Gen Z Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Gen Z
Gen Z được sử dụng như một thuật ngữ để gọi một cộng đồng để phân biệt với các thế hệ khác như Gen X, Gen Y. Họ mang nhiệt huyết của những người trẻ được phát triển trong giai đoạn công nghệ đang có những bước tiến vượt bậc, đồng thời thừa hưởng những đặc điểm của các thế hệ trước. Tuy nhiên, cộng đồng Gen Z cũng tồn tại những vấn đề mang tính đáng tranh cãi. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin để giải đáp ý nghĩa của Gen Z là gì. Bên cạnh đó là điều cần biết về cộng đồng trẻ sôi này này.
MỤC LỤC
Gen Z là gì?
Gen Z, hay Generation Z – thế hệ Z là tên gọi của cộng đồng những người được sinh ra vào khoảng thời gian từ 1997 đến 2012, tức là thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21. Thông thường, người ta còn có thể biết đến Gen Z với các thuật ngữ khác như Gen Tech, Net Gen, iGeneration, hay Post millennials,…

Gen Z được hiểu là lứa được sinh ra ngay sau thế hệ Y (Gen Y). Hầu hết các thành viên của Gen Z là con của Gen X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979). Thế hệ này sinh ra trong thời đại Internet đã trở nên phổ biến rộng rãi. Không giống như Gen Y sinh ra trong giai đoạn hình thành và phát triển của Internet.
Trên thế giới, có khoảng 2,6 tỷ người trên toàn thế giới thuộc độ tuổi Gen Z, chiếm khoảng ⅓ dân số. Và tại Việt Nam, Gen Z đang chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người.
Các thế hệ trước và sau Gen Z là gì?
Trước thế hệ Gen Z là một loạt các thế hệ khác nhau, chẳng hạn như:
- The Silent Generation: sinh ra trước năm 1945 – tức là giai đoạn còn nhiều khó khăn về kinh tế và cả công nghệ. Phần lớn đối với những người thuộc thế hệ này đều cư xử thận trọng và cân nhắc dè dặt. Phần lớn họ đều là ông bà của Gen Z.
- The Baby Boomers: thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh tức là những người sinh năm 1946-1964. Hiện nay những người này phần lớn đã về hưu, ổn định nghỉ ngơi; còn lại đang giữ những vị trí hàng đầu ở các lĩnh vực khác nhau. Họ có tham vọng, kỷ luật, tập trung vào công việc.
- Gen X: thế hệ X sinh năm 1965-1980 và họ cũng được coi là đã có tuổi vào thời điểm hiện tại, chịu ảnh hưởng khá nhiều của nếp sống thế hệ cũ. Họ được đánh giá là nhóm có học thức, hướng tới công việc ổn định, làm việc độc lập, tự chủ, tháo vát và linh hoạt. Độ tuổi Gen X là cha mẹ của Gen Z.
- Gen Y: Thế hệ Y hay còn gọi là Millennials được coi “anh chị” của Gen Z, bao gồm nhóm người được sinh từ năm 1981 đến 1996. Gen Y lớn lên trong khoảng thời gian công nghệ đổi mới và sự phát triển vượt bậc của các ông lớn như Google, Facebook,… Họ là thế hệ có kiến thức và hiểu biết về công nghệ cao – đồng thời cũng là lực lượng lao động chủ chốt và phát triển nhanh nhất tại thời điểm hiện tại. Theo nghiên cứu của giáo sư Lavina Sharma (SIBM), Gen Y thường thuộc tuýp người result-oriented, tức luôn làm việc hướng về kết quả.
- Thế hệ Z (Gen Z)
- Gen α: Thế hệ Alpha là thế hệ “em út” tại thời điểm hiện tại. Nằm ngay sau Gen Z, thế hệ Alpha được sinh từ sau năm 2010 đến tầm 2025 – và sẽ là thế hệ đầu tiên được hoàn toàn sinh ra ở thế kỷ 21, hầu hết sẽ là thế hệ con cái của Gen Y. Đối với nhóm người thuộc thế hệ này, công nghệ giờ đây đã trở thành một phần gắn bó không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
Đặc điểm chung của Gen Z là gì?
Như chúng tôi đã đề cập, những bạn trẻ thuộc Gen Z lớn lên trong sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số. Chẳng hạn như Internet, mạng xã hội, hay thiết bị di động. Điều này đã tạo ra những nhận thức mạnh mẽ của Gen Z về sức mạnh của thông tin, truyền thông đại chúng, trải nghiệm ảo và toàn cầu hóa.

Chính vì thế khi được hỏi đặc điểm chung của Gen Z là gì, thì có lẽ tính cách nổi bật nhất được công nhận là “luôn tìm kiếm và tôn trọng sự thật”. Ngoài ra, họ cũng đề cao cái tôi và sự tự do cá nhân, yêu thích sự tự chủ kể cả trong cuộc sống lẫn tài chính. Chính những đặc điểm tính cách này khiến Gen Z được kỳ vọng sẽ là nhân tố bùng nổ và tạo đột phá trong bất kỳ môi trường doanh nghiệp nào.
Tuy nhiên, ngày càng có có nhiều vấn đề xảy ra do những ưu điểm nêu trên được thể hiện quá mức. Từ đó trở thành những yếu tố “lợi bất cập hại” trong xã hội hiện nay.
So sánh Gen Z và Gen Y
Trên thực tế, do thời điểm sinh ra cũng là lúc mà công nghệ đang có sự giao thoa, phát triển nên cũng không khó để nhận thấy những điểm tương đồng của Gen Y và Gen Z là gì. Họ luôn hướng đến lối sống độc lập, mong muốn đóng góp cho cộng đồng, lấy tri thức là “kim chỉ nam”,…. Điều này thể hiện ở chỗ tư tưởng về quá trình học hỏi của họ tương đối cởi mở, chấp nhận đón nhận cơ hội và cả rủi ro.

Song, Gen Z cũng có phần nổi trội hơn với Gen Y với suy nghĩ “dám nghĩ dám làm” luôn thường trực trong đầu. Họ có đầu óc kinh doanh tốt hơn, hoạt ngôn hơn, cạnh tranh hơn, hướng đến những định hướng tương lai rõ ràng hơn,… Bên cạnh đó, Gen Z tích cực cũng quan tâm nhiều hơn về tâm lý, tình cảm, sức khỏe,…
Những điểm khiến Gen Z “đặc biệt” hơn
Lối sống cá tính hay cá biệt
Trên thực tế, có một số bạn trẻ chưa hiểu thực chất Gen Z là gì, họ đặt mặc định là việc thể hiện bản thân theo cá tính riêng chính là minh chứng cho việc mình là một thành viên thuộc thế hệ hiện đại mới. Tuy vậy, suy nghĩ cá tính ở đây nên được hiểu là việc các bạn không còn bị ảnh hưởng nhiều từ thế hệ trước. Mà có thể tự do phát triển mình trong khuôn khổ cho phép, thể hiện tham vọng và cái tôi đúng nơi đúng chỗ.

Một số doanh nghiệp có nhân viên là các bạn thuộc thế hệ Z khá đau đầu về vấn đề này vì nhân viên thường nghỉ đột xuất, không báo trước. Dù không phải là tất cả, nhưng những trường hợp như thế này đã khiến cho hình ảnh của Gen Z xấu đi không ít.
Tham vọng hay tham lam
Gen Z lớn lên trong thời kỳ áp lực kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy mà những áp lực và tiêu chuẩn cuộc sống của họ trở nên khác biệt hơn so với các thế hệ trước. Họ không ngừng tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn cho bản thân mình để đảm bảo sự an toàn và tự chủ về mặt tài chính.
Tuy nhiên, có một số bạn lại đòi hỏi mức lương khá cao, vượt quá khả năng và kinh nghiệm của họ. Hoặc một vài bạn lại sẵn sàng nghỉ việc khi nhận được đãi ngộ cao hơn ở một nơi khác ngay mà không báo với công ty cũ.

Tự tin hay tự cao
Thế hệ Z bước chân vào thị trường lao động với động lực và khát khao lớn được thể hiện mình, kể cả khả năng lẫn “cái tôi”. Chẳng hạn như để bảo vệ quan điểm cá nhân, họ có thể tranh luận bất chấp và không muốn nghe phê bình hay nhắc nhở.
Đôi khi có những vấn đề vượt quá kinh nghiệm hoặc khả năng xử lý nhưng họ vẫn không chấp nhận nhìn nhận điểm sai. Điều này vô tình khiến cho sự hòa nhập tại chốn công sở tiêu tốn nhiều thời gian hơn và dẫn đến không ít những cái nhìn tiêu cực về Gen Z.

Thực tế hay thực dụng
Giới trẻ Gen Z ngày này có xu hướng mưu cầu thành đạt và giá trị vật chất rất cao, một số họ còn coi đó là thước đo tiêu chuẩn của một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ. “Quan trọng là có kiếm được tiền hay không” – là một trong những câu nói có phần quen thuộc mà chúng ta có thể nghe được từ các bạn Gen Z.

Đây không hẳn là thực dụng vì nhu cầu cuộc sống hiện tại quá cao, không thể trách họ việc họ luôn ưu tiên tài chính. Tuy nhiên, các bạn cũng nên biết cách cân bằng giữa việc kiếm tiền và các yếu tố khác để không biến mình trở thành con người quá quan trọng đồng tiền, đến mức có thể đánh đổi mọi thứ.
Doanh nghiệp nên thích ứng với nhân sự Gen Z như thế nào?
Lứa thế hệ Gen Z đời đầu đã và đang dần trở thành lực lượng lao động quan trọng cho thời gian sắp tới. Vậy nên, một doanh nghiệp thành công cần phải biết thích ứng và điều chỉnh phù hợp để có thể tận dụng nguồn nhân tài mới mẻ nhiều tiềm năng này. Các doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn những giải pháp nhân sự dưới đây:
-
- Thay đổi tính chất công việc tự do – linh động: các công việc có thể làm remote tại nhà có thể thu hút nhiều bạn trẻ Gen Z. Với khả năng làm việc độc lập tốt, tính chất công việc tự do, linh động sẽ giúp Gen Z phát huy hết sở trường và tư duy sáng tạo của mình. Doanh nghiệp có thể cân nhắc mô hình làm việc kết hợp: online – offline, vừa mang lại cơ hội làm việc mới mẻ, vừa đảm bảo quản lý được các công việc đội nhóm của Gen Z trên văn phòng hiệu quả.
- Thích ứng với công nghệ tốt: Công nghệ là chìa khóa vàng của năng suất hiện đại. Doanh nghiệp và đội ngũ quản lý am hiểu và cởi mở với công nghệ mới chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của nhóm nhân sự này.
- Giao tiếp thường xuyên: Nhắn tin, những cuộc trao đổi ngắn qua email, hay chỉ đơn giản là sử dụng emoji và nhãn dán để nhân viên Gen Z thoải mái hơn. Đồng thời, người quản lý có thể thường xuyên đưa ra các phản hồi, nhận xét ngắn gọn giúp Gen Z tự mở rộng tư duy.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Gen Z là gì cũng như các vấn đề của thế hệ này. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp mọi người có được cái nhìn tổng quát hơn về Gen Z, đồng thời có thể điều chỉnh được những cách ứng xử sao cho thích hợp nhất với họ.