Sự trì hoãn là gì? Bạn nên làm gì để thoát khỏi trì hoãn?
Sự trì hoãn là kẻ thù không của riêng ai. Đặc biệt đối với những bạn trẻ, dễ dàng bị chìm đắm trước nhiều cám dỗ của xã hội hiện đại. Vì vậy, thông qua bài viết này, mình muốn các bạn có thể đánh bại được sự trì hoãn, để có cơ hội phát triển bản thân mạnh mẽ.
MỤC LỤC
1. Sự trì hoãn nghĩa là? Bạn đã hiểu rõ hay chưa?
Có thể hiểu đơn giản trì hoãn là việc tới chân nhưng không làm. Việc ở đây thể hiện qua ba mức độ: thiết yếu (phát triển bản thân, việc công ty giao), hoạt động thường ngày (tập thể dục, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn…) và việc đột xuất/ khẩn cấp
Khi việc thiết yếu sát deadline sẽ trở thành việc khẩn cấp. Từ đó khối lượng công việc dồn dập, mà bạn sẽ khó lòng mà kiểm soát được. Dẫn đến sự chán nản vì không thể xử lý được. Cuối cùng, trì hoãn lại kéo thêm trì hoãn.
2. Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn?
Để nói về “kẻ” nào đã làm bạn trở nên trì hoãn, chắc sẽ là một bài văn xuôi 1000 từ mất. Nhưng đa phần đối với genZ, sự trì hoãn thường đến từ yếu tố bên trong lẫn bên ngoài.
Yếu tố con người
Bên trong ở đây là chỉ về động lực để làm việc, bạn không hiểu mình đang làm việc này vì mục đích gì (phát triển tương lai, học hỏi kiến thức hay chỉ đơn thuần là kiếm tiền)
Điều này rất dễ xảy ra với những bạn được sếp giao những công việc ngoài lề.
Để rõ hơn, mình chuyên viết blog về sản phẩm nhưng nay sếp lại bảo lại chuyển mình qua mảng social content. Thời gian đầu, mình khá bực với ý kiến này của sếp. Vì làm việc với một tư duy phản đối. Cho nên, những sản phẩm ra lò đều bị đem đi nung lại.
Sau thất bại này, mình đã quyết định đi tìm hiểu về social content, thì mới hiểu xu hướng mọi người bây giờ đưa sản phẩm lên mạng xã hội rất nhiều. Và social content luôn mang tính chất câu tương tác nên cần những câu văn gãy gọn, xúc tích. Đọc phát, click ngay.
Thì những tiêu chí này cũng một phần nào đó cải thiện kỹ năng viết của mình. Không còn những dòng dài lê thê, lang man. Nhấn mạnh được ý chính cho người đọc giúp họ hiểu rõ mình đang muốn nói gì, từ đó, chốt sale và chốt sale thôi.
Xem thêm: Sở thích, đam mê, công việc – Đừng nhầm lẫn!
Yếu tố môi trường
Về bên ngoài, sự trì hoãn đến với bạn thường là do công suất làm việc của bạn không được hiệu quả. Điều này là do bạn chưa quen cách làm việc trong một môi trường, tổ chức, công ty mới. Hoặc là do bạn chưa biết cách tổ chức, sắp xếp, quản lý công việc và thời gian.
Điều này giống như một người lính ra trận, ngoài trái tim dũng mãnh sẵn sàng chiến đấu với mọi kẻ thù nhưng không hiểu chiến thuật, cũng như tay không đánh giặc vậy.
Tương tự, vũ khí cần thiết để đấu tranh chống lại sự trì hoãn là những phương pháp giúp các bạn dễ dàng tổ chức quản lý công việc và thời gian. Giúp bạn làm việc hiệu với tinh thần vui tươi và thoải mái.
3. Hướng dẫn giải quyết triệt để sự trì hoãn
Hiểu được nguyên nhân, thì bạn sẽ dễ dàng giải quyết được sự trì hoãn. Chỉ cần thay đổi một chút tư duy, thêm một số công cụ/phương pháp hiệu quả là “say bye” với trì hoãn.
Giải quyết bằng thay đổi mindset
Như mình đã nói ở trên, tìm ra động lực để thực thi một công việc rất quan trọng. Vì đây là ngọn lửa giúp bạn luôn nhiệt huyết với công việc mà mình đang làm hoặc theo đuổi.
- Hãy hiểu về giá trị cuộc sống
“Hiểu về giá trị cuộc sống”, nghe hơi cao siêu nhưng thật ra là tìm hiểu rõ mục đích của công việc bạn đang làm là gì?
Viết ra giấy, dự đoán những giá trị và cơ hội công việc này sẽ mang lại cho bạn, và tự chất vấn bản thân mình có thực sự muốn làm công việc này hay không?
Quá trình làm tâm lý này sẽ giúp bạn hiểu rõ mình đang làm gì. Từ đó, ngọn lửa đã được nhóm và sự trì hoãn sẽ tự nhiên mà bị đẩy lùi đi vài bước.
- Trân trọng thời gian
Một ngày có 24h, nhưng đa phần mọi người chỉ dành từ 6-8h để có thể hoàn thành “to-do-list” của bản thân. Con số 8 có vẻ nhỏ, nhưng để làm cả một dãy công việc trong ngày sẽ không bao giờ là đủ với những bạn hay trì hoãn.
Vì vậy, hãy trân trọng từng phút và từng giây để tập trung 100% vào công việc của bạn, xử lý nó và hạn chế những sai sót tốt nhất trong khả năng.
Xem thêm: Những nỗi sợ cản trở tiến tới thành công của bạn
Giải quyết bằng phương pháp cụ thể
Bạn nào có chơi game, chắc rất ghét mấy đứa dùng hack, tool để “ez win”. Nhưng với kẻ địch là sự trì hoãn khủng khiếp, không dùng tí mẹo để phá đảo thì thắng bằng niềm tin.
- To-do-list
Nghe dễ phải không? Chỉ cần lập ra danh sách việc hôm nay mình làm gì, đánh dấu những việc mình đã làm, những việc chưa hoàn tất thì để qua danh sách hôm sau.
Nhưng to do list ở đây cần phải thêm một it nâng cấp thì mới có thể chống lại sự trì hoãn được. Ở đầu bài mình đã có nhắc sơ qua về 3 mức độ của công việc: Thiết yếu, thường ngày và khẩn cấp.
Hãy sắp xếp những việc bạn đã viết với ba mức độ trên, để thấy rõ sự ưu tiên của mỗi công việc, nếu không quan trọng có thể delay (trì hoãn chút chút).
Đặc biệt hơn, những việc phát triển bản thân, như đọc sách, học một khóa học thường sẽ không có một deadline cố định. Nhưng nó nằm trong danh sách thiết yếu. Nên hãy tự đặt cho tụi nó một deadline hợp lý và theo dõi kết quả cuối cùng. Bạn sẽ bất ngờ đấy!
- Phương pháp tự thưởng
Khi chơi game, thắng một ván đấu xếp hạng, không chỉ tăng thứ bậc của bản thân mà còn là sự vui mừng trước chiến thắng. Hãy áp dụng cách thức này để tăng động lực làm việc, hạn chế đi sự trì hoãn.
Sau mỗi công việc tùy theo khối lượng, hãy tự trao cho bản thân một giải thưởng phù hợp. Có thể là một cái bánh ngọt, một tách cafe, một món đồ yêu thích bấy lâu nay…