“Vạch xuất phát” liệu có quyết định tương lai ?
Bậc làm cha mẹ có lẽ ai cũng muốn con cái mình thành đạt. Sau này có một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên nhiều người lại có khát vọng lớn hơn. Mong con say này có thể thành công, kiếm được nhiều tiền, được mọi người kính trọng. Và điều đó vô tình tạo nên áp lực cho cha mẹ và chính con cái của họ.
Từ mẫu giáo, họ đã muốn cho con mình có một vạch xuất phát hơn người khác. Với trường mầm non trọng điểm. Rồi các đến các trường tiểu học. Cha mẹ mong con mình thắng ở cả vạch xuất phát. Với mong muốn tương lai tốt hơn hay chạy theo để không thua kém người khác.
Lên cấp hai, cấp ba là hiện trạng trường chuyên lớp chọn. Muốn con thi đỗ vào những trường top đầu. Điều này không sai tuy nhiên nó gây áp lực lớn lên con. Khiến con luôn có suy nghĩ chỉ vào trường top mới thành công. Tuy nhiên, vạch xuất phát không hề quyết định tương lai. Thứ quyết định chính là bản thân chúng ta, sự cố gắng sau này.
MỤC LỤC
1. “Vạch xuất phát” là gì ?
Trong cuộc sống ngày nay, cha mẹ ngày càng áp lực trên con trẻ. Những đứa trẻ ở trong độ tuổi vui chơi cùng bạn bè. Thế nhưng, lại có những em đang phải lao đầu vào học vì sự ép buộc của bố mẹ. Sau giờ học chính ở trường là những giờ học thêm kéo dài đến hết ngày. Bởi vì mong muốn hơn ở vạch xuất phát của cha mẹ.
Vạch xuất phát chính là điểm khởi đầu, bắt đầu một quá trình mà quá trình đang nói đến ở đây là bước đến thành công theo sự sắp đặt của cha mẹ. Vì một chút “nở mày nở mặt” của mình mà đánh mất tuổi thơ của con trẻ. Rèn luyện thói quen học tập thì tốt đấy. Tuy nhiên còn cả một chặng đường dài phía trước để cố gắng. Cớ gì phải cướp đi tuổi thơ của con.
Tác hại những áp đặt lên con cái
Từ nhỏ ba mẹ đã muốn con phải hơn người ta. Phải chăm chỉ, học thật giỏi, nhiều tài lẻ. Học nhiều quả không xấu, nhưng trong độ tuổi còn quá nhỏ. Thích được vui chơi khám phá thế giới bên ngoài. Những lạ bị nhốt trong chiếc lồng do ba mẹ khóa lại. Lâu ngày sẽ hình thành nên sự chống đối với những áp đặt, mong muốn của người khác chứ không phải bản thân họ.
Những áp lực của cha mẹ tác động lên những đứa trẻ vốn mong manh. Sẽ dễ gây nên những căn bệnh về tâm lý như trầm cảm hay những bệnh rối loạn. Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của con.
Những áp đặt về công việc cho con trong tương lai. Dẫn đến sự mất phương hướng. Không biết mình thích gì muốn gì. Hoặc từ bỏ đam mê của mình vì niềm vui của cha mẹ. Và điều này sẽ tạo khoảng cách cho con với gia đình của mình.
Đọc thêm: Sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ liệu có gây áp lực cho con cái
2. “Vạch xuất phát” liệu có quyết định tương lai ?
Thành công là cả một quá trình cố gắng và nỗ lực. Đâu phải ai vừa ra trường cũng nhanh chóng có được thành công đâu. Nó có thể đến muộn nhưng rồi sẽ đến. Thế nhưng cha mẹ lại mong muốn con thành công thật sớm. Quá quan trong vạch xuất phát. Dẫn đến việc ép buộc việc học từ nhỏ. Và cả định hướng ngành nghề tương lai. Để có thể khoe mẻ với hàng xóm, họ hàng.
So sánh con với con nhà người ta quả không còn xa lạ. Chắc hẳn dù nhỏ hay lớn những đứa trẻ cũng không thích việc này. Nó như là một sự coi thường trên những cố gắng không ngừng nghĩ của con. Đừng nghĩ việc so sánh là động lực chỉ khiến con có khoảng cách với gia đình. Vạch xuất phát của mỗi người không giống nhau. Đừng để con sống cuộc đời của người khác. Hơn ở “vạch xuất phát” như là ổ khóa trong chiếc lồng của con trẻ.
Nỗi ám ảnh thành công
Ám ảnh thành công cũng có thể xem là một loại bệnh tâm lý. Gây cho người ta cảm giác muốn thành công, không nghĩ đến thất bại. Trở thành người hiếu thắng. Khi còn nhỏ cha mẹ luôn cho con cảm giác phải thành công, hơn người khác. Vạch xuất phát đã phải hơn họ. Thế nên mới có việc nhiều cha mẹ cố gắng đưa con vào những trường danh tiếng, trọng điểm. Tạo cho con một áp lực lớn trong học tập. Và nhiều khi sẽ làm phản tác dụng khiến con chán ngán việt học hơn. Vạch xuất phải chỉ là điểm khởi đầu không phải yếu tố quyết định.
Đọc thêm: Những nỗi sợ cản bước tiến tới thành công của bạn
Liệu con có đang sống cho bản thân
Ngày nay, không còn cái suy nghĩ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nữa. Người ta ngày càng đề cao việc sống cho bản thân. Thế nhưng việc áp đặt con ngay từ vạch xuất phát đã đưa con vào nhà giam của cha mẹ. Con không biết mình muốn gì, học để là gì hay là học cho ai. Ai cũng có khao khát sống tìm được ý nghĩa sống, một đam mê để theo đuổi. Nhưng cha mẹ lại bắt còn phải sống theo ý muốn của họ. Như vậy liệu con cái có hạnh phúc.
Hãy để con tự do khám phá thế giới xung quanh. Kiến thức trên sách vở chỉ là lý thuyết suông. Vạch xuất phát của con có thể thua người khác nhưng tương lai sau này sẽ do sự nổi lục trả lời.
Tương lai là cả một quá trình cố gắng và nỗ lực. Vạch xuất phải chẳng qua chỉ là một bước đi nhỏ trên chặng đường dài. Đừng áp đặt con phải chiến thắng ngay cả ở vạch xuất phát. Mỗi cuộc đời có một cách sống và thành công khác nhau. Đừng để con cái bị giam trong ngôi nhà của mình.