STRESS LÀ GÌ? STRESS ĐÃ HỦY HOẠI CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?
BLOG Đời Sống Kiến Thức

STRESS LÀ GÌ? STRESS ĐÃ HỦY HOẠI CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

Rate this post

 Stress là một dạng phản ứng bên trong cơ thể. Tùy  mức độ  mà chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều về thể chất, lẫn tinh thần.

 

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng từ đó mà tăng cao theo thời gian. Vì vậy chúng ta luôn phải chạy theo xu hướng để không bị bỏ lại với thời đại. Việc bản thân phải luôn trong guồng quay liên tục với các áp lực về công việc, học hành, gia đình, cuộc sống cho nên dễ dẫn đến nguyên nhân stress.


Stress là gì?

Stress là một dạng phản ứng không tốt của cơ thể từ những lo lắng quá mức từ áp lực cuộc sống, công việc, gia đình….

Việc phản ứng này ảnh hưởng từ hệ thần kinh dẫn đến những bất ổn về mặt tinh thần gây nên trạng thái cảm xúc căng thẳng, lo âu. Về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm và đem đến nhiều vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại.

Stress bắt nguồn từ trạng thái căng thẳng về mặt tâm lý cảm xúc. Do đó stress khiến chúng ta dễ bị kích động theo chiều hướng xấu, dễ thất vọng, ủ rũ.

Khi bị stress, chúng ta rất dễ mất kiểm soát tâm trạng, lý trí và cả hành vi của người đó.

STRESS LÀ GÌ? STRESS ĐÃ HỦY HOẠI CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?


Triệu chứng của stress như thế nào?

Mỗi người sẽ có mỗi triệu chứng stress khác nhau. Triệu chứng đơn giản như đau đầu, lo âu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa hoặc tim đập nhanh.

 Triệu chứng cảm xúc của stress có thể kể đến các hành vi nhằm để bộc lộ tâm lý tiêu cực như khóc, bực mình, khó chịu trong người, hay gây hấn với người khác. 

Dấu hiệu của stress về mặt tâm lý là những trạng thái như mệt mỏi, chán nản, dễ nổi giận hoặc im lặng, luôn bất an, căng thẳng và dễ mất phương hướng

Còn về mặt hành vi, stress khiến chúng ta dễ mất kiểm soát trong hành vi. sử dụng các chất kích thích, các thức uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, hay mất ngủ, thay đổi khẩu vị ăn uống, mất cân bằng trong sinh hoạt hàng ngày hay .

Mọi người đều có thể bị tình trạng stress tác động vào một thời điểm nào đó. Đôi khi chúng ta có thể nghe những lời than phiền từ những người xung quanh. Điều này cho thấy, stress hiện diện ở bất cứ người nào, bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu. 


1. Nguyên nhân stress là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress, các nguyên nhân thường là từ áp lực công việc, những lo toan trong cuộc sống, gánh nặng gia đình, tình trạng sức khỏe, tài chính…Và đặc biệt stress thường xảy ra đối với phụ nữ trong thời gian mang thai và cả giai đoạn sau sinh.

Nguyên nhân stress nói chung có thể chia thành hai yếu tố: 

1.1 Tác động từ yếu tố bên ngoài

Stress được hình thành từ các vấn đề lớn trong cuộc sống như mất mát người thân, gia đình không hạnh phúc, mất việc, vấn đề tài chính gặp khó khăn hoặc chính từ điều kiện môi trường sống không lành mạnh.

1.2. Tác động của yếu tố bên trong

Xảy ra từ những diễn biến bên trong cơ thể, việc tự tạo áp lực vào cuộc sống của chính mình, mong đợi từ bản thân, từ các mối quan hệ xung quanh. Chẳng hạn như đặt ra những kỳ vọng thiếu thực tế. Suy nghĩ của bản thân vượt xa khả năng cho phép. Sử dụng quá mức các chất kích thích, các loại đồ uống có cồn. Hay mất ngủ trong một thời gian dài.

STRESS LÀ GÌ? STRESS ĐÃ HỦY HOẠI CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

Ngoài ra, mức độ stress cũng phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố cá nhân như thể chất, các mối quan hệ, trách nhiệm của mỗi người, mong đợi từ bản thân hay từ xã hội tác động vào bản thân hoặc những thay đổi về sức khỏe, điều kiện sống.

Nếu trong gia đình có một thành viên thường xuyên bị căng thẳng, thì mức độ stress của những người còn lại sẽ tăng lên. Điều này cũng xảy ra tương tự với môi trường công việc, mối quan hệ xung quanh. Nếu đồng nghiệp hoặc bạn bè có người hay gặp căng thẳng trong thời gian dài, thì việc bản thân bị ảnh hưởng một phần tiêu cực từ đó là điều khó có thể tránh khỏi

Bạn có thể đọc thêm: ĐÃ ĐẾN LÚC BƯỚC RA KHỎI MỐI QUAN HỆ “TOXIC” | ALYNGAN


2. Stress đã hủy hoại chúng ta như thế nào?

Một số phản ứng chung như mất ngủ, đau đầu, đãng trí, rối loạn tiêu hóa…thường dễ nhầm tưởng sang các dấu hiệu của các bệnh lý khác. Nhưng thực chất đây là một trong những dấu hiệu báo động cho thấy cơ thể chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi stress. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ lo âu, rối loạn hệ thần kinh và dẫn đến trầm cảm.

2.1. Ảnh hưởng lượng lưu thông máu

Việc căng thẳng có thể làm giảm sức lực, cơ thể dễ bị nhức mỏi, ê ẩm. Ngoài ra, stress còn ảnh hưởng đến vấn đề lưu thông lượng máu tuần hoàn đến khu vực não bộ. Và điều này dẫn đến tình trạng choáng váng, chóng mặt, đau đầu….

STRESS LÀ GÌ? STRESS ĐÃ HỦY HOẠI CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

Khi căng thẳng quá mức, não bộ sẽ đẩy việc tập trung suy nghĩ để xử lý những vấn đề chưa được giải quyết. Việc này sẽ đẩy lượng máu lưu thông đến não nhiều hơn. Trong thời gian dài có thể tác động đến cơ thể khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu…

Kết quả là gây mệt mỏi, bồn chồn, thiếu tập trung…vào ngày hôm sau.

2.2. Rối loạn tiêu hóa

Một số người không biết rằng stress và các vấn đề về hệ tiêu hóa có mối liên hệ với nhau. Khi bị stress nặng, bạn có thể gặp phải một số ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, thay đổi khẩu vị ăn uống.

Còn với những người đã bị các bệnh tiêu hóa trong một thời gian, việc căng thẳng có thể làm tăng cao mức độ, tần suất dẫn đến các triệu chứng ngày càng nặng hơn. 


2.3. Rụng tóc

Dựa trên triệu chứng căng thẳng quá mức làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến não bộ. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nang tóc.

Hậu quả dẫn đến tóc dễ suy yếu, dễ bị thoái hóa. Và từ đó xuất hiện tình trạng gãy rụng, giảm tốc độ phát triển tái tạo tóc.

2.4. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng phổ biến ở phụ khi tình trạng stress diễn biến nặng và kéo dài.

Căng thẳng quá mức có thể khiến tình trạng lưu thông máu bị rối loạn, mất cân bằng hormone gây rối loạn kinh nguyệt. Những biểu hiện như chậm kinh, mất kinh, chu kỳ kinh không đều, đau bụng kinh…

Bạn có thể đọc thêm: CÓ NÊN UỐNG THUỐC GIẢM ĐAU KHI TỚI THÁNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý | ALYNGAN

Các chuyên gia còn chỉ ra rằng, việc căng thẳng thường xuyên trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến việc thụ thai, giảm khả năng sinh sản. Việc này ảnh hưởng từ quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn, rối loạn.


2.5. Các triệu chứng khác

Ngoài ra, stress còn có thể gây nổi mụn trứng cá, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm do sức đề kháng suy giảm, sụt cân hoặc tăng cân trong thời gian ngắn….

 

3. Lên phương án loại bỏ stress

Nếu để tình trạng căng thẳng kéo dài và không kịp thời ngăn chặn sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả về lâu dài và ảnh hưởng đến cả cuộc sống trong thời điểm đó.

Việc đầu tiên chúng ta cần làm đó chính là xác định nguyên nhân gây stress và lên kế hoạch để loại bỏ căng thẳng.

3.1. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là một việc rất quan trọng. Những người hay căng thẳng thường bị thiếu ngủ và ngược những người thiếu ngủ dễ bị căng thẳng.

Chúng ta có thể sử dụng một số thực phẩm để hỗ trợ giấc ngủ từ các loại cá. Nhờ thành phần chứa nhiều omega-3 và vitamin B6 có lợi cho tim mạch và hệ thần kinh. Thành phần này có công dụng hỗ trợ rối loạn giấc ngủ rất tốt. 

Ngoài hai thành phần nói trên, chúng ta có thể bổ sung thêm melatonin. Đây là loại hormone điều chỉnh giấc ngủ có trong chuối, sữa, yến mạch…giúp cải thiện giấc ngủ sâu hơn.


3.2. Tập thiền

Một trong những cách giảm stress khá hiệu quả đó chính là tập thiền. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, ngồi thiền giúp giảm cảm giác lo âu, giảm trầm cảm, giải phóng năng lượng tiêu cực, giúp thư giãn.

STRESS LÀ GÌ? STRESS ĐÃ HỦY HOẠI CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

3.3. Chia sẻ

Việc chia sẻ chuyện nhiều hơn với mọi người, những vấn đề của bạn sẽ được dần nới lỏng bởi sự lắng nghe, đóng góp ý kiến từ bạn bè, giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn, phân tích sâu hơn và khi có hướng đi những vấn đề khiến bạn lo âu, căng thẳng sẽ dần mất đi. 

3.4. Viết nhật ký

Đây có thể là một trong những cách giảm stress khá hay dành cho người hướng nội. Một số bạn khá ngại trong việc giao tiếp với mọi người, thường giữ trong lòng khá nhiều điều và tất nhiên bao gồm những điều tiêu cực.



Việc viết nhật ký được cho là cách giải tỏa những ức chế kìm nén, những điều khó chia sẻ. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt những căng thẳng trong suy nghĩ nhờ việc kiểm soát hành vi và đồng thời cũng giúp phân tích các tình huống tốt hơn, kịp thời ngăn chặn việc trầm cảm.

3.5. Nuôi thú cưng

Theo một số nghiên cứu, những người nuôi thú cưng, đặc biệt là những người thân thiết với vật nuôi sẽ ít cô đơn hơn, tâm trạng tốt hơn và giảm khả năng bị trầm cảm so với những người khác. 

STRESS LÀ GÌ? STRESS ĐÃ HỦY HOẠI CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

Thú cưng thường đem đến cho chúng ta cảm giác thân thuộc, gần gũi và khiến bạn cảm thấy mình là người quan trọng trong cuộc sống của chúng. 

Việc chơi đùa thú cưng, cho chúng ăn, chăm sóc chúng phần nào sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và thư giãn.