Trọng dụng nhân tài là bắt buộc làm việc ở Việt Nam?
MỤC LỤC
1. Lựa chọn sự nghiệp là không yêu nước?
Thoạt nghe chắc chắn ai cũng nhận xét “sự nghiệp và yêu nước thì liên quan quái gì với nhau”. Nhưng không, chúng có liên quan rất mật thiết với nhau.
Từ thời xa xưa, lịch sử ghi nhận nhiều nhân tài nước mình tỏa sáng ở các nước phát triển. Điển hình như Nguyễn An, kiến trúc sư xây dựng nên Tử Cấm Thành nổi tiếng ở Trung Quốc.
Nhưng mãi đến gần đây, cư dân mạng mang vấn đề này ra tranh luận. Bắt nguồn từ chương trình đường lên đỉnh olympia. Các quán quân lần lượt đi du học nước ngoài. Và không khó để bắt gặp một bình luận như “chúc mừng nước X có thêm một công dân xuất sắc”.
Trong năm 2021, nước ta đã có một cá nhân xuất sắc trúng tuyển của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và đại học Princeton. Bất ngờ hơn khi biết cậu đã đạt điểm tuyệt đối 1600/1600 SAT. Đó là Nguyễn Mạnh Quân hay được gọi là “siêu nhân trường AMS”. Và chắc chắn cậu sẽ đi du học.
Thực tế cho thấy, các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên đại học hiện nay, hầu như đều có thời gian học tập, làm việc ở nước ngoài. Và họ đã lựa chọn trở về quê hương, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ.
Câu hỏi đặt ra là: nếu họ không chọn về nước mà chọn làm việc ở nước ngoài thì sao? Đó là không yêu nước như một bộ phận giáo sư mạng nhận xét?
Đọc thêm: Tư duy phản biện – Kỹ năng cần thiết sinh viên nên trang bị cho bản thân
Với cá nhân tôi cho rằng đó là suy nghĩ hạn hẹp, ích kỷ. Sống trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay nhưng vẫn không ít người còn suy nghĩ hạn hẹp như vậy. Tại sao không trọng dụng nhân tài mà lại để họ ra nước ngoài phát triển? Phải chăng môi trường và điều kiện làm việc ở nước ta còn chưa đáp ứng được? Vậy để đáp ứng được thì nước ta cần phải cải thiện thế nào?
2. Để trọng dụng nhân tài thì môi trường và điều kiện làm việc phải thế nào?
Thứ nhất phải nhắc đến môi trường làm việc. Một môi trường làm việc tốt sẽ giúp tránh được những sao nhãn bên ngoài. Từ đó giúp nâng cao năng suất làm việc, góp phần thúc đẩy tiến độ dự án.

Thứ hai chính là vấn đề nhân sự. Một sự kết hợp thiếu chặt chẽ, thiếu liên kết giữa các cộng sự là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Vấn đề nhân sự là gì? Đó là trình độ, tầm nhìn giữa các mắt xích liên quan với nhau. Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Chỉ cần một mắt xích yếu có thể làm cho cả hệ thống trì trệ.
Thứ ba chính là chương trình đào tạo. Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhân sự tài giỏi không thể không nhắc đến chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Thật là không ngoa khi các nhà khoa học đều đến từ các trường đại học danh tiến. Ở đấy, điều kiện học tập được tối ưu nhất, được cập nhật nhanh nhất giúp cho sinh viên dễ dàng tìm kiếm, tiếp thu kiến thức.
Đọc thêm: Đại học có phải con đường duy nhất dẫn đến thành công
Thứ tư là trang thiết bị. Để đạt năng suất cao không thể thiếu các máy móc, công nghệ hiện đại. Đây cũng chính là lý do mà các nhân tài nước ta tìm đến. Một đất nước công nghệ phát triển mạnh thì viện nghiên cứu cũng dễ dàng có được những trang thiết bị cần thiết cho việc triển khai dự án của mình.
Thứ tư chính là ngân sách triển khai dự án. Nếu nói vấn đề nhân sự chính là bộ não thì ngân sách giống như trái tim vậy. Một bộ não sẽ không thể vận hành nếu thiếu đi máu được bơm từ trái tim. Tương tự việc tập trung rất nhiều bộ não siêu phàm mà lại thiếu đi ngân sách để triển khai dự án. Thiếu đi ngân sách, toàn bộ những phát minh chỉ có thể nằm trên giấy.
Cuối cùng chính là phần hỗ trợ cuộc sống. Sẽ không ai tiếc việc cấp nhà, xe cho một người tài cả. Có thể kể đến huấn luyện viên Park Hang-Seo được hỗ trợ về nơi ở khi sang Việt Nam dẫn dắt. Đây chỉ là một phần nhỏ của môi trường và điều kiện làm việc. Vì nó giúp các nhân tài tập trung hơn vào công việc mà không phải lo lắng về các vấn đề bên ngoài.
3. Giải pháp để thu hút nhân tài
Muốn Việt Nam phát triển hơn nữa thì chính phủ và các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để thu hút nhân tài và trọng dụng nhân tài.

Thứ nhất là tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhân tài. Đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Điều kiện thuận lợi bao gồm cả cơ sở hạ tầng, giao thông, các tiện ích công cộng. Vấn đề này phụ thuộc vào chính phủ nhiều hơn là các doanh nghiệp.
Thứ hai là cơ sở nghiên cứu. Cơ sở nghiên cứu ở đây được hiểu là nơi để nghiên cứu và công nghệ để nghiên cứu. Việt Nam mình không thiếu nơi để nghiên cứu khoa học. Thực tế cho thấy, hầu như các trường đại học và các viện nghiên cứu đều có công nghệ. Nhưng hầu như đều là công nghệ cũ từ thế kỷ trước. Chỉ có các doanh nghiệp mới đầu tư vào công nghệ để vừa tăng năng suất, vừa thu hút nhân tài.
Thứ ba là các chương trình trao đổi sinh viên giữa các nước. Đây là hướng đi cực kỳ sáng suốt của các trường đại học. Vừa để các quốc gia phát triển hướng nhìn về Việt Nam. Vừa để các sinh viên của mình đi thực chiến ở các ông lớn về công nghệ. Khi các ông lớn chú ý vào Việt Nam, họ sẽ mang công nghệ vào nước mình. Lúc này nguồn nhân lực họ cần là những tri thức mà các trường đại học bồi dưỡng. Vậy là mình vừa tiếp thu được công nghệ mới, vừa giữ chân được các nhân tài. Một công đôi việc, có lợi cho nước nhà.
Thứ tư chính là ngân sách, thứ biến phát minh trên giấy thành hiện thực. Hiện nay, nhà nước chỉ chi khoảng 2% ngân sách cho khoa học và công nghệ. Một con số không mấy ấn tượng cho một nước đang phát triển. Vì vậy muốn thu hút thêm nhân tài, con số 2% có vẻ cần phải tăng thêm thì mới có hy vọng giữ chân và trọng dụng nhân tài.