rối loạn lo âu xã hội
BLOG Kiến Thức

Hội chứng Rối loạn lo âu xã hộ (Social Anxiety Disorder)

5/5 - (2 bình chọn)

Social Anxiety Disorder là bệnh về tâm lý,có những biểu hiện sợ hãi, lo lắng khi giao tiếp xã hội và trước những tình huống thông thường.

1. Hội chứng Social Anxiety Disorder (Rối loạn lo âu xã hội) là gì?

Hội chứng Social Anxiety Disorder là một loại bệnh về tâm lý. Rối loạn lo âu xã hội hay còn gọi là ám ảnh xã hội là tình trạng bệnh lý sức khỏe tinh thần. Đó là nỗi sợ hãi, lo lắng dai dẳng và mãnh liệt khi bị người khác theo dõi và đánh giá. Social Anxiety Disorder gây ra nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến công việc, học tập, sinh hoạt hằng ngày. Nó thậm chí gây khó khăn đến kỹ năng giao tiếp, kết bạn và giữ gìn mối quan hệ.

2. Biểu hiện của Rối loạn lo âu xã hội

Social Anxiety Disorder gây ra nhiều biểu hiện khác nhau cho bệnh nhân, cụ thể:

Biểu hiện cảm xúc, hành vi

  • Cảm thấy thật lo lắng và khó khăn khi ở bên người khác, đặc biệt là những người mà họ chưa biết, cũng như gặp khó khăn khi nói chuyện với họ mặc dù họ ước có thể
  • Rất lúng túng trước mặt người khác và cảm thấy xấu hổ và khó xử
  • Rất sợ người khác đánh giá mình
  • Tránh xa những nơi có đông người
  • Sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ

Đối với trẻ em, chúng có biểu hiện tương tự như người lớn bằng những biểu hiện như khóc, giận dỗi, chạy trốn, ôm bám lấy cha mẹ, không chịu giao tiếp với người lạ.

Biểu hiện của Rối loạn lo âu xã hội là sợ hãi, lo lắng cực độ trong một thời gian khi giao tiếp. Tuy nhiên, không phải bất kì tình huống nào có biểu hiện như vậy cũng là rối loạn lo âu xã hội.

Xem thêm: Những mẹo giao tiếp thông minh giúp bạn thu phục lòng người

Biểu hiện thực thể

  • Đỏ mặt, đổ mồ hôi, run rẩy, cảm thấy nhịp tim nhanh hoặc cảm thấy “đầu óc trống rỗng”
  • Cảm thấy buồn nôn hoặc đau bụng
  • Thể hiện tư thế cơ thể cứng nhắc, ít giao tiếp bằng mắt hoặc nói với giọng quá nhẹ nhàng
  • Tiêu chảy
  • Căng thẳng cơ bắp

3. Cách để vượt qua nó

Rối loạn lo âu xã hội khiến cho bệnh nhân giảm kỹ năng giao tiếp, gặp nhiều tình trạng lo lắng, sợ hãi khi nói chuyện trực tiếp với người lạ, thuyết trình trước đám đông.

rối loạn lo âu xã hội
rối loạn lo âu xã hội

Trị liệu bằng liệu pháp tâm lý

Trước tiên, bạn nên đến và nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ khám và hỏi về tiền sử sức khỏe của bạn để đảm bảo rằng một vấn đề thể chất không liên quan không gây ra các triệu chứng của bạn. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học hoặc cố vấn. Bước đầu tiên để điều trị hiệu quả là chẩn đoán, thường là do bác sĩ chuyên khoa tâm thần thực hiện.

Rối loạn lo âu xã hội thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý (đôi khi được gọi là liệu pháp “nói chuyện”), thuốc hoặc cả hai. Nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn để họ đưa ra cách điều trị tốt nhất cho bạn.

Tư vấn tâm lý giúp cải thiện các tình trạng, triệu chứng cho hầu hết các bệnh nhân mắc phải hội chứng rối loạn lo âu xã hội. Trong quá trình trị liệu, bác sĩ sẽ giúp bạn nhận ra và học cách thay đổi những suy nghĩ tiêu cực. Bạn có thể tự tin đối phó với các tình huống xấu,  tăng cường và phát triển kỹ năng giao tiếp, bớt sợ hãi, lo lắng khi đứng nơi đông người.

Trị liệu bằng hành vi nhận thức

Không bỏ cuộc khi điều trị chưa đạt hiệu quả, hoặc không cho kết quả nhanh chóng. Bạn cần kiên trì để trị liệu, phương pháp này sẽ giúp bạn học cách kiểm soát bản thân. Ngoài ra bạn có thể kiểm soát sự lo lắng, sợ hãi thông qua hơi thở, thư giãn thoải mái và suy nghĩ tích cực hơn.

Trị liệu từ thói quen sinh hoạt

Một thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp bạn đối phó với hội chứng rối loạn lo âu xã hội:

  • Ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, hạn chế đồ uống chứa nhiều cafein, cồn. Cân bằng ăn uống bằng cách chọn thực nhiều nhiều chất xơ, ít chất béo
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, đặc biệt là thiền và yoga
  • Đi ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Tập suy nghĩ tích cực

Xem thêm: Hội chứng rối loạn ăn uống là gì? Biểu hiện và cách khắc phục

Bài viết này mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có những biểu hiện tương tự thì bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt tích cực, hiệu quả để tránh gặp những tình huống xấu.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này.