Vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica của Facebook Vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica của Facebook
BLOG

Chúng ta luôn đòi hỏi sự riêng tư nhưng lại thích “chụp màn hình”

Rate this post

Bất cứ gì bạn chia sẻ trên mạng xã hội đều có thể vượt xa hơn bạn tưởng tượng. Nó hoàn toàn có thể dẫn đến những tác hại khôn lường. Những lời thiếu cẩn trọng trên mạng xã hội đã khiến nhiều người nổi tiếng nhận hàng loạt chỉ trích.

Chính vì vậy các cộng đồng trực tuyến nhỏ hơn, thân thiết hơn, nơi các cuộc trò chuyện không bị công khai đã được sử dụng nhiều hơn. Những không gian riêng tư hơn này thường có quản trị viên hoặc người kiểm duyệt quản lý. Các tin nhắn hay bài đăng được tạo trong đó sẽ không thể được xem hoặc chia sẻ với những người không thuộc nhóm đối tượng này.

Tuy nhiên, những không gian này vẫn chưa được bảo mật tuyệt đối bởi một yếu tố chủ quan. Đó chính là: chụp ảnh màn hình.

1. Chia sẻ ảnh chụp màn hình đã trở thành một điều bình thường trong đời sống

Ảnh chụp màn hình lưu lại một khoảnh khắc nào đó gợi cảm xúc hay những sự kiện quan trọng.

Mỗi ngày, thật không khó để bắt gặp những bức ảnh chụp màn hình khi lướt mạng xã hội. Từ những bình luận hài hước đến những đoạn hội thoại tin nhắn đều có thể được chụp lại.

Hiện nay, việc chia sẻ ảnh chụp màn hình được coi là hành vi kỹ thuật số bình thường.

Mỗi chúng ta đều có những không gian trực tuyến riêng tư khác nhau. Có những người thì chụp màn hình để lưu lại đó, nhưng có người chụp lại rồi chia sẻ cho bạn bè hoặc thậm chí là đăng lên mạng xã hội.

Những bức ảnh chụp lại các cuộc trò chuyện đó có thể khiến chúng ta cảm thấy thích thú, giải trí hoặc cũng có thể là nguyên nhân tạo nên những cuộc “drama”.

Đã có nhiều nhóm kín đặt ra quy định rằng không chia sẻ bài đăng trong nhóm ra bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều thành viên vẫn bất chấp chia sẻ với người khác bằng những bức ảnh chụp màn hình.

2. Hành động này đang vô tình xâm phạm đến sự riêng tư

Sự phổ biến của việc chụp màn hình đồng nghĩa với việc sự riêng tư cũng đang dần mất đi.

Chúng ta đều mong muốn bảo vệ sự riêng tư trong giao tiếp cá nhân. Tuy nhiên, những gì người nhận dữ liệu làm với chúng lại nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Ví dụ về vụ bê bối liên quan đến Cambridge Analytica. Họ đã thu thập một cách không hợp lệ những thông tin nhận dạng cá nhân của 87 triệu người sử dụng Facebook.

Vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica của Facebook Vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica của Facebook

Xem thêm: Tâm sự với người lạ – sợ và thương

Hay việc chia sẻ với ai đó, dù là người mà bạn tin tưởng, đều có thể phản tác dụng. Theo Slate chia sẻ, một cuộc điều tra đã chỉ ra chính bạn gái Lauren Sanchez của nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos đã làm lộ tin nhắn và hình ảnh giữa họ khi cô chia sẻ ảnh chụp màn hình với anh trai của mình.

Có lẽ các bạn cũng hiểu những gì được chia sẻ trong một cuộc trò chuyện kín sẽ đi xa tới đâu khi nó bị lan truyền.

3. Phản ứng của giới trẻ trước “tin đồn” ra mắt tính năng thông báo khi chụp màn hình

Tính năng thông báo khi chụp màn hình

Ứng dụng nhắn tin Snapchat áp dụng tính năng thông báo khi chụp màn hình. Việc các ứng dụng khác không có tính năng này không phải là do vấn đề về kỹ thuật. Thực tế, việc cập nhật thêm tính năng như vậy vào các nền tảng không phải là điều quá khăn đối với các nhà điều hành.

Trong khi Snapchat đã áp dụng tính năng này thì mạng xã hội Việt Nam thỉnh thoảng lại lan truyền thông tin Messenger của Facebook hay Instagram cũng cập nhật thêm tính năng bảo mật này vào các cuộc trò chuyện.  Đây đều là những ứng dụng được người Việt sử dụng nhiều nhất.

Vào tháng 7/2020, Facebook đã công bố kế hoạch sẽ trang bị tính năng bảo mật “Vanish Mode”. Nhưng hiện tại vẫn chưa rõ thời điểm cụ thể Facebook sẽ chính thức áp dụng tính năng này.

Phản ứng của giới trẻ trước thông tin này

Tuy nhiên, hầu hết phản ứng của người trẻ Việt lại có vẻ không thích điều này.

Nhiều người tỏ vẻ không hài lòng khi thấy các ứng dụng có ý định áp dụng tính năng này. Bởi dường như nó không thực sự “riêng tư” với bản thân họ cho lắm.

Giờ đây, dù là những người chỉ chụp màn hình vì “đam mê” cũng đều sẽ bị “phát hiện”.

Bạn không thể vô tư lưu giữ những khoảnh khắc “rung động” vì crush nữa. Hay những lần “hóng drama” cùng bạn thân cũng sẽ không còn “riêng tư”.

Tuy nhiên, nhiều người đã “nhanh trí” nghĩ ra các giải pháp chụp màn hình mới. Một số cư dân mạng đã đưa ra các giải pháp như “tắt mạng rồi chụp” hoặc “dùng một chiếc điện thoại khác để chụp lại”….

Chúng ta luôn đòi hỏi sự riêng tư nhưng lại thích "chụp màn hình"

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng vaccine Covid-19

Đúng là việc cảnh báo khi chụp màn hình có thể “răn đe” những người có mục đích khó lường, độc hại nào đó. Nhưng rõ ràng chúng không phải là điều có thể dễ dàng được chấp nhận.

Việc áp dụng tính năng này chỉ có thể ngăn cản những người chụp ảnh màn hình thông thường. Với những người thực sự có động cơ thì họ luôn có thể tìm ra cách để phá vỡ nó.

Cuối cùng, người có thể bảo vệ chúng ta trên không gian mạng chỉ có duy nhất chúng ta mà thôi. Vì vậy, mong rằng các bạn sẽ là những người sử dụng mạng xã hội thật văn minh và cẩn trọng nhé!