Giá trị của sự im lặng là ngôn ngữ cực kỳ tinh tế.
BLOG Đời Sống

Giá trị của sự im lặng – Khoảng lặng giúp ta cảm nhận giá trị của cuộc sống

Rate this post

“Im lặng đôi khi còn hơn cả vạn lời nói”, đem đến rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Vậy các giá trị của sự im lặng là gì và bạn nên thể hiện sự im lặng khi nào? Hãy để chúng tôi giải đáp cho các bạn về ý nghĩa của sự lặng im và giá trị của lắng nghe.

Hiểu đúng im lặng là gì? 

Im lặng, đôi khi chính là một loại ngôn ngữ đầy tinh tế. Đó là khi bạn không tham gia những cuộc cãi vã, đôi co hoặc nín nhịn trước vấn đề nào đó. Im lặng, thực chất chính là một sự khôn ngoan. Vì đó là lúc bạn hiểu mình cần nói gì hoặc không cần nói gì, để tránh rước tai hoạ không đáng có vào người. 

Im lặng đôi lúc là để thể hiện sự tôn trọng, học hỏi các vấn đề xung quanh. Im lặng còn là biểu hiện của suy nghĩ trước khi làm, là để tránh xung đột. Im lặng cũng chính là hành động thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm trước vấn đề của người khác. 

7+ Giá trị của sự im lặng

Có thể thấy, giá trị của sự sự im lặng trong cuộc sống hàng ngày là rất lớn. Im lặng đem lại 7 ý nghĩa lớn đối với cuộc sống mỗi người:

Im lặng thể hiện sự lắng nghe

Giá trị của sự im lặng là để lắng nghe người khác và cũng chính là để lắng nghe bản thân mình. Bạn có thể gạt bỏ đi mọi vấn đề không cần thiết khi giữ im lặng và cũng có cơ hội lắng nghe hơn, bao dung hơn. Từ việc biết lắng nghe, bạn sẽ thấy tấm lòng của mình rộng mở, cao cả hơn. 

Im lặng để bày tỏ sự cảm thông

Khi im lặng, cũng chính là để bạn bày tỏ sự cảm thông với câu chuyện của người khác. Đôi khi bạn không lên tiếng cũng là cách để người ta bộc bạch nhiều hơn, kể nhiều hơn. Giá trị của sự im lặng sẽ giúp bạn trở nên cảm thông với câu chuyện của họ. Từ đó, họ sẽ cảm giác tin tưởng bạn hơn, coi bạn là người đáng tin cậy.

Im lặng là mong muốn khoảng riêng tư

Bất cứ ai trong đời cũng có lúc muốn một khoảng lặng để suy nghĩ, chìm trong thế giới của riêng mình. Lúc này, bạn sẽ thấy giá trị của sự im lặng và không muốn ai làm phiền mình. Bạn hãy bộc bạch rằng bản thân muốn ở một mình, để được sống trong thế giới riêng để cải thiện tâm trạng nhé.

Im lặng thể hiện sự từ chối

Giá trị của sự im lặng thể hiện rất lớn khi bạn muốn từ chối một ai đó. Lúc này, chỉ cần bạn im lặng, người ta sẽ tự hiểu suy nghĩ của bạn. Nhất là trong tình yêu, khi bạn không muốn đón nhận tình cảm của đối phương thì hãy im lặng. Họ sẽ hiểu được rằng bạn muốn từ chối tình cảm của mình. 

Xem thêm: Trân trọng hiện tại có phải là lãng quên quá khứ và tương lai? 

Im lặng thay lời đồng ý

Im lặng đôi khi cũng là cách ứng xử khôn ngoan, theo ý ngầm là đồng ý. Như trong tình yêu, đôi khi đối phương im lặng là bạn cũng ngầm hiểu rằng người ấy đang đồng ý và hãy làm đi. Lúc này, dù chẳng có lời nói nào giữa 2 người nhưng sự im lặng đã chứng minh tất cả, rằng cả hai đều hiểu ý nhau. 

Im lặng để tránh những xung đột

Đôi khi, giá trị của sự im lặng còn thể hiện ở chỗ bạn muốn tránh né xung đột. Khi bạn không muốn có những cuộc cãi vã vô nghĩa, không muốn xảy ra mâu thuẫn, bạn có thể chọn lựa im lặng. Bởi lẽ ai cũng có lỗi lầm nhưng những sai lầm đó nên được sửa bằng tình yêu thương và sự trân trọng. Hãy kiểm soát lời nói, ngôn ngữ của chính mình để thế giới luôn yên bình và không có cãi vã. 

Im lặng để thể hiện sự tôn trọng với người xung quanh

Im lặng còn là cách để mọi người thấy chúng ta đang tôn trọng họ. Nhất là trong một cuộc trò chuyện, bạn không thể chen ngang, xen vào quá nhiều. Hãy im lặng lắng nghe câu chuyện của họ và cho họ thấy mình đang tôn trọng cảm xúc của họ. Đấy chính là giá trị của sự im lặng, khiến người ta cũng cảm thấy tôn trọng mình hơn.

Khi nào sự im lặng thể hiện giá trị tốt nhất

Với những giá trị của sự im lặng, vậy bạn có biết khi nào nên thể hiện im lặng? Lúc nào thì im lặng sẽ đem lại ý nghĩa tốt nhất?

Khi được người khác khen ngợi

Im lặng khi được khen chính là để thể hiện mình không kiêu căng, phách lối. Kể cả có đạt được thành tựu lớn hay giỏi đến đâu, bạn cũng nên giữ im lặng. Vì con người ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, đừng nên vì những lời khen ngợi mà trở nên ngạo mạn. Nếu bạn biết im lặng đúng lúc, người khác sẽ cảm thấy bạn đáng tin cậy và hết mực tin tưởng.

Xem thêm: Tại sao chúng ta nên luôn mỉm cười mỗi ngày 

Khi người khác buồn phiền, đau khổ

Giá trị của sự im lặng thể hiện ở khi bạn thấy người khác đang gặp buồn phiền, đau khổ. Lúc này, bạn không nên cười nói, chỉ trỏ để thể hiện mình là người bất lịch sự, kém văn minh. Vì ngay lúc đó, họ đang rất cần sự ủi an, tâm sự hay một khoảng lặng. Bạn hãy lắng nghe người đó hoặc im lặng để họ có được khoảng riêng tư cho tâm trí của mình.

Khi mọi người đang tập trung suy nghĩ

Khi bạn thấy người khác đang trầm tư, tập trung vào vấn đề của họ thì đừng phá vỡ sự im lặng. Hãy cứ để họ ở trong thế giới riêng, vì lúc này sự im lặng cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu bạn phá vỡ mạch suy tư của người khác thì người ta chỉ thấy bạn là người lố bịch, phiền toái.

Khi người khác khoe khoang

Người xưa có câu “Dốt thì hay nói chữ”, chính vì thế khi người khác khoe khoang bạn không nên chen vào. Hãy cứ để họ thao thao bất tuyệt về thành tích của mình, để họ dương dương tự đắc. Bạn chỉ cần biết mình là đủ, chỉ cần biết khiêm nhường vì đây là đỉnh cao của im lặng.

Lắng nghe – Giá trị cốt lõi của im lặng

Ở trên, chúng ta đã thấy rất nhiều giá trị của sự im lặng. Nhưng giá trị lớn nhất, đỉnh cao của im lặng chính là lắng nghe. Vậy lắng nghe là gì và nó có những giá trị như thế nào? 

Lắng nghe là gì? 

Lắng nghe là cả một quá trình chúng ta tập trung vào câu chuyện, lời nói của đối phương. Đây là một kỹ năng cần rèn luyện, vì lắng nghe có rất nhiều lợi ích, như giá trị của sự im lặng. Nếu trong giao tiếp bạn đối thoại quá nhiều mà không lắng nghe, cuộc nói chuyện đó sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn.

Giá trị của sự lắng nghe

Cũng như giá trị của sự im lặng, lắng nghe chính là hoạt động đem tới nhiều giá trị đối với mỗi con người:

  • Lắng nghe thể hiện sự thấu hiểu: Lắng nghe là hành động giúp bạn biểu thị sự thấu hiểu với câu chuyện của người khác. Trong tình yêu, lắng nghe giúp bạn hiểu thêm về đối phương, biết về con người của họ. Trong công việc, lắng nghe giúp bạn hiểu thêm về đồng nghiệp của mình, học hỏi thêm kinh nghiệm. Để từ đó, bạn sẽ dễ hợp tác và thăng tiến thành công. 
  • Lắng nghe tăng khả năng tập trung và đánh giá: Lắng nghe còn thể hiện khả năng tập trung cao độ. Nhất là lúc làm việc và học tập, bạn cần lắng nghe để giải quyết được bài tập và công việc hàng ngày. Ngoài ra khi giao tiếp, nếu bạn không tập trung lắng nghe, người nói sẽ dễ cảm thấy khó chịu, không thoải mái. 
  • Lắng nghe giúp tạo thiện cảm với mọi người: Lắng nghe còn là chất xúc tác cho mọi mối quan hệ, giúp người kia cảm thấy thiện cảm hơn. Nhất là trong mối quan hệ yêu đương, việc lắng nghe sẽ giúp cả 2 tin tưởng và nhường nhịn nhau, vun đắp cho mối quan hệ.

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ về những giá trị của sự im lặng và lắng nghe trong cuộc sống. Đôi lúc, ngôn ngữ không thể biểu hiện được tất cả những điều bạn muốn truyền đạt. Khi đó, sự im lặng sẽ thể hiện đúng ý nghĩa và giá trị của nó.

Xem thêm: Người cầu toàn và những góc khuất thầm kín