sự hy sinh thầm lặng của y, bác sĩ trong cơn dịch
BLOG

Sự hy sinh thầm lặng của y, bác sĩ trong cơn dịch

5/5 - (1 bình chọn)

Những người thầy Y học đi trước đã để lại cho hậu thế một kho tàng trí thức phong phú về phương pháp chữa trị. Những bài thuốc hay và trên tất cả là cái tâm của một con người mang trọng trách cứu người.

Người thầy ý đức hôm nay

Ngày nay, khi cơn đại dịch khủng khiếp bùng phát đã có những người lãnh trốn, sợ sệt khi tự thủ trong nhà và cương quyết không đi cách ly. Nhưng đâu đó vẫn còn những con người liều mình xông pha vào trận chiến không cân sức giữa con người và mẹ thiên nhiên.

Những người đó không ai xa lạ đó chính là những người thầy ý đức mà chúng ta vẫn thường thấy khi đi khám bệnh. Hoặc đi mua thuốc nhưng cái gì thường quá thì người đời lại xem nhẹ.

Họ cho rằng, những cô y tá, bác sĩ chỉ là một chức danh trên giấy tờ. Họ coi thường và thốt lên những câu nói chua xót “ cho họ ít tiền là họ chữa tốt ngay”. Những câu nói ấy đã đụng đến phẩm chất làm nghề của một người thầy thuốc nói chung và cả hệ thống y tế nói riêng.

Nhìn lại ngày hôm nay, liệu chúng ta có thay đổi quan điểm đó không? Khi nhiều người thầy đã từng giành giật sự sống của chính bản thân, hay những người ta yêu quý và xa hơn là của cả xã hội, của cả đất nước. Liệu chúng ta có nợ họ một lời xin lỗi hay không? Chắc có lẽ mỗi người chúng ta sẽ có câu trả lời cho riêng cho chính mình

Sự hy sinh thầm lặng của một người thầy làm nghề

Sài Gòn đã bắt đầu vào mùa mưa nhưng những cơn mưa chỉ tô đậm cái tâm làm nghề của những y sĩ áo trắng, sẵn sàng đội mưa để lên đường, chấp nhận hy sinh để thực thi nhiệm vụ, tiếp tục  “hành quân” để lan tỏa yêu thương.

Quả thật như thế, nghề y là nghề gian nan và yêu người. Những người thầy y xem trọng mạng sống của con người hơn là những đồng bạc lẻ. Họ chấp nhận đánh đổi sức khỏe của bản thân mà giật lại sợi dây mạng sống mỏng manh của những người bệnh.

Họ bỏ lỡ những bữa cơm, giấc ngủ để đồng hành cùng bệnh nhân và kịp thời chữa trị. Nếu ai đã từng xem bộ phim tài liệu “ Ranh giới “ thì sẽ dễ dàng cảm nhận nỗi căng thẳng, nghẹt thở. Những người hùng thầm lặng bỏ quên cả bản thân chỉ để cứu những người không quen biết. Sự hy sinh ấy có phải là quá lớn lao đối với một con người bình thường hay không ?

Họ đã chấp nhận hy sinh tình yêu gia đình và bỏ quên cả bản thân là chuyện bắt buộc khó tránh khỏi. Mà gánh vác trọng trách quá nặng nề mà ít người để ý. Đa số chúng ta chỉ chú ý đến bệnh nhân là những người thân mà quên đi bọn họ. Chúng ta cho rằng đó là trách nhiệm và bổ phận của người làm y. Nhưng điều mà ít người để ý tới là cốt lõi sâu bên trong trách nhiệm là tình yêu thương.

Bệnh nhân được chữa trị thì câu cảm ơn chắc chẳng có ai nhớ đến. Nhưng khi người thân chúng ta nằm xuống điều đầu tiên mà chúng ta làm là mắng chửi. Nhiều người đã nảy sinh thù hận xem những người thầy hết lòng cứu chữa là kẻ giết người. Thật chua xót, thật đau đớn cho một nghề cực nhọc. Nó đòi hỏi kiến thức chuyên sâu  nhưng lại đi kèm với lời lẽ tàn ác.

Xem thêm: Áp lực tuổi 25 sự nghiệp – tình yêu và gia đình

sự hy sinh thầm lặng của y, bác sĩ trong cơn dịchCái tâm của người thầy ngành y

Bao nhiêu áp lực, gánh nặng được đặt trên đôi vai của người thầy thuốc. Nếu không vì cái tâm và lòng yêu nghề thì chắc có lẽ ngành y đã biến mất. Nhiều y bác sĩ đã một lòng, một tâm toàn ý gắn kết coi “ chống dịch như chống giặc “

Họ đã phải tạm gác những công việc hằng ngày mà khoác lên tấm áo trắng của người y sĩ. Là biết hy sinh đánh đổi cuộc sống mà đặt mạng sống của người dân hơn là mạng sống của chính mình.

Nguy hiểm là vậy, gian khó là vậy nhưng những “chiến sĩ áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng vẫn luôn vương cao lá cờ quyết tâm ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn làm chủ ý trí, kiên cường, đồng hành, động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, con người và đồng bào cả nước, có cả những người mang quốc tịch nước ngoài…

Với tinh thần trách nhiệm cao cả, các bác sỹ đều hết lòng chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết. Qua cơn đại dịch , họ đã chứng minh rằng họ làm Y là vì cái tâm làm nghề. Họ làm Y là vì con người và cao cả hơn là làm Y là để phục vụ chúng ta.

Những bộ tóc đẹp đã bị cạo mất, những khoảng thời gian đẹp đã bị lấy đi. Những ngọn lửa cứu người của người thầy vẫn rực cháy với một tấm lòng đầy nhiệt huyết.

Câu nói “Hết lòng vì người bệnh; vững chuyên môn, chắc nghiệp vụ; nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc được giao; luôn yêu thương đồng nghiệp…” của một y bác sĩ của bệnh viện Lê Văn Y lại một lần quả quyết luôn lấy bệnh nhân làm kim chỉ nam mà tiến lên phục vụ.

Lời nói ấy tuy đơn giản nhưng lại bao hàm ý nghĩa to lớn. Nó đã xua tan mọi sự nghi ngờ về tấm lòng y đức của một chiến sĩ ngành y. Lời nói ấy con là liều thuốc động viên cho các bệnh nhân đang phải vật vã chống dịch.

Xem thêm: Đại dịch COVID và những hành động đẹp

Có quá nhiều câu chuyện để nói về người thầy áo trắng, bao nhiêu là đủ. Khi họ hy sinh mà không ngần ngại, khi ngã xuống mà chẳng một lời trách móc. Trong cơn đại dịch việc chúng ta điều chúng ta có thể làm là lạc quan và cầu nguyện. Mỗi người chúng ta nợ những người làm y một lời cảm ơn cũng như một câu xin lỗi. Xin lỗi vì đã nghi ngờ phẩm chất làm nghề của một người y sĩ.