Một số thuật ngữ khác liên quan đến GPA. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
BLOG Kiến Thức

GPA là gì? Cách tính, quy đổi và một số thuật ngữ về GPA chuẩn Quốc Tế

Rate this post

GPA là một cụm từ tương đối quen thuộc, đặc biệt với học sinh cấp 3 và sinh viên đại học. Tuy nhiên, nhiều người chưa có được sự nhận thức hay quan tâm nhất định về vấn đề này. Thế nên, hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa GPA là gì? Cũng như cách quy đổi điểm chuẩn chi tiết ngay đây nhé!

Điểm GPA là gì?

Trong tiếng Anh, GPA chính là viết tắt của cụm từ Grade Point Average, được hiểu đơn giản là điểm trung bình tích lũy được dịch ra theo tiếng Việt. Cụm từ này được dùng để phản ánh kết quả của học sinh hay sinh viên được sử dụng trong suốt thời gian học tập. Điểm GPA có thể tính theo từng học kỳ khác nhau, năm học hoặc từng khóa học.

Nếu đi du học tại bất kỳ quốc gia nào, mọi người vẫn có thể sử dụng điểm GPA của mình trong lúc học tập ở Việt Nam. Đây là một điều kiện quan trọng và mọi người cần phải lưu ý, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội du học và nhận học bổng của bạn.

GPA là một thuật ngữ quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
GPA là một thuật ngữ quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách tính điểm GPA

Đối với bậc Đại học và THPT lại có những cách để tính điểm GPA khác nhau, hãy cùng tìm hiểu về phương pháp tính điểm ngay sau đây:

GPA bậc đại học: Bậc đại học của Việt Nam sẽ có cách tính điểm GPA giống như của Mỹ. Ngoài ra, điểm trung bình môn tại các trường tại Việt Nam gồm: 10% điểm chuyên cần, 30% điểm giữa kỳ và 60% điểm cuối kỳ và sẽ có sự khác biệt giữa các môn học.

Cách tính GPA bậc đại học.
Cách tính GPA bậc đại học.

GPA bậc THPT: Có cách tính tương đối đơn giản và các bạn học sinh nên lưu ý nến có ý định xét đi du học.

Cách tính GPA bậc THPT.
Cách tính GPA bậc THPT.

Cách quy đổi điểm GPA

Tuy có cách tính điểm GPA tương đối giống nhau giữa Việt Nam và Mỹ, tuy nhiên cách quy đổi điểm lại có sự khác biệt. Cùng điểm qua cách quy đổi điểm số tại Việt Nam và Mỹ ngay đây nhé!

Theo hệ 10 tại Việt Nam

Điểm GPA Xếp loại
8.5 – 10 4.0 Giỏi
8.0 – 8.4 3.5 Khá giỏi
7.0 – 7.9 3 Khá
6.5 – 6.9 2.5 Trung bình khá
5.5 – 6.4 2 Trung bình
5.0 – 5.4 1.5 Trung bình yếu
4.0 – 4.9 1 Yếu
<4.0 0 Kém (không đạt)

Theo hệ 100 tại Mỹ

Điểm GPA Xếp loại
93 – 100 4.0 Xuất sắc
90 – 92 3.7 Giỏi
87 – 89 3.3 Khá giỏi
83 – 86 3.0 Khá
80 – 82 2.7 Khá trung bình
77 – 79 2.3 Trung bình khá
73 – 76 2.0 Trung bình
70 – 72 1.7 Trung bình yếu
67 – 69 1.3 Yếu trung bình
63 – 66 1.0 Yếu
60 – 62 0.7 Yếu kém
0 – 59 0 Kém (không đạt)

Một số thuật ngữ khác liên quan đến GPA

Bên cạnh nắm được định nghĩa GPA là gì? Mọi người cũng nên tìm hiểu cũng như nhận biết thêm một số khái niệm liên quan khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các thuật ngữ này ngay đây nhé!

Weighted GPA (Điểm GPA có trọng số) là gì?

Weighted GPA có nghĩa là điểm GPA có trọng số, điểm số này sẽ được xét theo độ khó của khóa học. Thường sẽ sử dụng thang điểm từ 0 đến 5.0 để tính. Một số ví dụ như sau:

  • Một học sinh trong lớp AP (Advanced Placement) đạt điểm A thì sẽ được tính tương đương với GPA 5.0
  • Một học sinh trong lớp Honor (nâng cao) đạt điểm A sẽ được tính tương đương với GPA 4.5
  • Một học sinh lớp IP (lớp bình thường) đạt điểm A sẽ được tính ngang với với GPA 4.0.

Xem thêm: Phương Pháp Pomodoro Là Gì? Giúp Gen Z Vừa Học Vừa Chơi

GPA out of là gì?

Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ thang điểm GPA, thường theo sau là những con số đại diện cho một thang điểm. Chẳng hạn, GPA out of 4 sẽ mang ý nghĩa là GPA được tính theo thang số 4, tương tự, nếu GPA out of 10 sẽ có nghĩa là GPA được tính theo thang số 10.

Cumulative GPA (CGPA) là gì?

Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Average (CGPA) đây là thuật ngữ dùng để chỉ điểm trung bình tích lũy. Tại một số trường tại nước ngoài sẽ sử dụng cả điểm GPA và điểm CGPA. Trong đó GPA được biết đến là điểm trung bình của một học kỳ, còn CGPA sẽ là điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học.

CPA là gì?

CPA thực chất cũng tương tự như Cumulative GPA đã được nhắc đến bên trên. Tại một số trường đại học, CPA có thể được hiểu là điểm trung bình tích lũy, còn GPA lại được hiểu là điểm trung bình trong một học kỳ.

Một số thuật ngữ khác liên quan đến GPA. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Một số thuật ngữ khác liên quan đến GPA. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Qua những thông tin trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu thêm phần nào về “GPA là gì?” cũng như cách tính điểm GPA đơn giản nhất. Có thể thấy, việc nắm được cách tính điểm GPA là vô cùng quan trọng và mọi người không nên bỏ quan trong quá trình học tập.