Tachophobia
BLOG Kiến Thức

Hội chứng sợ tốc độ( Tachophobia)? Nguyên nhân và cách khắc phục?

5/5 - (2 bình chọn)

1. Hội chứng sợ tốc độ ( Tachophobia) là gì?

️Từ “ Tachophobia” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ‘taches’ có nghĩa là ‘tốc độ’ và ‘phobos’ có nghĩa là nỗi sợ hãi hoặc ác cảm sâu sắc.

Tachophobia là chứng bệnh mà người mắc có nỗi sợ hãi về những đồ vật chuyển động nhanh. Hoặc bị cản trở về tâm lý khi làm một việc nào đó nhanh. Hội chứng sợ tốc độ được xem là một nỗi sợ phổ biến, rất nhiều người đã gặp phải. Tuỳ theo mức độ ám ảnh, tình trạng sức khỏe mà nó tác động lên mỗi người là  khác nhau nhưng chắc chắn là tiêu cực.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến Tachophobia?

 Di truyền

Rất nhiều các nghiên cứu cho thấy, chứng sợ tốc độ có thể được di truyền từ cha mẹ sang cho con cái. Giả sử cha mẹ mắc bệnh tâm thần hoặc có chứng rối loạn lo âu thì khả năng con của họ mắc chứng sợ hãi tốc độ là rất lớn.

 Trải qua một cú sốc lớn

Hầu hết mỗi chúng ta ai cũng đã trải qua những đau thương trong cuộc sống, những vết thương có thể được chữa lành bằng thời gian, bằng lời khuyên của mọi người. Tuy nhiên có những cú sốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của bản thân.

Ví dụ như bạn bị tai nạn xe, sau khi trải qua khiến cho bản thân bị sốc nặng và tự nhiên bạn cảm thấy sợ hãi khi phải di chuyển bằng xe cộ, luôn có cảm giác sẽ bị ngã bất cứ lúc nào. Những trường hợp như vậy có tỷ lệ mắc chứng sợ tốc độ rất cao.

3. Biểu hiện đặc trưng của chứng sợ tốc độ

Có rất nhiều biểu hiện tiêu cực khi mắc chứng sợ tốc độ. Tùy theo tình trạng bệnh mà cấp độ sợ là khác nhau.

  • Đại não bị phóng đại khiến cho các chuyển động xung quanh diễn ra nhanh đến chóng mặt, bạn cảm thấy căng thẳng, suy nghĩ lung tung  và không biết phải xử lý như thế nào
  • Khi ngồi trên xe để di chuyển, bạn luôn cảm thấy lo lắng và bất lực tim đập nhanh như bị dồn nén ở ngực
  • Luôn di chuyển một cách chậm chạp
  • Thậm chí một số người còn sợ phải nhìn người khác ăn hay phải nói chuyện với ai đó.

Tachophobia4. Khó khăn mà người bệnh phải đối mặt

Ghét những chuyển động nhanh sẽ là một cản trở rất lớn đối với người bệnh. Họ sẽ khó thích nghi với môi trường sống. Họ ghét những nơi tấp nập người qua lại, thậm chí ghét phải trò chuyện với người khác. Đều này làm cho tình trạng bệnh nặng hơn thậm chí còn có nguy cơ mắc chứng trầm cảm

Dễ bị stress và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần

5. Cách khắc phục

 Học cách đối mặt

Để vượt qua nỗi sợ phi lý về tốc độ, điều quan trọng nhất bạn cần làm là đối mặt với nó. Nếu bạn sợ phải đi xe, hãy thử nó bằng tốc độ chậm nhất có thể. Rồi từ từ khi quen dần, bạn sẽ cảm thấy nó không đáng sợ như mình nghĩ. Đừng cảm thấy xấu hổ, tự ti, hãy kiên trì lên rồi quyết tâm nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp.

Tạp chí Doanh nhân đã từng viết  “một trong những cách chắc chắn nhất để vượt qua nỗi sợ hãi của bạn và phát triển lòng can đảm cần thiết để đến được nơi bạn muốn.” Sự nỗ lực của bạn ngày hôm nay sẽ là nguồn năng lượng tích cực cho một cuộc sống tràn ngập lo lắng và bất lực của mình.

Đọc thêm : Hội chứng rối loạn ăn uống là gì? Biểu hiện và cách khắc phục

Tập Yoga

Có rất nhiều bài tập Yoga giúp giảm stress và căng thẳng. Đây là một biện pháp hoàn hảo giúp người mắc chứng sợ tốc độ thả lỏng bản thân, giải tỏa sự áp lực, sợ hãi và tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể

Hiện nay trên Youtube có rất nhiều video hướng dẫn tập yoga với rất nhiều công dụng khác nhau. Hoặc nếu có thời gian hãy đăng ký ngay cho mình một lớp học trực tiếp. Các buổi học trực tiếp với giáo viên có chuyên môn sẽ hiệu quả và an toàn hơn.

 Ngồi thiền

Có một  tư thế ngồi thiền đúng để cho đầu óc của ta thư giãn nhất là liều thuốc tinh thần hữu ích giúp giảm chứng sợ hãi rất nhiều.

Đến bác sĩ tâm lý

Nhằm có được phương pháp trị liệu tốt và an toàn nhất. Người bệnh nên đi khám bác sĩ tâm lý.

Hiện nay các bác sĩ tâm lý đã và đang áp dụng các liệu pháp:

– ️ Liệu pháp hành vi nhạy bén

–  Hypnotherapy và NLP hoặc lập trình ngôn ngữ thần kinh

Đây là hai phương pháp điều trị giúp người bệnh đối mặt với nguồn gốc của nỗi sợ. Hai phương pháp đã được các chuyên gia nghiên cứu, thử nghiệm. Đã có những đánh giá tích cực từ các bệnh nhân. Mọi người có thể tìm hiểu nhé.

Đọc thêm: Làm thế nào để tự ti “tích cực”