Bạn có đang thực sự sống hay chỉ đang tồn tại ?
Từ khi sinh ra chúng ta đã được ban tặng cho một khả năng hít thở và ăn uống để tồn tại và đó là những nhu cầu bình thường về mặt sinh lý. Nhưng cuộc sống không giống như tồn tại. Chúng ta sống để tiếp nhận những giá trị về mặt vật chất và cả tinh thần. Như việc bạn đi đến nơi mà bạn muốn đến, làm điều mà bạn thích. Sống còn là sự quan tâm chăm sóc yêu thương những người xung quanh, yêu gia đình bạn bè hay cả những người mà mình không quen biết. Nhưng có khi nào bạn đã nghĩ rằng mình có đang thực sự sống.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
MỤC LỤC
1. Chúng ta sống để làm gì ?
Khi chúng ta còn nhỏ cuộc sống xung quanh ta rất vô lo vô nghĩ. Chúng ta chưa từng nghĩ về tương lai mà vẫn luôn sống hết mình với tuổi thơ. Nhưng khi lớn lên 1 chút, độ tuổi 15-16 chúng ta bắt đầu tò mò hơn về thế giới ngoài kia, bắt đầu tò mò về những bạn khác giới. Và trong đầu chúng ta lé lên câu hỏi: ‘chúng ta sống để làm gì ?’.
Ở độ tuổi 16, 17,18 ấy chúng ta thường mơ hồ trả lời câu hỏi của bản thân theo một điều mà mình muốn. Có những người, họ xác định được mục tiêu của riêng mình, họ muốn trở thành một công an một bác sĩ. Thì họ thường trả lời rằng tôi sống để được thực hiện ước mơ, được trở thành công an bác sĩ. Cũng có những người mơ hồ về tương lai, không biết bản thân muốn gì. Họ cứ thế phó mạc cho đời, để cho thời gian trôi qua một cách vô nghĩa.
Vào một thời điểm khác khi chúng ta đã bước chân ra đời lăn lộn với công việc đối đầu với khó khăn. Thì lại có những người có câu trả lời là họ sống để đạt được tiền tài danh vọng,.. Có những giai đoạn, thời đại mà chúng ta trả lời rất rõ câu hỏi chúng ta sống để làm gì. Hãy cùng nhớ về Hà Nội năm 72 khi mà đất nước còn đang chiến tranh. Thì con người ta rất rõ là mình sống để làm gì. Từ lúc sinh ra ông cha ta đã xác định mục tiêu của riêng mình, đó là sống để bảo vệ tổ quốc.
Xem thêm: Hà Nội xưa – Sự lắng động của những thước phim vượt thời đại
Vậy mà khi ở thời bình, chúng ta lại không thể xác định được mục đích sống của riêng mình. Thời gian cứ thế lặng trôi mà bản thân không hề biết mình có đang thực sự sống hay chỉ đang tồn tại.

Sinh lão bệnh tử. Con người chúng ta ai cũng phải sinh ra và chết đi. Cái chết không phải là thứ con người ta lo sợ nhất. Mà là đến cuối cuộc đời bạn chợt nhận ra rằng bạn chưa bao giờ thực sự sống.
Đã có một nghiên cứu thực hiện trong bệnh viện với 100 người già đang cận kề với hơi thở cuối cùng. Người ta đề nghị họ suy nghĩ về điều mà họ hối tiếc trong cuộc đời. Hầu như mọi người đều nói họ không hối tiếc vì những điều mà họ đã làm mà là vì những điều mà họ chưa làm được. Đó là những rủi ro mà họ không đón nhận, những giấc mơ mà họ không theo đuổi. Liệu chúng ta có từng trăn trối rằng ‘giá mà lúc đó…’
Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc đó là: “the two most important days in your life are the day you are born and the day you find are why”- Mark Twain. Chúng ta có hai ngày quan trọng nhất trong cuộc đời đó là ngày mà bạn được sinh ra và ngày mà bạn tìm được lý do tại sao. Khi bạn tìm được lý do tại sao mình lại sống và mình sống để làm gì. Thì đó là lúc mà bạn thực sự bắt đầu sống một cuộc sống của chính mình.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
2. Một cuộc đời đáng sống
Tôi thường tự đặt cho bản thân mình một câu hỏi là mình phải sống một cuộc đời như thế nào? Để khi nhắm mắt xuôi tay có thể tự tin cười và bảo rằng mình đã sống một cuộc đời đáng để sống. Và từ đó tôi lại đặt cho mình một câu hỏi lớn hơn đó là: cuộc sống của mình sẽ được kể lại như thế nào?
Chúng ta ai cũng có một cuộc đời nhưng mỗi người lại có một câu chuyện khác nhau để kể về cuộc đời ấy. Theo quan điểm của tôi thì để có một trái ngọt chúng ta phải có những ngày tháng chăm chỉ gieo trồng. Cũng như việc nếu chúng ta muốn sống một cuộc đời đáng sống thì chúng ta phải chuẩn bị cho mình những mục tiêu.
Vì thế sau khi được tự quyết định cuộc sống của bản thân mình. Sau 18 tuổi, khi chúng ta được xa khỏi vòng tay bố mẹ để sống cuộc sống của riêng mình. Thì chúng ta hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi: Chúng ta muốn cuộc đời của mình được kể lại như thế nào? Khi nào chưa tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó thì chúng ta sẽ bước đi một cách mơ hồ.
Khi không biết bản thân muốn gì thì chúng ta thường có xu hướng đi theo những lối mòn của người khác. Để cuộc đời của mình gắn liền với sự may rủi. Nếu may thì chúng ta có thể tìm kiếm được hạnh phúc của riêng mình. Còn không may thì nó sẽ dẫn chúng ta đến những điều mà chúng ta không muốn. Đến khi nhận ra được điều đó thì đã đánh mất quá nhiều thứ.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Hãy phác thảo một bức tranh mà mình muốn vẽ cho chính cuộc đời của chính mình. Hay nói cách khác đó là bạn muốn người khác kể gì về cuộc đời của chính bạn khi mà bạn nằm xuống. Để biết mình muốn hay thích gì thì hãy đầu tư cho bản thân mình. Đầu tư ở đây là đầu tư những gì? Đó chính là sự trải nghiệm, kiến thức, tài chính liên tục trau dồi chúng để phát triển chính mình. Hãy tìm kiếm cho mình thật nhiều điều có thể làm cho bản thân hạnh phúc. Điều đó sẽ phần nào giúp cho bạn tìm kiếm được câu trả lời.
Ví dụ nếu chúng ta hỏi một ông nhạc sĩ là ông muốn bức tranh cuộc đời của mình như thế nào. Thì tôi chắc chắn rằng ông sẽ muốn bức tranh cuộc đời mình xoay quanh những hoạt động về âm nhạc. Nhưng nếu cùng một câu hỏi đó mà chúng ta đi hỏi những bạn học sinh mới học xong cấp 3 chưa biết bản thân thích gì muốn gì. Thì các bạn ấy rất khó để trả lời câu hỏi muốn bức tranh cuộc đời của mình như thế nào.
Do đó câu hỏi này nó vừa là một câu hỏi khó cũng là một câu hỏi dễ. Dễ với những người xác định mình đam mê cái gì, muốn gì, thích gì. Khó đối với những người không biết bản thân thích gì và muốn gì hay là đam mê cái gì.
Đam mê nó là một cái gì đó rất là xa xỉ, không phải ai cũng có thể tìm kiếm được đam mê của chính mình. Có những người họ loay hoay cả cuộc đời nhưng vẫn không thể biết mình đam mê cái gì. Vậy thì câu hỏi tiếp theo là làm sao chúng ta tìm ra được đam mê.
Theo tôi cách duy nhất để có thể biết bản thân thật sự đam mê cái gì, hãy trải nghiệm thật nhiều. Sẽ rất khó nếu chúng ta đứng ở ngoài nhìn vào và xác định được là mình có thích hay không thích nó hay là không. Hãy cứ trải nghiệm hết mình vì cuộc sống chính là để trải nghiệm.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
3. Sống là để trải nghiệm
Như tôi đã nói ở trên, để có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi bạn muốn vẽ lên bức tranh cuộc đời mình như thế nào thì bạn phải biết được mình đam mê cái gì muốn hay là không muốn cái gì. Nhưng nếu bạn không tìm ra được đam mê của chính mình thì trải nghiệm chính là lựa chọn duy nhất của bạn.
Bạn phải trải nghiệm đủ lâu và đủ sâu để có thể biết được mình có thực sự thích nó hay không. Cũng như một người vừa bắt đầu học đàn. Lúc đầu khi mới chơi đàn nó rất là đau tay là khó để cho âm thanh được trong trẻo được. Vì thế bạn có thể sẽ nản lòng và bỏ cuộc nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục cố gắng thì đến một thời gian nào đó bạn sẽ thành thạo được việc chơi đàn.
Đó cũng chính là lúc mà bạn phát hiện ra bạn có thật sự thích nó hay không. Nếu thật sự thích thì chúc mừng bạn, bạn đã tìm kiếm được đam mê của chính mình. Còn không thì cũng đừng buồn vì bạn đã biết được rằng mình thật sự không hợp với nó.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Cuộc đời này có rất nhiều thứ để chúng ta trải nghiệm. Tôi khuyên bạn trải nghiệm càng nhiều càng tốt nhưng cũng phải biết chọn lọc việc mình muốn trải nghiệm. Có rất nhiều thứ mà bạn không nên thử ví dụ như ma túy, cần sa,… Tất nhiên đó cũng là một loại trải nghiệm. Nhưng khi dính vào những thứ đó thì liệu bạn có chắc chắn rằng mình dứt ra được. Vì thế hãy biết chọn lọc để trải nghiệm.
Chúng ta thường được nghe các vị tỷ phú, doanh nhân khuyên rằng hãy mạo hiểm để có thể thành công. Và được khuyên rằng hãy tránh liều lĩnh hết sức có thể. Đây là hai từ hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa chúng thì lại rất mỏng mênh. Chúng ta thường không thể phân biệt được đâu là mạo hiểm đâu là liều lĩnh. Khi mình bắt đầu làm một hành động liều lĩnh thì cho đó là mạo hiểm và cứ thế cắm đầu tiến tới mà không biết được mình phải chuẩn bị đối đầu với thứ gì. Việc đó có thể làm bạn phải đánh đổi rất nhiều thứ và có thể là thứ quý giá nhất của chính mình đó là mạng sống.
Vì thế hãy giữ cho mình một cái đầu lạnh để quyết định mọi thứ. Hãy nhìn nhận đến những hậu quả mà mình có thể sẽ phải đối mặt và từ đó lựa chọn cho mình một hướng đi tốt nhất.

Trong thời gian dịch bệnh diễn ra phức tạp này. Khi mà ai cũng phải thực hiện giãn cách xã hội thì đây chính là một cơ hội để cho bạn có thêm nhiều trải nghiệm. Hãy tận dụng thời gian này để phát triển bản thân, học nhiều thứ mới.
Xem thêm: Tự học tiếng anh có thật sự khó? Cách học tiếng anh tại nhà hiệu quả
Tất nhiên là những việc đó có thể sẽ giúp ích cho bạn sau này, nếu không thì nó cũng đã mang lại cho bạn những trải nghiệm khó quên. Vì vậy hãy bớt lo lắng về những mặt tiêu cực của dịch bệnh hãy nhìn vào những mặt tích cực của nó để cùng nhau vượt qua đại dịch.
Sau cùng tôi xin chúc các bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Chúng ta sống để làm gì?”. Hãy tìm kiếm có mình một cuộc đời đáng để sống và trải nghiệm hết mình các bạn nhé. Vì cuộc sống là những niềm vui!!
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});