẫn đến sự thiếu tầm nhìn tổng thể của sự việc, còn được gọi là tật “cận thị”.
Nếu họ muốn nhắm đến một chức vụ cao hơn, hướng đến vị trí lãnh đạo. Thì nhược điểm này sẽ là một bức tường lửa, cản trở con đường thành danh của họ. Một nhà lãnh đạo phải là người nắm được tổng quát công việc. Và hiểu rõ tầm quan trọng của toàn bộ kế hoạch. Thay vì chỉ chú tâm vào một ngóc ngách nhỏ nào đó, thì việc tập trung vào cả quá trình mới là điều nên làm.
Ví dụ điển hình như việc họ quan trọng về kết quả của công việc hơn là nhìn nhận cả quá trình cần phải làm gì để đạt được kết quả đó. Hoặc một người đàn ông chỉ quan trọng việc có được người bạn gái hơn là hành trình gây dựng tình cảm với người con gái ấy.
3.4. Tự tạo rào cản cho sự phát triển
Phát triển ở đây bao gồm cả việc phát triển bản thân, kinh nghiệm, công việc và đời sống. Người cầu toàn do rối loạn luôn có xu hướng thực hiện các công việc và hoạt động cá nhân theo khuôn đã được tạo ra sẵn. Chính điều đó gây cản trở quá trình phát triển của bản thân họ. Trong khi người ta đang ngày một thăng tiến, thì họ vẫn đang lo sợ những nỗi sợ huyễn hoặc, không có thật.
Họ e ngại và dè dặt với những điều mới, cơ hội mới. Họ lo lắng rằng bản thân sẽ không thể kiểm soát được những sự việc đó. Và điều đó thì đi ngược lại với chủ nghĩa mà họ đang theo đuổi. Vì vậy rất khó để người cầu toàn bước ra khỏi cái “hộp” mà chính mình đã tạo ra. Dù không ai bắt ép, thì họ vẫn ru rú mình trong chiếc “hộp” ấy. Với họ, đó chính là nơi an toàn nhất.
Nhưng điều đó thật sự sai lầm, cũng có câu “nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất”. Họ càng trốn sâu trong chiếc hộp càng tự mình ngăn cản những cơ hội phát triển. Chỉ khi con người ta chịu mở rộng cánh cửa của cơ hội, đón nhận nó dù cho có những khó khăn trắc trở đang trực chờ. Bằng không cơ hội vẫn ở đấy nhưng cánh cửa thì đóng chặt, chiếc khóa cũng bị gài sẵn. Nhưng khóa nằm phía trong, việc họ cần làm chỉ là mở khóa và đón nhận điều mới. Chỉ có những trải nghiệm, những thứ mới mẻ mới có thể giúp họ vững vàng và phát triển.
3.5. Sức khỏe xấu và tinh thần kiệt quệ
Một điều nữa mà người bị rối loạn thần cầu toàn thường phải chịu đó là sức khỏe kém. Và tinh thần lúc nào cũng suy sụp. Khi bạn bắt gặp một người say sưa với công việc, nhưng lúc nào cũng trông yếu ớt, thiếu sức sống thì rất có thể họ đang mắc chứng cầu toàn rối loạn tinh thần. Do họ thường là người tham công tiếc việc. Nên lúc nào cũng đặt công việc lên hàng đầu nhưng lại hay bỏ bê bản thân mình.
Tinh thần của họ là thứ đầu tiên bị tác động và dễ trở nên nặng nề nhất. Bất kỳ chuyện gì xảy ra mà không đúng với khuôn phép của họ. Điều đầu tiên cảm nhận được sẽ là sự tức giận, không bằng lòng. Và muốn thực hiện lại cho đến khi đạt ý nguyện. Tuy nhiên, do tinh thần đã bị ảnh hưởng, rất có thể họ sẽ tiếp tục không làm tốt được điều mình muốn. Lúc bấy giờ, tinh thần sẽ càng trở nên dằn vặt và nặng nề hơn.
Tiếp đến là vấn đề sức khỏe. Tinh thần bị ảnh hưởng thì chắc chắn sức khỏe sẽ không tránh khỏi các tác hại khôn lường. Do yêu cầu phải thỏa mãn tiêu chuẩn bản thân, mà họ buộc chính mình phải liên tục làm việc và làm việc. Sẵn sàng hy sinh thời gian sinh hoạt cá nhân như ăn uống và nghỉ ngơi để đạt được mục đích của mình. Càng kéo dài thì tình trạng sẽ càng nặng nề hơn. Họ sẽ dễ mắc các chứng biến ăn, rối loạn giấc ngủ và nhiều hơn thế nữa.
3.6. Khó khăn trong tạo lập mối quan hệ
Người cầu toàn gần như sẽ chỉ quan tâm đến những việc họ phải làm, quan tâm cá nhân họ. Và trở nên vô cảm với các mối quan hệ xã hội. Họ tự mình tránh xa khỏi nó. Vì có thể họ cho rằng công việc và ước muốn của chính mình cần thiết hơn là việc tạo lập mối quan hệ. Suy nghĩ này đối với họ mà nói thì họ đang tự cô lập bản thân mình.
Không những vậy, những người xung quanh cũng sẽ không mấy ai muốn kết thân với một người vô cảm, cứng nhắc và quá mức thận trọng như thế. Họ càng xây bức tường cao hơn thì càng có nhiều người rời bỏ họ đi. Dù cho đó có là người trong gia đình, hay những người bạn thân nhất đi nữa.
Đây không phải là điều một người muốn thành công nên hướng đến. Thành công trong cuộc sống là khi họ đạt được ước muốn, có được gia đình yêu thương, bạn bè quý mến, đồng nghiệp tôn trọng,… Đó mới chính là lúc chạm đến được sự thành công.
Xem thêm: 6 Cách Trở Thành Người Khéo Ăn Nói