3 Loại hình du lịch sinh viên nên thử trước khi ra trường
Ở thời đại hiện nay du lịch không chỉ để giải trí. Đó là một cách để tận hưởng cuộc sống, nó giúp ta nâng cao nhận thức về thế giới quan cũng như góp phần thúc đẩy bản thân phát triển theo hướng tích cực. Đặc biệt là đối với sinh viên thời nay.
Nếu bạn đang là sinh viên hãy cùng Aly Ngân tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC
1. Sinh viên có nên đi du lịch?
Người ta thường nói thanh xuân là những chuyến đi. Khi lên đại học ta có 4 năm thanh xuân với bạn bè, trường lớp. Khoảng thời gian đó không quá ngắn để ta phải tiếc nuối, cũng không quá dài để ta lãng phí.
Ở cái tuổi mà ta có thể tự do học hỏi, ưa khám phá và thích dịch chuyển, muốn được trải nghiệm cuộc sống bên ngoài, luôn có tinh thần tiếp thu kiến thức mới để phát triển bản thân hoàn hảo.
Hơn nữa những lợi ích mà du lịch mang lại là rất cần thiết đối với một sinh viên như là:
- Giúp sinh viên có thêm nhiều trải nghiệm thú vị đáng nhớ
- Có cơ hội giao lưu, mở rộng vốn hiểu biết
- Bổ sung kiến thức
- Củng cố đời sống tinh thần
- Tạo điều kiện phát huy lợi thế bản thân trong chuyến đi
- Tạo dựng niềm tin yêu vào cuộc sống
- Nhận biết giá trị bản thân
- Ý thức được trách nhiệm bản thân đối với xã hội
- Nâng cao sức khỏe
- Có kinh nghiệm cho những chuyến đi sau.
Chính vì vậy, sinh viên nên đi du lịch ít nhất 1 lần trong 4 năm đại học. Tuy nhiên, không phải đi lúc nào cũng tốt. Vậy làm thế nào để có một chuyến đi đạt được tất cả giá trị trên?
2. Loại hình du lịch mà sinh viên nên trải nghiệm trước khi ra trường
Dựa trên nhu cầu sở thích Việc lựa chọn đúng loại hình du lịch sẽ giúp ta có một chương trình du lịch hoàn hảo.
2.1. Du lịch sinh thái cộng đồng
Đây là một loại hình du lịch mới nổi trong những năm gần đây rất được du khách trong và ngoài nước yêu thích.
- Tham gia loại hình này sinh viên được tham quan tìm hiểu các bản làng dân tộc, các làng nghề thủ công, các giá trị truyền thống.
- Trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa.
- Ở trong các homestay
- Giao lưu văn nghệ và thưởng thức ẩm thực đặc trưng
- Khám phá nghiên cứu về hệ sinh thái, đa dạng sinh học tại điểm
Sinh viên quá đó có thể hiểu rõ hơn, hòa nhập hơn với cộng đồng, lưu giữ nét đẹp trong văn hóa, tăng thêm tình đoàn kết dân tộc và nâng cao ý thức việc bảo vệ môi trường.
2.2. Du lịch thiện nguyện
Loại hình du lịch thiện nguyện kết hợp nhiều hình thức nhắm đến mục tiêu hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Điểm đến là những vùng cao, những nơi hoang sơ, nơi đồng bào dân tộc thiểu số, những nơi còn khó khăn.
Ngoài tham quan khám phá các điểm tham quan theo người dân địa phương, thưởng thức món ăn dân dã thì còn được tham gia các hoạt động tập thể như:
- Tổ chức liên hoan, hoạt động vui chơi và trao tặng quà cho trẻ em, người dân
- Tham gia các hoạt động công ích tại điểm đến
- Đưa trẻ đến trường …
Giúp sinh viên mở mang tầm mắt, làm đẹp cho cv, nâng cao tinh thần đồng đội, gắn bó và biết sẻ chia trong cuộc sống.
2.3. Du lịch khám phá kết hợp học tập, nghiên cứu chuyên đề
Loại hình cuối cùng chính là loại hình phụ thuộc vào nhu cầu trải nghiệm bản thân và các yêu cầu về ngành đang theo học mà lựa chọn chuyên đề phù hợp.
Sinh viên không chỉ tham gia vào hoạt động vui chơi trải nghiệm mà còn đi đôi với hoạt động học tập nghiên cứu.
Hình thức kết hợp này giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết và áp dụng kiến thức thực tiễn, có thêm kinh nghiệm thực tế và bài học giá trị.
Đa phần trong các chuyến đi, sinh viên đều ưu tiên vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, checkin chưa chú trọng đến tiếp nhận các giá trị khác tại điểm đến.
Vậy nên để đạt được những lợi ích nêu trên và có được chuyến đi trọn vẹn bạn nên chọn tour trọn gói ngắn ngày hay dài ngày tùy vào mục đích và túi tiền của bạn. Khi chọn tour trọn gói bạn chỉ cần chọn thời gian và chuẩn bị hành trang và một tinh thần học hỏi để tiếp nhận được nhiều thứ hơn trong chuyến đi.
Xem thêm: Nên đi du lịch tự túc hay đi tour
3. Thời điểm thích hợp cho một chuyến đi
- Là sinh viên thì không có thời điểm nào thích hợp bằng các dịp lễ, tết
- Ngoài ra có kì nghỉ hè
- Thời gian nghỉ sau khi thi xong học kì.
- Thời gian cho các hoạt động ngoại khóa.
Tốt nhất là năm 2 trở lên khi đã quen với cuộc sống của sinh viên.
Xem thêm: Những điều cần biết khi đi du lịch
4. Cách để có một chuyến đi tiết kiệm và hiệu quả
- Lên ý tưởng kế hoạch chủ động cho các chuyến đi.
- Đề xuất ý tưởng cho lớp, khoa đưa vào môn học có liên quan..
- Kết hợp với các hoạt động ngoại khoa.
- Chọn thời điểm đi vào mùa thấp điểm.
- Không mất quá nhiều tiền vào đồ mang theo.
- Không tốn tiền mua quà lưu niệm.
Xem thêm: tips để có được chuyến đi đáng nhớ