nỗi sợ chỉ trích
BLOG Kiến Thức Tâm Lý

NHỮNG NỖI SỢ CẢN TRỞ BƯỚC TIẾN TỚI THÀNH CÔNG CỦA BẠN

5/5 - (4 bình chọn)

Những nỗi sợ luôn tồn tại trong mỗi người chúng ta. Và ta phải thừa nhận rằng không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Có người có thể vượt qua, đối mặt với nỗi sợ hãi của riêng mình. Kết quả là họ trở nên tự tin, có ý chí đương đầu. Họ dám thách thức những khó khăn và từ đó, họ đạt được những thành tựu của riêng mình. Tuy nhiên, cũng lại có những người cứ ôm nỗi sợ ấy và sống với nó suốt cả cuộc đời mà không thử một lần thử thách bản thân vượt qua nó.

Và bạn, liệu bạn sẽ “Dám” thử thách và trải nghiệm để đối mặt với những thách thức trên bước đường thành công ấy chứ?

1. Nỗi sợ bị người khác đánh giá và phán xét

Bạn đã từng có một ý tưởng, một quan điểm nhưng bạn lại không dám nói ra.

Bạn muốn thay đổi bản thân để thử một phong cách mới nhưng cuối cùng là bạn vẫn sợ.

“Liệu mình nói như vậy có sao không?”

“Lỡ nói sai thì sao đây?”

“Trước giờ mình toàn mặc đồ bộ. Bây giờ chuyển sang mặc đầm thì hơi kì nhỉ.”

Kể từ khi nào, ta lại tự cho người khác cái quyền phán xét chúng ta. Ta tập trung quá nhiều vào người khác mà không tập trung vào bản thân mình. Người phán xét bạn đôi khi cũng chỉ là người lướt qua cuộc đời bạn và có lẽ sau này bạn cũng không bao giờ gặp lại.

Vậy lý do gì mà ta cứ mải vấn vương bởi một tá suy nghĩ trong đầu mà không thực hiện những ước mơ và hoài bão của riêng mình?

Bởi lẽ, phần lớn chúng ta có xu hướng tập trung vào cái mất hơn là cái ta sẽ nhận được nếu chúng ta dám làm và dám thay đổi. Điều đáng sợ hơn không phải là người khác chỉ trích ta ra sao mà là ta đã vội từ bỏ khi chưa có bất kì sự cố gắng nỗ lực nào.

Vậy sao ta không suy nghĩ sự việc theo một khía cạnh tích cực hơn.

“Khi mình dám bày tỏ ý kiến và suy nghĩ của mình thì sẽ ra sao?”

“Sáng kiến của mình sẽ thật độc đáo. Chẳng những giúp ích được cho tổ chức mà có khi mình sẽ được sếp trọng dụng và thăng chức.”

“Mặc một chiếc đầm mới thì sao chứ. Mình sẽ thử một phong cách mới, biết đâu nó sẽ phù hợp với mình.”

Như thế đấy, khi nhìn sự việc theo khía cạnh tích cực và tập trung vào bản thân thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Không chỉ thế, ta cũng sẽ tận dụng và nắm bắt được nhiều cơ hội trong cuộc sống hơn.

nỗi sợ chỉ trích

2. Nỗi sợ bước ra khỏi vùng an toàn

Làm một việc theo thói quen hẳn là sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức. Chính xác là thế, con người ta thường xuyên làm theo bản năng bởi những lối sống thường nhật. Nhưng ở một khía cạnh nào là do “Bạn đã quen ở trong vùng an toàn của chính mình”.

Lựa chọn tự động ấy hay đó chính là lựa chọn an toàn. Ở vùng an toàn đó, bạn cảm thấy thoải mái và nắm quyền kiểm soát về mọi việc. Nhưng nếu cứ trong mãi trong cái tầm hiểu biết hạn hẹp ấy thì bạn sẽ không thể nào phát triển được.

Rồi khi bạn chập chững bước ra khỏi vùng thoải mái của mình thì sao?. Đó chính là cảm giác “Lần Đầu”. Ta sẽ đối mặt với những bỡ ngỡ, trống rỗng, trôi dạt bởi dòng kiến thức mới mà bản thân trước đó chưa từng trải qua. Ở đó đôi lúc, ta sẽ thiếu sự tự tin vào bản thân mình. Thêm vào đó, ta sẽ hay viện cớ và không có chính kiến về những việc mình làm. Vì thế, ta sẽ tự trấn an bản thân bằng những câu nói:

“Thôi việc này không phù hợp với mình”

“Mình không thể làm được đâu .”

Qua đó, ta hãy nhìn nhận lại và chỉ ra một sự thật rằng: “Cái đang cản trở bạn chính là bản thân bạn. Không ai có thể ngăn bước nếu bạn thật sự cố gắng và nỗ lực để thực hiện mục tiêu của mình.”

Xem thêm: Hoài nghi bản thân – do bạn hay mọi người xung quanh

3. Nỗi sợ thất bại

Sự hoàn hảo – nó là một khái niệm không có thật bởi không có cái gì là 100% cả. Tất cả mọi thứ đều có khuyết điểm, những thiếu sót.

Vậy nên tại sao chúng ta lại đợi đến lúc hoàn hảo để làm một điều gì đó?

Phải chăng ta sợ thất bại, làm sai, làm không tốt. Và ta vẫn cứ làm mà không có một mục tiêu gì cụ thể cả. Nó chẳng khác nào việc “Học mà không hành”. Và kết quả là, nó sẽ rất vô nghĩa và tốn thời gian của chính bạn.

nỗi sợ thất bại

Có thể là sẽ có rủi ro và thất bại đấy. Nhưng từ những vấp váp đầu đời, những thất bại đầu tiên ấy. Nó sẽ trở thành bàn đạp để ta có động lực khám phá và tìm tòi nhiều điều mới . Bên cạnh đó, việc vượt qua nỗi sợ sẽ là tiền đề của nhiều thành công sau này.

4. Nỗi sợ đối mặt với chính mình

Từ giờ, hãy ngừng nói rằng bản thân chúng ta không đủ tốt, mà là chúng ta đang ở trên hành trình để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Hãy tự thành thật với bản thân rằng chúng ta còn nhiều thiếu sót và cần học hỏi nhiều hơn nữa.

Đừng khi nào cũng tự trách bản thân mình sao tệ thế, nó chỉ góp phần làm tâm trạng của bạn tệ hơn và một sự thật hiển nhiên xảy ra tiếp theo đó chính là bạn không làm được gì và cái sự tự phán xét bản thân ấy sẽ càng làm cản trở bước đường chinh phục được những thành tựu mới của bạn.

Bên cạnh đó, ta cũng đừng quá tự cao vào bản thân mà không chịu học hỏi, kiến thức mênh mông như biển cả. Không phải cái gì ta cũng biết rồi nên việc học cách chấp nhận bản thân sẽ là một điều thiết yếu cần làm để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức và càng ngày sẽ càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

HÃY HÀNH ĐỘNG ĐỂ VƯỢT QUA NỖI SỢ

Nếu còn đang chần chừ thì hãy ngay lập tức bắt đầu vào những mục tiêu, những đam mê mà bản thân đã ấp ủ bao lâu nay do “Nỗi Sợ” đang lấn át trong bạn.

Hãy cứ tiếp tục chinh phục những điều mới. Đồng thời, hãy tin chắc một điều rằng “trái ngọt đầu tiên” sẽ xuất hiện. Từng bước một, bạn sẽ gặt hái được những kiến thức và kỹ năng mới. Sau đó, bạn sẽ ngày càng trưởng thành hơn, mở rộng vùng hiểu biết của mình hơn. Dần dần từ đấy, bạn sẽ tìm được mục đích sống, dám đặt mục tiêu, dám sống có ước mơ và chinh phục hoài bão của riêng mình. Cuối cùng sau những nỗ lực bỏ ra, bạn sẽ sống một cuộc đời ý nghĩa và đáng sống hơn.

Xem thêm: Mách bạn 5 bí kíp để vượt qua mọi nỗi sợ hãi