Tại sao mạng xã hội được xem là “toxic”
BLOG Quan Điểm & Tranh Luận

Tại sao mạng xã hội được xem là “toxic”?

5/5 - (2 bình chọn)

Chúng ta đang được sống trong một thế giới mà nền tảng mạng xã hội đang lên ngôi. Nơi mà bất cứ ai cũng có thể giao lưu, kết bạn chỉ cần có một chiếc điện thoại và một tài khoản mạng xã hội.

Trong một cuộc khảo sát cho thấy rằng “Người Việt dành hơn 1/6 thời gian trong ngày của mình cho mạng xã hội”. Một thực tế minh chứng là vào tối 4/10/2021, hàng loạt các nền tảng như Facebook, Instagram, WhatsApp đồng loạt bị “sập”. Làm cho người sử dụng các nền tảng xã hội trên toàn thế giới phải điêu đứng, “đứng ngồi không yên”.

Với những dẫn chứng trên cũng đủ để chúng ta nhìn nhận một điều rằng các phương tiện truyền thông xã hội vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Tất nhiên cái gì cũng có hai mặt. Ngoài những lợi ích mà ta đã biết, nó còn có những điều vô cùng tiêu cực. Ngày ngày “bào mòn” cả tinh thần, suy nghĩ và nhận thức của chúng ta. Mọi người hay gọi là mạng xã hội toxic. Cùng tìm hiểu qua bài viết để có cái nhìn đúng hơn về thế nào là mạng xã hội toxic và trở thành người sử dụng mạng xã hội một cách thông minh nhé!

1. Toxic là gì?

Vào những năm 1660, “toxic” bắt nguồn từ “toxikon pharmakon” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa chất độc cho mũi tên. “Toxic” là tính từ trong tiếng anh, được dịch theo hai nghĩa là nghĩa bóng và nghĩa đen. Nghĩa đen được hiểu là chất độc hại, thuốc độc, nhiễm độc. Còn về nghĩa bóng, “toxic” chỉ những thứ tiêu cực, đầu độc, gây hại cho con người.



Trước đây, từ này được dùng nhiều để nói về con người gọi là “ Toxic Person” chỉ những người độc hại. Ngày nay, từ “toxic” cũng được dùng phong phú hơn để chỉ các mối quan hệ “toxic” cũng như nói đến mạng xã hội (gọi là Social media toxic).

Xem thêm:  Đã đến lúc bước ra khỏi mối quan hệ “toxic”

2. Vậy tại sao mạng xã hội được xem là “toxic”?

Truyền thông mạng xã hội cũng như một xã hội thu nhỏ, chỉ khác là  được diễn ra ở một thế giới ảo. Nơi mà những người trong xã hội thực mượn nơi đây để trú ẩn. Vì thế cũng không tránh khỏi được mỗi người mỗi tính cách. Từ đó các cuộc ẩu đả, tranh ai đúng ai sai trên mạng không ngừng tiếp diễn.

Người sử dụng mạng xã hội hàng ngày cũng bị “ngộp” bởi vô số drama nổ ra. Cùng các thông tin sai sự thật, câu view không ngớt, gây hoang mang dư luận. Mạng xã hội cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho mọi người ngày càng so sánh mình với người khác, đó là hội chứng “ganh tị trên mạng”. Là một con dao hai lưỡi khiến lượng người dùng các mạng xã hội rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu ngày càng tăng.

Tại sao mạng xã hội được xem là “toxic”


3. Làm sao để bảo vệ bản thân trước những “toxic” trên những phương tiện truyền thông xã hội

Tạo ranh giới giữa bản thân và các phương tiện truyền thông

Tạo ranh giới giữa cuộc sống đời thực của bản thân và cuộc sống trên mạng. Để chúng không bị ảnh hưởng lẫn nhau. Những điều tiêu cực trên các nền tảng xã hội cũng không làm ta phiền lòng và bận tâm, không quấy nhiễu cuộc sống của ta.

Thu hút những người tích cực

Thường xuyên đăng những bài viết tích cực lên mạng cũng làm cho ta lan tỏa những điều tích cực đến với mọi người. Nhờ đó thu hút được nhiều người giống như ta. Tạo một cộng đồng người sử dụng mạng  xã hội tích cực.

Đừng đặt nặng việc người khác nghĩ gì về mình

Điều này đúng cả ngoài đời lẫn trên mạng. Sẽ có lúc người khác đặt điều không đúng về mình. Hay có những lời lẽ xúc phạm, khó nghe, chửi bới mình trên mạng. Bạn cũng đừng buồn và cảm thấy tự ti. Mình không có nghĩa vụ làm hài lòng tất cả mọi người. Vì thế hãy bỏ ngoài tai những lời nói đó, sống mạnh mẽ và sống đúng với bản thân mình.

Cân bằng giữa việc lên mạng xã hội và công việc khác trong cuộc sống

Không nên dành thời gian quá nhiều cho việc online trên các nền tảng xã hội. Mà nên chia nhỏ thời gian trong ngày để học thêm cái gì đó mới, hay chăm sóc cho bản thân, gia đình của mình chẳng hạn.