Gia đình là một trong những yếu tố khiến tâm lý bị tổn thương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
BLOG Đời Sống Kiến Thức Quan Điểm & Tranh Luận Tâm Lý Tâm Sự & Tình Cảm

Tổn thương tâm lý: Khi “đứa trẻ bên trong” của bạn đang thét gào

Rate this post

Hiện nay, tình trạng tổn thương tâm lý đang dần trở nên phổ biến trong cuộc sống của nhiều người. Nếu như để tình trạng này kéo dài, thì có thể dẫn đến những hệ lụy không đáng có trong tương lai. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây là một số thông tin liên quan đến tổn thương tâm lý mà Alyngan đã tổng hợp và phân tích dành cho bạn tham khảo.

Tổn thương tâm lý là gì?

Tổn thương tâm lý là kết quả được tạo ra qua các sự kiện cực kỳ khó khăn, căng thẳng, làm tan biến đi cảm giác an toàn trong bạn, khiến bạn trở nên sợ hãi và bất lực trước cuộc sống. Nó thường liên quan đến các mối đe dọa về tính mạng hay sự an toàn, bất kỳ một sự việc nào làm cho bạn quá tải và cảm thấy bị cô lập sẽ làm cho bạn bị tổn thương tâm lý. Bạn càng sợ hãi, càng bất lực thì tâm lý của bạn càng bị tổn thương.

Khi trải qua một tổn thương về tâm lý, mỗi cá nhân đều có những phản ứng và hành động không giống nhau. Có người thì lại vượt qua nó một cách dễ dàng, còn có người thì lại không. Đối với một số người khi trải qua một sự kiện đau thương sẽ dẫn đến các dấu hiệu về stress, sợ hãi… từ đó, dần dần trở nên bị rối loạn stress và tổn thương tâm lý.

Tổn thương tâm lý là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tổn thương tâm lý là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu nhận biết người đã bị tổn thương tâm lý

Tổn thương tâm lý sẽ để lại nhiều hậu quả lên tính cách của bạn. Nếu như bạn không nhận biết được và để tình trạng này kéo dài, nó sẽ dẫn đến một số bệnh về tâm lý nguy hiểm như rối loạn cảm xúc, trầm cảm… Vậy, để biết được bạn hay ai đó có đang bị tổn thương tâm lý hay không, các dấu hiệu dưới đây sẽ chỉ ra điều đó.

Thường xuyên ở trong trạng thái hoảng loạn

Những người bị chấn thương tâm lý sẽ thường xuyên vật lộn với nỗi lo lắng. Với ánh nhìn nhìn cảnh giác và bi quan, họ sẽ thường gặp nhiều vấn đề khó khăn khi giải quyết một sự việc nào đó. Vì vậy, những người này thường rơi vào trạng thái hoảng loạn mà không có bất cứ lý do gì cụ thể.

Bên cạnh đó, nếu như những người này phải đối diện với các thử thách khó khăn. Thì bản thân họ phải chịu những căng thẳng, áp lực gấp đôi so với các bạn bình thường.

Cẩn thận trong mỗi hành động

Người từng trải qua nhiều đau thương trong quá khứ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai. Vì vậy, để có thể bảo vệ bản thân không rơi vào những trường hợp tương tư như lúc trước, họ luôn luôn thận trọng trong từng hành động, suy nghĩ của mình. Những người này luôn đề cao việc ổn định và mãi đứng trong vùng an toàn của bản thân.

Dấu hiệu cho thấy tâm lý đang bị tổn thương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dấu hiệu cho thấy tâm lý đang bị tổn thương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dễ sợ hãi

Những người bị tổn thương tâm lý thường bị ám ảnh bởi các vấn đề tầm thường như sự cô đơn, tai nạn, bóng tối, độ cao, khủng bố… Quá khứ của họ không trọn vẹn dẫn đến luôn cảm thấy bất an và sợ hãi. Vì vậy, những người này thường tự đề cao cảnh giác nhằm sẵn sàng đối mặt với hoàn cảnh bất cứ lúc nào.

Thường xuyên căng thẳng

Dù cho những trải nghiệm đau khổ đã kết thúc, nhưng đa phần người bị tổn thương trong quá khứ sẽ luôn khắc sâu và không dễ quên được những tổn thương đó. Tất nhiên, vẫn biết là bản thân đã an toàn, nhưng họ vẫn ở trong trạng thái lo lắng và luôn chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng cho tất cả nghịch cảnh có thể xảy ra.

Sự căng thẳng làm cho cuộc sống của họ trở nên muộn phiền. Những người này rất khó để có thể suy nghĩ lạc quan, vô tư, vui vẻ như những người bình thường.

Sống thu mình, khép kín

Khi phải chịu quá nhiều nỗi đau trong quá khứ, người bị tổn thương tâm lý thường có xu hướng che giấu đi nội tâm và cảm xúc bên trong. Nhằm tránh sự phán xét, tò mò hay ánh nhìn thương xót từ mọi người.

Bên cạnh đó, những người này trở nên lầm lì, ít nói và tự thu mình lại trong chiếc vòng an toàn của bản thân, họ chỉ giao tiếp với người khác khi thấy đó là điều cần thiết mà thôi. Đây cũng là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn lo âu.

Trở nên sống thu mình và khép kín. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Trở nên sống thu mình và khép kín. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguồn gốc dẫn đến tổn thương tâm lý

Nguyên nhân khiến cho tâm lý bị tổn thương được xuất phát từ nhiều yếu tố, nó có thể bắt nguồn từ gia đình, bạn bè, thầy cô… Hoặc thậm chí, nó còn được xuất phát từ chính bản thân của mình.

Các yếu tố khách quan

Xét về yếu tố khách quan, tổn thương tâm lý được bắt nguồn từ nhiều tác nhân xoay quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nó được cụ thể như sau:

  • Gia đình: Bạo lực gia đình hay gia đình không trọn vẹn là những yếu tố hàng đầu khiến cho tâm hồn của chúng ta tràn đầy những vết thương. Vốn gia đình là nơi để trở về, nhưng giờ đây lại luôn tràn ngập những cảnh bạo lực, tình cảm không trọn vẹn. Điều này sẽ khiến cho chúng ta ngày càng thu mình lại và giữ khoảng cách với gia đình.
  • Bạn bè: Bị cô lập, bị chỉ trích, bị bạo lực từ bạn bè cũng sẽ khiến cho mình có cảm giác bị tổn thương. Nếu như hành động này bị kéo dài, nó sẽ gây ra những hệ lụy như tự kỷ và không muốn giao tiếp với tất cả mọi người xung quanh.
  • Thầy cô: Những hành động nặng lời vô tình của thầy cô có thể khiến cho chúng ta bị tổn thương. Vốn là những người mình yêu quý, lại nhận được nhiều lời chỉ trích, phê bình thì chắc hẳn ai cũng có cảm giác bị thất vọng và buồn bã.
  • Người thân: Các ánh nhìn, lời phán xét của những người xung quanh sẽ khiến cho bản thân cảm thấy sợ hãi và suy sụp. Có một số người thì lại bỏ qua được và tiếp tục bước tiếp, còn một số sẽ vì những lời nói làm cho bản thân bị thu mình lại với thế giới.

Dù cho là đến từ yếu tố nào, thì đều cũng có sức gây ảnh hưởng tương đồng như nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào hành động và nhận thức của bản thân mà có thể vượt qua nó và tiếp tục bước trên con đường của mình.

Các yếu tố chủ quan

Bên cạnh những tác nhân xung quanh chúng ta, thì chính nội tâm bên trong mới là nguyên nhân quan trọng nhất. Nếu như bạn là một người vui vẻ và chấp nhận đón nhận mọi thứ, thì tất cả các lời phán xét, chỉ trích đều được bạn bỏ qua và đón nhận như bài học. Ngược lại, bạn lại tự đề cao những lời tiêu cực đó sẽ khiến cho bản thân trở nên bi quan hơn, từ đó khiến cho tâm lý của bạn trở nên diễn biến nặng nề hơn.

Gia đình là một trong những yếu tố khiến tâm lý bị tổn thương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Gia đình là một trong những yếu tố khiến tâm lý bị tổn thương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách để chữa lành “đứa trẻ bên trong” của bạn

Mỗi người đều có những tổn thương bên trong, nếu như không kịp thời phát hiện và chữa lành nó, sẽ khiến cho đời sống tinh thần của họ ngày càng giảm sút. Vì vậy, nhằm giúp các bạn trở lại những dáng vẻ yêu đời, vô tư vốn có của mình, sau đây Alyngan sẽ đưa ra một số lời khuyên giúp chữa lành “đứa trẻ bên trong” của bạn.

Quan tâm đến nỗi đau của cảm xúc

Việc đầu tiên trong tiến trình chữa lành vết thương chính là tìm ra được tổn thương của mình. Nếu như bạn có cảm giác đau buồn bởi thất vọng, thất bại hay bị từ chối… điều này chứng tỏ rằng tâm lý của bạn đang bị tổn thương và cần chữa trị nó kịp thời. Các bạn có thể trò chuyện và tâm sự với người thân, hoặc tốt hơn là có thể đi gặp các chuyên gia về tâm lý, những việc này sẽ giúp vết thương trong tâm hồn của bạn được chăm sóc tốt hơn.

Làm cho bản thân bị xao lãng

Những người trải qua điều gì đó đau buồn trong quá khứ, thay vì họ tìm cách giải quyết vấn đề thì họ sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại những suy nghĩ đó trong tương lai. Lúc này, bạn chỉ luôn suy nghĩ và ngày càng buồn mà thôi. Thậm chí, khi nó trở thành thói quen, tâm lý của bạn sẽ bị tổn thương nặng nề.

Vì vậy, nhằm giúp quên đi những suy nghĩ đó, các bạn hãy tìm cách làm cho bản thân bị xao lãng, từ đó quên đi những nỗi uẩn ức ở trong lòng. Bạn có thể chơi các trò chơi như tìm ô chữ, sudoku… đây đều là những lựa chọn phù hợp nhất để có thể quên đi các suy nghĩ tiêu cực của mình.

Tìm thấy ý nghĩa trong những thứ đã mất

Mất mát là một sự việc diễn ra hết sức bình thường trong cuộc sống chúng ta. Nhưng nó lại thường xuyên để lại những tổn thương to lớn trong tâm hồn và ngăn chúng ta bước tiếp.

Nếu như bạn vừa trải qua một mất mát lớn, mà thời gian sau này vẫn còn bị ám ảnh bởi nó, thì bạn cần phải suy nghĩ vấn đề này một cách mới hơn. Tốt nhất, bạn nên tìm thấy ý nghĩa tốt đẹp từ sự kiện mất mát đó, điều này sẽ giúp bạn giảm đi nỗi đau và trân trọng cuộc sống của mình hơn.

Bảo vệ lòng tự tôn

Khi bạn có ý định hạ thấp bản thân, hãy dừng lại và dành một chút thời gian để thương chính mình. Lòng tự tôn được ví như một hệ miễn dịch của cảm xúc, có tác dụng bảo vệ bạn khỏi các nỗi đau về tâm lý. Vì vậy, để khôi phục lại tâm lý của bạn, hãy dõi theo và bảo vệ lòng tự tôn và tránh hạ thấp bản thân mình, tất cả là những điều quan trọng nhất mà bạn cần làm ngay bây giờ.

Cách để chữa lành tâm lý của bạn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cách để chữa lành tâm lý của bạn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tổn thương tâm lý mà Alyngan muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho những “đứa trẻ bên trong” của bạn được hồi phục một cách tốt hơn. Nếu như bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ những thông tin này đến cho bạn bè, gia đình cũng như người thân của bạn để cùng tham khảo nhé!