Card màn hình là gì? Nên mua laptop Card rời hay Card Onboard?
Khi lựa chọn một chiếc laptop cho bản thân, nhất là sinh viên, chúng ta thường quan tâm nhiều đến Ram hay ổ đĩa cứng (HHD/SSD). Mà thường bỏ qua, hay nói đúng hơn là không quan tâm đến card màn hình cho đến khi cần. Lúc này chúng ta chỉ có thể lựa chọn mua 1 chiếc laptop mới, vì việc nâng cấp card đồ họa khá khó khăn, cũng như tốn quá nhiều chi phí.
Vậy, card màn hình (VGA) là gì? Và làm sao để biết mình đang cần mua loại card màn hình laptop nào. Hãy cùng Aly Ngân tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
1. Card màn hình (VGA) là gì?
Card màn hình có tên tiếng anh là Video Graphic Adaptor (VGA), ngoài ra còn được gọi là card đồ họa. Chức năng chính của VGA là xử lý các thông tin hình ảnh, giúp cho hình ảnh được đẹp và sắc nét hơn. Card đồ họa càng “Trâu”, thì tốc độ xử lý càng nhanh, hình ảnh được hiển thị chi tiết và đẹp mắt hơn.
Tùy vào nhu cầu làm việc và sử dụng của từng cá nhân, mà việc lựa chọn card màn hình laptop cũng khác nhau. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa 2 loại card màn hình onboard và card rời?
2. So sánh Card rời và Card Onboard
Về chức năng cơ bản, thì 2 loại card màn hình này là giống nhau. Tuy nhiên, cả hai loại card đều có những đặc điểm khác biệt.
2.1 Đối với Card màn hình Onboard
Đây là card màn hình được sử dụng khá rộng rãi, nên cũng không quá xa lạ khi bạn đang sở hữu một chiếc laptop có card onboard. Loại card đồ họa này sẽ được tích hợp cùng với bộ vi xử lý trung tâm CPU và RAM. Đồng thời sử dụng tài nguyên của CPU và RAM để xử lý những thông tin liên quan đến đồ họa.
Nhưng chỉ có thể xử lý các hình ảnh ở mức độ phổ thông, và thua xa tốc độ xử lý của card rời. Vì được tính hợp sẵn nên chi phí cũng giảm đáng kể. Nên việc bạn tìm thấy card màn hình onboard, trong những chiếc laptop giá rẻ là điều rất bình thường.
Ưu điểm
- Bạn sẽ ít khi gặp lỗi hơn khi sử dụng card onboard, vì nó được tích hợp sẵn, tối ưu với phần cứng CPU, Chipset
- Khả năng tương thích cao với các linh kiện, phần cứng của máy tính
Nhược điểm
- Đương nhiên khả năng xử lý sẽ yếu so với card rời
- Ram bị chiếm dụng, dẫn đến máy bị nóng khi sử dụng và đôi khi bạn sẽ gặp phải tình trạng treo máy
Xem thêm: Làm trái ngành – Được và Mất gì?
2.2 Đối với Card rời
Về tổng quan, chức năng của card rời không khác gì card màn hình onboard. Tuy nhiên, card màn hình rời sẽ hoạt động độc lập, nên sẽ không ngốn tài nguyên từ CPU và RAM như card onboard. Đặt biệt hơn, card màn hình này được trang bị thêm 1 bộ tản nhiệt và một bộ xử lý GPU riêng biệt để chuyển xử lý đồ họa.
Và điều này sẽ giúp cho hình ảnh được xử lý nhanh hơn so với card onboard. Tuy nhiên, cái gì cũng có giá của nó, vì card rời vượt trội hơn ở mọi mặt, nên giá thành cũng đắt đỏ hơn gấp nhiều lần.
Ưu điểm
- Có bộ xử lý GPU chuyên dụng riêng, không cần phải chia sẻ tài nguyên từ CPU và RAM, nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bộ phận khác.
- Có thể xử lý phần mềm, đồ họa, game nặng
Nhược điểm
- Chi phí đắt hơn khá nhiều
- VGA rời có hệ thống tản nhiệt theo dạng “Hên – Xui”, nên đôi khi máy tính của bạn ít nhiều sẽ bị nóng hơn trước
3. Nên chọn card màn hình nào khi mua laptop?
Nếu như bạn là học sinh, sinh viên đang tìm mua một chiếc laptop chỉ để phục vụ cho việc học, làm việc văn phòng và xem phim. Thì card màn hình onboard là một sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí, khi bạn đang trong giai đoạn không có nhiều tiền.
Hơn hết, đã là công nghệ thì sẽ rất nhanh chóng lỗi thời. Và sau 4 năm đại học, bạn lại phải mua một chiếc máy tính mới, để có những chức năng cao hơn phục vụ cho công việc của bạn. Thì việc bạn phải chi tiền cho những chức năng mà bạn chưa cần tới, là điều phung phí và không cần thiết.
Tuy nhiên, nếu bạn là người đã đi làm hay là sinh viên chuyên ngành thiết kế đồ họa, cần xử lý các phần mềm đồ họa cao. Thì việc card rời dành cho laptop là một sự lựa chọn tối ưu nhất. Bạn cũng không muốn mình rơi và tình trạng “Ức chế”, khi máy có hiện tượng giật lag hoặc treo máy đâu đúng không.
Tóm lại, việc lựa chọn loại card màn hình nào sẽ phụ thuộc vào công việc cá nhân, cũng như nhu cầu của từng người. Hy vọng, những thông tin mà Aly Ngân cung cấp trên đây, sẽ giúp bạn phần nào dễ lựa chọn hơn card đồ họa cho chính mình.