3 bài học đắt giá sau đại dịch Covid-19
BLOG Đời Sống

3 bài học đắt giá sau đại dịch Covid-19

5/5 - (1 bình chọn)

Một sự kiện khiến cả thế giới phải quan tâm, gây hoang mang và lo sợ. Đã đẩy lên một cuộc thảo luận từ các ông lớn về sự xuất hiện của nó. Đến hiện tại vẫn chưa có đáp án chính xác đó là Covid-19. Khiến chúng ta phải ngẫm nghĩ và nhận ra nhiều bài học đắt giá.

Nó gây ra nhiều tổn thất từ nền kinh tế đến tinh thần. Khiến nhiều quốc gia lần đầu tuyên bố đóng cửa khẩu. Và ghi nhận số ca tử vong trong một ngày nhiều đến kỷ lục. Trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu và cuộc chạy đua sản xuất tiêm vaccine giữa các nước.

1. Sự biến đổi không ngừng

Covid-19 đến từ đâu?

Vào cuối năm 2019, ở Vũ Hán, Trung Quốc xuất hiện một loại bệnh mới. Với các triệu chứng sốt, ho, khó thở,.. dẫn đến viêm phổi không rõ nguyên nhân. Căn bệnh này có tốc độ lan truyền chóng mắt thông qua đường không khí.

Đến tháng 3/2020, WHO( Tổ chức y tế thế giới) tuyên bố là đại dịch toàn cầu. Khi nó đã có mặt trên 121 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 120.000 người mắc. Và số ca chết vì Covid-19 hơn 4000 người chỉ trong vài tháng ngắn ngủi. Đến hiện nay, hầu như các nước đã có sự xuất hiện của nó.

Sức tàn phá của nó khiến hơn 220 triệu người trên thế giới mắc phải. Số ca tử vong trung bình hơn ngàn người mỗi ngày. Được nhiều người xem như “đại diệt chủng”, hay “cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên”. Vì đến hiện tại vẫn chưa xác định rõ loại virus này đến từ đâu.

3 bài học đắt giá sau đại dịch Covid-19

Sự thay đổi không ngừng nghỉ

Hai chữ “Đại dịch ” này được gắn liền với mức độ nguy hiểm. Khi muốn công bố và ra quyết định gắn tên nó với toàn cầu. Điều đó có nghĩa nó đã vượt mức kiểm soát, cần khẩn cấp ngăn chặn. Nhưng với nền công nghệ hiện đại mà phải mất tới 2 năm những vẫn chưa có thể chấm dứt và ngăn chặn được.

Vì sao một con virus nhỏ bé như vậy lại khiến mọi người lo sợ? Chính vì khả năng biến đổi của nó từ tên gọi coronavirus đến SARS-COV-2. Và sự xuất hiện các biến thể khác B.1.1.7(Anh), B.1.617.2( Ấn Độ),… Có tốc độ lây lan và thời gian ủ bệnh từ 14 ngày, 21 ngày, 41 ngày,…ngày càng dài hơn.

Nó đã tự biến đổi nhằm kéo dài sức ảnh hưởng của mình. Thích nghi với môi trường tồn tại lâu trong không khí. Biến đổi với các triệu chứng không rõ phải thông qua xét nghiệm nhiều lần mới phát hiện.

Cũng như con người cần phải thích ứng và biến đổi cho phù hợp với cuộc sống. Khi bạn không thay đổi thì lập tức bị loại bỏ trong cuộc sống này. Chỉ khi thay đổi thì mới có thể tồn tại ở thế giới này. Đây là bài học đầu tiên của Covid mà ta nhận được.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng vaccine Covid-19.

2. Trân trọng những gì đang có, nhất là những người xung quanh

Trân trọng gia đình và người thân

Thứ con người Việt chúng ta nhìn thấy nhiều nhất trong làn sóng đại dịch lần thứ 4 này. Chính là nỗi đau mất đi gia đình rời xa bố mẹ con cái. Đau khổ nhất là “ Kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh” khiến càng trân trọng người xung quanh. Những câu chuyện bi thương được chia sẻ khắp mạng xã hội.

Như các video tiễn bố và ông nội đi chữa trị đến cuối cùng chỉ nhận lại hũ tro cốt của người bố. Hay những đoạn ngắn những người con mặc đồ bảo hộ. Chỉ đứng đằng xa quỳ lạy tiễn đưa người thân dù không thế nhìn mặt lần cuối. Hoặc câu chuyện chỉ sau một tuần từ một gia đình 5 người chỉ còn lại đứa bé với đôi mắt ngây thơ không biết bố mẹ của mình đã ra đi mãi mãi.

Hay sự ra đi khiến hàng ngàn người Việt phải xót xa của ca sĩ Phi Nhung. Những lời hứa chưa kịp thực hiện, chưa thể gặp mặt người con của mình ở phương xa. Chưa kịp nói lời tạm biệt với 23 người con nuôi thì đành lòng phải ra đi.

Còn rất nhiều cảnh đau lòng diễn ra trong suốt mùa dịch. Chỉ khi ở nhà, bắt đầu sống chậm lại thì mới nhận ra. Điều quan trọng nhất là “ Người thân còn khỏe mạnh là được”. Không phải tiền bạc là quan trọng nhất, điều ấm áp cần ngay lúc này là câu thăm hỏi.

Trân trọng cuộc sống tự do

3 bài học đắt giá sau đại dịch Covid-19

Với cuộc sống thường ngày chúng ta đã quen với việc đi khắp nơi, tụ họp bạn bè. Nhưng sau khi sự bùng phát dịch Covid, thực hiện theo chỉ thị 15,  16 của chính phủ. Vì sự an toàn và ngăn chặn tốc độ lây nhiễm cho người dân. Đã thực hiện cấm đi ra ngoài và cách ly xã hội.

Nhất là đợt dịch này đã có nhiều nơi 5-6 tháng chưa được đi ra ngoài. Phải luôn ở nhà sống với các bức tường, gặp bạn quá thiết bị điện tử. Cảm giác bị áp bức, muốn được ra ngoài dạo chơi, đi ngắm phố phường trở nên khó khăn.

Hình ảnh rõ  ràng nhất là khi các khu dỡ bỏ cách ly được trải dài khắp đất nước chữ S này. Họ hân hoan, vui mừng, đếm ngược từng giây từng phút. Tưởng rằng những khung cảnh chỉ xuất hiện trong những dịp đón tết hay chúc mừng sự kiện lớn. Tạo lên những cảm xúc khó tả và không thể quên đối với mọi người.

Thì ta mới hiểu được một cuộc sống tự do, thỏa mái quan trong tới chừng nào. Cũng là lý do mà ông cha ta bao năm nay luôn phải đấu tranh giành độc lập. Cũng nhớ lại hai chữ “ Tự do” mà nhiều người Việt đã bắt đầu quên lãng đi.

Đây cũng là bài học thứ 2 mà Covid-19, khiến ta nhận ra đó là sự “trân trọng”. Trân trọng những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng hóa ra lại rất to lớn. Chắc có lẽ vì hai từ này mà những đoàn người nối đuôi nhau về quê suốt các hôm nay. Họ nhận ra gia đình, quê hương mới là tất cả.

Xem thêm: Covid-19 và những mất mát bị cuốn theo

3. Sự phá hủy của con người đối với Trái Đất

Và bài học cuối cùng chính là nhận ra sự tàn phá của con người đối với thiên nhiên. Do sự chạy đua với sự phát triển của con người, và hậu quả của những sự tiến bộ đó. Vì những ham muốn trước mắt, sự thiếu ý thức và vô tình của con người.

Đã khiến Trái Đất, hành tinh xinh đẹp của chúng ta những ảnh hưởng không nhỏ. Tầng ozon bị thủng, tạo ra các tia cực tím gây ảnh hưởng sức khỏe. Hiện tượng băng tan do Trái Đất nóng lên, sự ô nhiễm môi trường từ nước đến đất rồi không khí.

Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến các quốc gia phải cách ly và giãn cách xã hội. Đã làm giảm thiểu rất nhiều ô nhiễm không khí. Nhờ vậy thiên nhiên như có khoảng thời gian phục hồi và tái sinh. Những kết quả hồi phục của thiên nhiên khiến ai cũng phải ngạc nhiên.

Như tầng ozon phục hồi nhanh hơn hơn dự kiến 15 năm. Sự nóng lên của Trái Đất giảm đi kỷ lục sau hơn 100 năm. Mức độ không khí ô nhiễm giảm kỷ lục trong 15 năm qua. Hệ sinh thái biển và những động vật trong danh sách đỏ đang dần dần trở lại.

Hay dãy Himalaya nhìn thấy từ Ấn Độ sau hơn 30 năm. Do sự bao phủ lớp màn sương mù mịt bởi khói bụi công nghiệp. Từ những việc trên thấy sự tàn bạo của con người đối với thiên nhiên. Nếu không phải có dịch Covid-19 thì có lẽ chúng ta mãi không nhận ra được.