Bền bỉ đấu tranh vì đam mê. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
BLOG Đời Sống Kiến Thức Quan Điểm & Tranh Luận Tâm Sự & Tình Cảm

Đam mê là gì? Tại sao bạn lại khó khăn trong việc tìm kiếm “đam mê” hơn người khác?

Rate this post

Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu rằng điều gì trong cuộc sống này đã khiến bạn say mê và thích thú hay chưa? Liệu rằng bạn đã thực sự tìm thấy niềm vui cuộc sống trong từng hoạt động thường nhật mỗi ngày hay chưa? Vậy thì nếu bạn là tuýp người vẫn mãi chưa tìm ra đam mê là gì và loay hoay trong việc định hướng sự nghiệp và bản ngã của bản thân thì bài viết này là dành cho bạn.

Đam mê là gì?

Khác với sự yêu thích đơn thuần, đam mê chính là tình yêu say đắm của bạn dành cho một điều gì đó với niềm khao khát sở hữu. Nếu yêu thích một vật gì đó, sau quãng thời gian vàng vượt qua cửa ải chinh phục, niềm hứng thú của bạn với điều ấy cũng sẽ dần tàn phai. Nhưng khi bạn đam mê một thứ, bạn không chỉ muốn chinh phục, mà còn tiếp tục nuôi dưỡng, không ngừng cống hiến và trân trọng với những gì mà đạt được với trái tim cháy bỏng như thuở ban đầu.

Vậy tựu trung lại, đam mê chính là mục tiêu thúc đẩy bạn đấu tranh, nỗ lực phát triển, sẵn sàng hy sinh và gắn bó lâu dài với một tình yêu mãnh liệt. Vì thế, khi bạn tìm được nguồn cảm hứng từ một việc gì đó, hãy cân nhắc xem nó đã đủ để bạn biến nó thành đam mê hay không.

Đam mê thực sự là gì?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đam mê thực sự là gì?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ý nghĩa thật sự của hai chữ “Đam mê” đối với cuộc sống của bạn

Vậy ý nghĩa thực sự của đam mê là gì? Đam mê chính là động lực để bạn không ngừng nỗ lực mỗi ngày để tiến về phía trước. Khi niềm đam mê trong bạn bùng cháy, nó đồng thời tạo ra cho bạn nguồn năng lượng tích cực giúp bạn theo đuổi những điều bạn muốn. Nhờ đó, bạn gặt hái những thành quả tốt với sự vui tươi thoải mái cùng góc nhìn cuộc sống toàn diện hơn.

Khi bạn tạo ra được giá trị có ích cho xã hội, thì đó cũng là lúc bạn nâng cao giá trị bản thân. Nói một cách khác, đam mê thôi thúc bạn phải hành động, phải cống hiến và phải không ngừng trau dồi bản thân. Chính quá trình gian nan ấy đã tôi luyện cho bạn sức mạnh tinh thần cùng với khối óc linh hoạt và trí tuệ nhạy bén để giải quyết vấn đề thành công và tạo ra phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình ngày hôm qua.

Và cuối cùng là đam mê nuôi dưỡng lòng kiên trì. Bởi lẽ để có thể gắn bó và theo đuổi đam mê suốt cả một chặng đường dài cần rất nhiều và rất nhiều tâm huyết, nghị lực, hy vọng và sự kiên trì của bản thân. Không phải ngày một ngày hai là bạn dễ dàng tìm thấy đam mê và sống hạnh phúc với nó.

Một ngày bạn mất đi đam mê bạn sẽ là ai?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Một ngày bạn mất đi đam mê bạn sẽ là ai?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cuộc đời không hề màu hồng như thế, nó là chuỗi ngày dài, năm tháng triền miên bạn đấu tranh với nội tâm có tiếp tục theo đuổi đam mê hay không và cống hiến không ngừng nghỉ. Nhưng đừng lo, hoa rồi sẽ nở và trái ngọt sẽ đến bên bạn khi niềm đam mê trong bạn đã đủ chín mùi.

Làm sao để tìm ra đam mê của chính mình?

Hầu như những câu hỏi dễ nhưng mãi chưa có lời hồi đáp xứng đáng đều trở thành vấn đề khó. Có rất nhiều cứ người cứ mãi rơi vào vòng xoay luẩn quẩn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nhưng mãi vẫn không tìm được lối ra – nút thắt gỡ bỏ hết tơ lòng. Vậy đâu mới là cách thực sự khiến con người ta xác định đúng đam mê và tìm được câu trả lời thỏa đáng đam mê là gì trong chính họ?

Xác định những điều khiến bạn tích cực và thích thú

Trước khi tìm ra đam mê của chính mình, chính bạn phải tìm hiểu rõ bản thân yêu thích điều gì nhất. Điều gì níu giữ chân bạn lại, cho bản cảm giác sảng khoái hạnh phúc và được sống với chính tính cách của bạn.

Một khi bạn biết bạn cần gì và thích gì, hãy dành thời gian để suy ngẫm và tự trải lòng liệu rằng điều này có phải là thứ mà bạn thực sự có thể gắn bó lâu dài. Để làm được điều này, hãy dành ra vài phút hoài niệm và nghĩ về những hoạt động liên quan đến sở thích ấy, cảm giác của bạn và trải nghiệm hoặc bài học đắt giá bạn đạt được sau mỗi lần tham gia.

Xác định đam mê. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Xác định đam mê. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tìm thấy giá trị của mỗi sở thích

Đặt cảm xúc bản thân vào trong việc xác định đam mê là gì thì vẫn chưa đủ. Bạn cần phải cân bằng yếu tố lý trí để tìm ra con đường gắn bó lâu dài với nó. Liệu rằng giá trị mà sở thích ấy mang lại có giúp bạn phát triển bản thân và sự nghiệp hay không.

Nói cho dễ hiểu, ví dụ như khi bạn thích viết lách, hãy tự hỏi bản thân xem điều gì trong công việc hằng ngày khiến bạn thích thú và duy trì tiến độ làm việc tốt suốt quãng thời gian dài. Và quan trọng hơn là bản thân bạn đã học được điều gì từ công việc ấy.

Đánh giá năng lực bản thân

Sau đó, bạn hãy tự kiểm điểm bản thân và cho chính mình một câu trả lời là của bạn đang vị trí của đang ở đâu trong xã hội này. Với năng lực vốn có, bạn sẽ là ai và sẽ trở thành ai. Đam mê phải gắn liền với thực tế, yêu thích phải gắn liền với giá trị kinh tế. Có như thế bạn mới đảm bảo gắn bó lâu dài với sự nghiệp phía trước một cách có chiến lược và kế hoạch chỉn chu nhất.

Dành thời gian để xác định điểm mạnh của bạn, bao gồm các kỹ năng mềm và  cứng sẽ giúp bạn hiểu mình có gì và thiếu gì, đồng thời bổ sung vào những điều bạn nên cân nhắc.

Tìm kiếm giá trị bản thân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tìm kiếm giá trị bản thân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách để theo đuổi đam mê “bền vững”

Xác định và tìm ra đã khó, giữ gìn và duy trì ngọn lửa ấy mà càng khó gấp vạn lần. Vì sao lại nói như vậy? Để có thể giữ lửa đam mê nhiệt huyết như thuở ban đầu không những cần những tiêu chí chủ quan đã để cập, mà bạn còn cần phải có những điều kiện khác nữa. Bởi lẽ, ngoài kia còn rất nhiều các tác nhân khách quan khác sẽ khiến bạn dễ dàng xiêu lòng và đi lệch với định hướng ban đầu đam mê là gì.

Cách để kiên trì với đam mê khi bạn là một người dễ nản lòng

Trước khi bạn tìm kiếm đam mê, thì hãy học hỏi và rèn luyện sự kiên trì trước tiên. Câu trả lời này dường như mâu thuẫn với câu hỏi đặt ra nhưng thực chất không đam mê nào mà không cần sự bền bỉ.

Cứ cho rằng bạn sẽ sớm xác định được đam mê bản thân nhưng bạn sẽ đi cùng đam mê ấy trong bao lâu khi giông bão bất chợt ập đến? Vì thế hãy đặt mục tiêu rèn luyện sự kiên trì của bạn thân lên hàng đầu trước khi thực sự dấn thân vào đam mê chính mình. Hãy bắt đầu từ những việc thường nhật trong cuộc sống.

Tập cho bản thân suy nghĩ trong vòng vài giây đầu rằng điều mình theo đuổi là vì điều gì, tại sao mình phải cố gắng đến thời điểm hiện tại và liệu rằng bỏ cuộc có phải là lựa chọn đúng đắn. Ngoài ra, để đánh sự thiếu kiên trì của bản thân, bạn nên lập sẵn kế hoạch chi tiết, các chi tiêu ngắn hạn và dài hạn để theo dõi và nắm bắt quá trình của hoạt động diễn biến và phát triển như thế nào.

Theo đuổi đam mê. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Theo đuổi đam mê. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách để theo đuổi đam mê khi không có điều kiện

Vậy nếu bạn không đủ tài chính để duy trì ước mơ và tìm kiếm đam mê là gì thì phải làm như thế nào? Lúc này điều bạn cần làm là học tập hoặc kết hợp vừa học vừa làm.

Tham khảo nguồn tài liệu online trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook,…và chọc lọc nguồn dữ liệu uy tín cho chính bản thân mình. Hoặc thậm chí bạn có thể xin thực tập tại các doanh nghiệp liên quan đến định hướng phát triển nhằm vừa có kinh nghiệm và vừa có tài chính ổn định cho thời gian sắp tới.

Cách để theo đuổi đam mê ngay cả khi không có tài năng

Không ai là không có tài năng cả chỉ là tài năng của chính bạn chưa được khai phá ngay thời điểm này đây. Vậy để tìm kiếm tài năng thực sự của bản thân thì chỉ còn một cách là bạn hãy không ngừng học hỏi và trải nghiệm.

Tham gia các khóa kỹ năng, những buổi workshop hay đơn thuần tham gia các hoạt động cộng đồng, biết đâu đây sẽ là bước ngoặt giúp bạn tìm ra một con người khác mang niềm tin và sự đam mê rực cháy ở các lĩnh vực ấy thì sao? Bạn à, đừng bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào khi bạn còn có thể.

Bền bỉ đấu tranh vì đam mê. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bền bỉ đấu tranh vì đam mê. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số lưu ý mà bạn cần biết trước khi quyết định theo đuổi đam mê

Sau đây sẽ là một vài lưu ý nho nhỏ cho các bạn trẻ nói chung và mọi người nói riêng khi đang phấn đấu cho đam mê của chính mình trên chặng đường dài phía trước. Hy vọng rằng chúng ta rồi sẽ đánh thức đam mê là gì của chính mình.

Phân biệt giữa đam mê và sở thích

Sở thích là cảm giác hứng thú khi chúng ta trải qua một việc gì đó, là cảm nhận tốt trước công việc hoặc hoạt động sắp diễn ra. Cảm giác hưng phấn ấy làm cho tâm trí của chúng ta thoải mái và truyền cho chính chúng ta nguồn động lực tích cực.

Còn đối với đam mê, không chỉ dừng lại ở những cảm xúc thuở ban đầu. Mà đam mê thực sự là dám nhìn nhận đối diện ưu và khuyết điểm của sự việc, sẵn sàng cống hiến và quyết tâm theo đuổi cho đến cùng.

Vì thế nếu bạn yêu thích điều gì đó, nó đơn thuần bạn yêu thích bề nổi và sự hào nhoáng mà nó tạo ra, tuy nhiên bạn cũng sẵn lòng từ bỏ khi cảm xúc ban đầu mất đi. Tuy nhiên, đam mê là sự bền bỉ và vững vàng trước mọi sóng gió, sẵn sàng đón nhận lớp áo đẹp đẽ bên ngoài để chấp nhận, vượt qua và sống chết vì điều đó.

Nếu như sở thích dễ dàng thay đổi theo thời gian hay bởi những yếu tố bên ngoài thì đam mê lại không dễ dàng thay đổi bởi những điều đó. Khi đã là đam mê, chúng ta sẽ không ngừng nuôi dưỡng để nó ngày càng mãnh liệt đến mức nếu không có nó trong một ngày, chúng ta cảm thấy khó chịu, buồn bã và nhớ nhung.

Phân biệt sở thích và đam mê. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Phân biệt sở thích và đam mê. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

“Đam mê” có thể thay đổi theo thời gian hay không?

Đôi khi bạn lầm tưởng giữa sở thức thời và đam mê. Một khi bạn xác định rằng đã làm đam mê thì nó sẽ người bạn đồng hành gắn bó với bạn trong quãng thời gian dài. Trong một số trường hợp, bạn sẽ phải chuyển ngành hoặc làm các công việc gián tiếp liên quan đến định hướng ban đầu nhưng nhìn chung vẫn sẽ tập trung và phát triển theo đam mê bạn đã xác định từ đầu.

Ví dụ cho trường hợp này, bạn đam mê âm nhạc và muốn trở thành ca sĩ nổi tiếng. Sau thời gian dài hoạt động, bạn lui về ở ẩn và làm việc liên quan gián tiếp với âm nhạc như là sản xuất âm nhạc, giảng dạy thanh nhạc nhưng mục tiêu và đam mê của bạn vẫn sẽ mãi giữ nguyên như ban đầu.

Hãy sống với đam mê nhưng vẫn làm việc để được “sống”

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân bằng giữa việc theo đuổi đam mê và công việc hằng ngày. Trước hết, bạn phải cân nhắc xem đam mê của bạn có phải cũng chính là nguồn thu nhập tài chính hay không hay đơn thuần chỉ là đam mê cá nhân.

Nếu bạn đam mê của bạn gắn liền với công việc, thì chúc mừng bạn, bạn đang được “sống” đúng nghĩa với đam mê của bản thân và đắm chìm trong tình yêu mãnh liệt của nó ngay cả khi  làm việc.

Còn không, cũng chẳng sao vì lúc này đam mê chính xác trở thành nguồn động lực để bạn tiếp tục cố gắng mọi ngày, trở thành thú vui hấp dẫn vực dậy tâm trạng của bạn những ngày âm u nhất. Tuy nhiên, hãy nên nhớ chúng ta vẫn cần phải “sống” vì thế hãy chọn lựa công việc mà bạn yêu thích hoặc có hứng thú để giảm tải áp lực cuộc sống hết mức có thể.

Sống hết mình vì đam mê. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Sống hết mình vì đam mê. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng rằng với những kiến thức liên quan đến đam mê là gì cũng như những chia sẻ chân thành về đam mê, bạn đã biết cách định hướng cuộc đời mình, chèo lái nó để nó có thể tìm ra sự đam mê tiềm ẩn trong bản thân. Đừng ngại ngần, hãy tự tin khám phá bản thân vì chúng ta chỉ có một lần sống trong đời.