5 Sự thật thú vị về Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên
“Alice in Wonderland” hẳn đã quá quen thuộc với các độc giả chúng ta. Và đặc biệt được biết tới như là cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi đắt giá nhất mọi thời đại. Nhưng mấy ai biết rằng đằng sau câu chuyện mang đầy màu sắc cổ tích ấy lại là Hội chứng cũng mang tên tương tự” Alice ở xứ sở thần tiên”. Và sau đây hãy cùng nhà Aly Ngân điểm qua những sự thật vô cùng thú vị về hội chứng này nhé.
Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên hay Alice in Wonderland syndrome (AIWS) là một hội chứng rối loạn thần kinh siêu hiếm có mà những nhà thần kinh học chẩn đoán thường đi kèm với chứng đau nửa đầu và động kinh.
Những người mắc hội chứng này sẽ có ảo tưởng trong nhận thức về thời gian, không gian và chính cơ thể mình trong thế giới xung quanh. Hội chứng này lần đầu tiên được biết tới vào năm 1952. Ngoài ra, AIWS còn được biết tới với tên gọi khác là hội chứng Todd- đặt theo tên của nhà tâm lý học người Anh- John Todd.
Biểu hiện của hội chứng AIWS thường được tìm thấy ở trẻ em. Và theo phỏng đoán của bác sĩ Grefe, có thể rằng người lớn cũng mắc phải hội chứng này. Nhưng một vài trong số họ sẽ ngại nói ra bởi họ nghĩ người khác sẽ nghĩ họ có vấn đề thần kinh bởi những những ảo giác về sự biến dạng kì quặc mà họ trải qua.
MỤC LỤC
1. Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên gây ra ảo giác về sự vật, hiện tượng bị biến dạng
Khi mắc hội chứng AIWS, người bệnh sẽ thấy các đồ vật bị nhỏ đi (micropsia), trông chúng sẽ to ra hơn bình thường (marcospia), thấy vật thể tiến lại gần (pelopsia), thấy chúng tiến ra xa (teleopsia).
Trong một số trường hợp, không chỉ việc thấy sự thay đổi của sự vật. Bên cạnh đó, họ cũng có trải nghiệm y hệt nàng Alice. Người mắc bệnh sẽ cảm thấy cơ thể của mình sẽ trở nên to ra hoặc nhỏ lại bất thường.
Những triệu chứng này sẽ kéo dài trong một vài phút hoặc thậm chí lâu hơn. Đôi khi sẽ chỉ kéo dài vài giây hay trong cái chớp mắt và sau đó mọi thứ sẽ trở lại như bình thường.
Và một sự thật cũng dễ hiểu rằng nhiều người sẽ mang trong mình cảm giác sợ hãi về những ảo giác mà họ gặp phải khi đối mặt với sự méo mó về sự nhận thức này
Nhưng bên cạnh đó cũng có một số người khi đã trải nghiệm tình trạng ảo giác nhiều lần thì họ có xu hướng hoang mang hơn lo sợ. Tuy nhiên, nó vẫn dựa vào tính cách riêng của mỗi người khác nhau.
2. Lewis Carroll có thể đã từng mắc hội chứng AIWS
Lewis Carroll là tác giả của bộ tiểu thuyết “Alice ở xứ sở thần tiên”. Và theo lời của bác sĩ thần kinh học Anjan K.Chatterjee :” Dựa vào cuốn nhật ký của Lewis Carroll thì có khả năng cao rằng chính nhà văn đã mắc phải hội chứng AIWS trong thời kỳ viết bài. Và đó đã trở thành tiền đề của một loạt các yếu tố hư cấu kỳ lạ đã xảy ra trong câu chuyện.
Theo nội dung của bộ tiểu thuyết, Alice đã tìm thấy chai nước được ghi dòng chữ “Uống tôi đi” và sau khi uống thì cơ thể cô đã bị thu lại nhỏ xíu. Cũng tương tự thế, sau khi ăn chiếc bánh thì cô trở nên cao lớn và đụng cả nóc nhà.
Xem thêm: 7 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Mắc Bệnh OCD
3. Nguyên nhân gây nên AIWS vẫn chưa được các nhà khoa học xác minh
Theo như những chuyên gia về thần kinh cho biết :”Những triệu chứng của hội chứng đi kèm với việc đau nửa đầu, nó bắt nguồn từ phần đỉnh-chẩm của não bộ. Phần thủy đỉnh làm chức năng nhận diện về cơ thể và không gian xung quanh. Phần thùy chẩm sẽ đảm nhận những nhiệm vụ về thị giác. Và khi những vùng này bị suy giảm chức năng sẽ dẫn đến những ảo giác mà người bệnh có thể gặp phải. Khi AIWS có liên quan đến động kinh, nó có khả năng bắt nguồn từ thùy trán. Nhưng vẫn còn khá nhiều khúc mắc về vấn đề này”.
Mặc dù hội chứng Alice được nhận diện là hiếm có nhưng tổng quan chính xác thì vẫn chưa thể chắc chắn được. Bởi cho đến tận ngày hôm nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào về dịch tễ học được hoàn thành để chỉ ra mức độ phổ biến của AIWS trong đại số dân chúng. Hai người có thể biểu hiện cùng một triệu chứng nhưng sẽ có người được chẩn đoán mắc bệnh và người thì không.
Hơn nữa, về việc thiếu sự nghiên cứu về lĩnh vực này cũng dẫn tới việc con người không thích nói về những triệu chứng mà họ mắc phải. Họ sợ việc người khác sẽ nghĩ rằng họ bị ảo tưởng và có vấn đề liên quan về thần kinh.
4. AIWS là báo động bệnh động kinh, nhiễm trùng và những bệnh liên quan về não:
Hội chứng AIWS ngoài gây ra hiện tượng đau nửa đầu, còn có những trường hợp bị động kinh và những dạng nhiễm trùng khác như tăng bạch cầu đơn nhân hay cảm cúm.
Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là bệnh do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra. EBV là một loại virus herpes và là một trong những loại virus phổ biến nhất ở con người. Và hầu hết mọi người sẽ đều nhiễm con virus này ít nhất một lần trong đời. Trong một vài trường hợp hiếm hoi hơn, EBV có thể dẫn đến các bệnh phức tạp hơn bao gồm cả viêm não.Và đó thường là nguyên nhân gây ra AIWS ở trẻ em.
Đôi khi, Hội chứng này sẽ là cảnh báo của đột quỵ hoặc khối u não.AIWS cũng có thể bị gây ra bởi những loại thuốc như LSD hoặc các chất gây hoang tưởng. Và chắc chắn rằng những ai mắc hội chứng này đều sẽ có vấn đề liên quan đến những rối loạn tâm lý.
5. Điều trị bệnh nền là cần thiết đối với AIWS
Hiện tại vẫn chưa có bất cứ tiêu chí đạt chuẩn và phương pháp chữa bệnh cụ thể nào cho hội chứng AIWS. Vì thế mà việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Người bệnh sẽ được thực hiện những cuộc thử máu, đo điện não (EEG), chụp MRI não để có thể đưa ra những nhận định chuẩn xác nhất.
Việc đo điện não (EEG) sẽ giúp dò ra những thay đổi trong hoạt động của não bộ. Từ đó có thể được sử dụng chẩn đoán căn bệnh động kinh. Chụp não MRI sẽ giúp chẩn đoán về những khối u não, nhiễm trùng, bị sưng, phù hoặc những tổn thương gây ra bởi những tai nạn hoặc đột quỵ. Và để chẩn đoán về chứng đau đầu thì những bài kiểm tra về thể chất hoặc tiền sử bệnh sẽ được xem xét thực hiện,..
Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên là một hội chứng hiếm gặp. Và trong phần lớn trường hợp, tình trạng bệnh sẽ giảm và dần biến mất theo thời gian. Nhưng nếu bạn có gặp những triệu chứng tương tự thì nên đến gặp bác sĩ và những chuyên gia trong lĩnh vực để tìm ra nguyên nhân và phương án chữa trị đúng nhất.
Xem thêm: Niềm hạnh phúc đến từ nụ cười