BLOG Tâm Lý

KHỦNG HOẢNG ¼ CUỘC ĐỜI- ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG TUỔI 20

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đang ở giữa độ tuổi 20 đầy hi vọng. Nhưng lại đang thấy mất phương hướng và rất dễ chán nản với mọi thứ trong cuộc sống. Mọi dự  tính và mục tiêu cho dài hạn cho cuộc đời điều không như bạn mong muốn.

Trong lúc bạn vẫn đang loay hoay tìm cho mình vị trí. Thì cuộc đời đã sẵn sàng  ném ngay cho bạn  hàng tá những áp lực về gia đình, công việc, chuyện tình cảm. Và Thế là bạn ngã ầm vào khủng hoảng và sự trống rỗng không cách nào giải quyết. Hãy cùng tôi điểm qua những nguyên nhân và 5 cách đối mặt với khủng hoảng này nhé.

1. Khủng hoảng ¼ cuộc đời là gì?

Theo trích dẫn từ Wikipedia thì “khủng hoảng ¼ cuộc đời ( quarter-life crisis) là khủng hoảng  liên quan đến những mối lo về phương hướng và chất lượng sống xảy ra phổ biến nhất trong khoảng độ tuổi từ hai mươi đến ba mươi.”

Khủng hoảng ¼ cuộc đời là chướng ngại tâm lí cực kì phổ biến của xã hội công nghiệp 4.0. Thời kì rực rỡ của  mạng xã hội và thông tin được chia sẻ một cách dễ dàng.

Vô hình chung tình trạng này sẽ thường xuất hiện ở ba khía cạnh của cuộc sống là sự nghiệp, tài chính và tình cảm. Câu hỏi đặt ra cho vấn đề này là làm thế nào vượt qua khủng hoảng tuổi 20.

Khủng hoảng tuổi 20
Khủng hoảng 1/4 cuộc đời (Quarter life crisis) – Khủng hoảng tuổi 20

2. Biểu hiện của khủng hoảng 1/4 cuộc đời

Biểu hiện của khủng hoảng ¼ cuộc đời sẽ thường rơi vào hai trường hợp:

Nhóm thứ nhất là thất vọng vì không với tới được những thứ mình muốn. Và nhóm thứ hai là đạt được mục tiêu và thành quả nhưng lại nhận ra đó không phải là cái họ mong muốn.

2.1 Khủng hoảng do không với tới những thứ mình mong muốn

 Nào chúng ta hãy thành thật với nhau rằng  có phải bạn vẫn thường cảm thấy chua xót và chán chường. Khi chúng bạn cùng trường ngày xưa đã bắt đầu đi công tác nước ngoài, ăn uống tiêu pha và bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Bạn thấy mình kém cỏi và thất vọng về  sự nghiệp, tài chính đặc biệt là về chính bản thân mình.

Tại sao lại như vậy? Có thể do bạn  đã không có một sự chuẩn bị cũng  như tích lũy đủ về những trải nghiệm thực tế. Để rồi cuộc đời vả vào mặt bạn rằng chỉ cần sự nhiệt huyết và chuyên môn cao thôi chưa đủ. Sự linh hoạt ứng biến trong công việc với cấp trên, đồng nghiệp và những mối quan hệ bổ trợ khác. Lại không bao giờ là điểm mạnh đối với bạn.

Bạn sẽ dần  nhận ra rằng một công việc mơ ước một mức lương hậu hĩnh và một cái kết viên mãn với cuộc tình trà sữa , cá viên ngô nghê thời đại học sẽ chẳng còn tồn tại. Thay đó là hóa đơn tiền nhà cuối tháng, tiền phụ cấp cho ba má, tiền để nuôi thằng em vào đại học dần khiến cho những giấc mơ hảo huyền của tuổi mới lớn ngày nào đã hoàn toàn vụn vỡ.

Khi đó tất cả sẽ cùng lúc sụp đổ kéo theo sự tự tôn và những mối quan hệ quan trọng nhất cùng lúc chẳng còn tồn tại. Thì chắc chắn rằng bạn đã đang rơi vào nhóm người số một Khủng hoảng do không với tới  những thứ mình mong muốn.

Chán nản và mất phương hướng trong cuộc sống
Trạng thái hoang mang nhàm chán trong công việc và cuộc sống

2.2 Khủng hoảng do chưa thỏa mãn được thứ họ mong muốn:

Đối với nhóm còn lại việc rơi vào khủng hoảng 1/4 cuộc đời là do đâu. Trong khi họ đã chuẩn bị hành trang để đối mặt với những vấp ngã đầu đời ấy vô cùng nghiêm túc và đầy thiện chiến.

Nhưng đến khi  họ có trong tay thành tựu về vật chất và kết quả thì lại càng hụt hẫng hơn. Khi ấy họ lại nhận ra rằng đó chưa phải là điều họ thật sự mong muốn. Thật ra,  Ở nhóm này họ cũng sẽ dễ rơi sâu vào khủng hoảng hơn. Vì có vẻ bề ngoài họ là những người có cuộc sống thành công, việc làm ổn định.

Nhưng thật ra họ đang cố dùng tất cả những nỗi sợ hãi, áp lực và trách nhiệm gia đình để lấp đầy sự trống rỗng, nhàm chán bên trong của họ mà thôi. 

3. 5 Cách đối mặt với khủng hoảng tuổi 20

Khủng hoảng tuổi 20 có thể không đáng sợ nếu bạn có thể tìm ra nguyên nhân và tìm cách  vượt qua và khắc phục nó. Đôi khi bạn đừng quá bận tâm đến việc ngoài kia xã hội cần gì mà thì hãy lắng nghe bản thân mình muốn gì?

Hãy không ngừng đặt câu hỏi cho nó và rồi bạn sẽ nghe được câu trả lời thật thỏa đáng. Tiếp theo, đây là 5 việc ta cần nhìn nhận và thay đổi để vượt qua khủng hoảng 1/4 cuộc đời :

So sánh bản thân với người khác
Hãy là chính bạn vì bạn là duy nhất!

3.1 Hạn chế tối đa việc sử dụng những nền tảng mạng xã hội

Việc bạn dành phần lớn thời gian cho mạng xã hội là nguyên nhân chính đẫn đến khủng hoảng. Càng dành nhiều thời gian cho việc lướt  facebook, zalo bạn lại càng tủi thân và tệ hại hơn.

Cho nên, hãy ngừng ngay việc so sánh Behind the sceen cuộc đời mình với trailer được cắt tỉa và canh chỉnh của một ai đó. Vì thật tệ là nó sẽ làm bạn chỉ mãi chìm đắm vào sự tự ti và kém cỏi hơn thôi. Hãy tỉnh táo nhìn nhận rằng không ai dại mà bôi xấu hình ảnh của mình để mong đợi sự đồng cảm.

Tuy nhiên ta không phủ nhận việc mạng xã hội ngày nay mang lại cho chúng ta nhiều tiện ích. Mang đến một cái nhìn bao quát về các khía cạnh của cuộc sống về con người và sự vật. Đồng thời tạo động lực và sự học hỏi  từ những người xuất chúng trong cùng thời đại.

Vì thế hãy nên sử dụng nó một cách thật thông minh, điềm tĩnh và nhớ kỹ rằng chúng ta cũng sẽ tìm được chìa khóa để trở thành một người tài năng và ưu tú thật sự chứ không phải là một chiếc vỏ bọc hữu danh vô thực bạn nhé.

3.2 Hãy tìm kiếm cho riêng mình một người mentor:

Người mentor là người có thể hộ trợ bạn đi qua các vấn đề của công việc và cuộc sống. Vì vậy người phù hợp cho vị trí này không cần  một người thầy của trường lớp sách vở.  Mà chỉ cần một đàn anh, đàn chị đi trước đáng tin cậy và thật ngầu đời.

Tuy nhiên, họ phải là một người có thể thấu hiểu những khó khăn bạn đang trải qua. Lắng nghe và cho bạn những lời khuyên khôn ngoan giúp bạn vượt qua khủng hoảng.

3.3 Kết nối lại với những mối qua hệ gần nhất và thân tình nhất

Bắt đầu lại với những mối qua hệ gần gũi ruột thịt là cách chữa lành vô cùng hiệu quả. Có thể chỉ là về nhà sà vào lòng mẹ khóc thật to rồi bửa cơm quê mẹ nấu. Hát hò nhậu nhẹt thâu đêm để tâm tình chém gió với đứa bạn thân lâu năm. Lọc bỏ bớt những mối quan hệ xã giao không cần thiết. Hãy tin rằng sẽ luôn có người ở phía sau đợi bạn và cùng đồng hành dù cho cả thế giới  có quay lưng với bạn.

Tình yêu là sự cố gắng từ cả hai
Cùng nhau cố gắng, hạnh phúc sẽ nhân đôi

3.4 Hãy thôi so sánh người yêu mình với người yêu nhà người ta

Không ngừng so sánh chê trách người yêu mình sao mãi chẳng được như người yêu nhà người ta. Sẽ khiến cho mối quan hệ của  bạn dần tệ đi và sẽ rất dễ đi đến đổ vỡ. Thay vào đó bạn nên lắng nghe những trăn trở của nhau cùng nhìn nhận những sai lầm. Từ đó thấu hiểu và đồng hành với nhau để  yêu thương nhiều hơn.

Rèn luyện cho nhau một tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh để đối đầu với những vần đề có thể xảy ra trong công việc và cuộc sống . Để cả hai cùng nhau đi qua khủng hoảng tuổi 20 một cách nhẹ nhàng hơn và viên mãn hơn.

3.5 Hãy lên kế hoạch cho những việc nhỏ nhặt nhất

Cuối cùng là bạn hãy lên kế hoạch cho những việc đơn giản và nhỏ nhặt nhất. Tự tạo lại cho mình sự hứng thú tò mò và đam mê học hỏi. Từ những điều giản đơn như: đánh một bài nhạc yêu thích, vẽ những thứ chợt xuất hiện trong đầu. Hay chỉ là dậy sớm và chạy bộ vào cuối tuần, nấu một món ăn mình yêu thích, nhấm nháp một ít trà vào một buổi chiều gió nhẹ.

Sự bắt đầu cho những điều tưởng chừng quen thuộc ấy có khi sẽ  là những mồi lửa nho nhỏ chợt bừng sáng và đánh thức đam mê trong bạn trỗi dậy. Từ đó bạn sẽ học được cách thấu hiểu bản thân để tìm lại được chính mình và dần vượt qua được khủng hoảng.