Làm thế nào để giữ bình tĩnh khi tức giận?
MỤC LỤC
1. Vì sao chúng ta phải giữ bình tĩnh?
Trong một xã hội ngày càng hiện đại, sự cạnh tranh với những công việc và các mối quan hệ xung quanh vô tình sinh ra những rắc rối, những mâu thuẫn. Nhưng ít ai có thể giữ được bình tĩnh ngay lúc đó và phản ứng một cách có lý trí. Vậy phải làm sao để bạn có thể bình tĩnh khi tức giận?
Xem thêm : Kỹ năng kiểm soát cảm xúc- bước tiến lớn cho sự thành đạt
Bình tĩnh là gì?
Bình tĩnh là một hành vi tích cực của con người. Người bình tĩnh là người luôn kiểm soát được cảm xúc của mình và hành động một cách có lý trí.
Nguyên nhân mất bình tĩnh là gì?
Nguyên nhân từ chủ quan: việc bản thân là người dễ nóng giận, dễ mất kiểm soát. Hoặc cái tôi quá cao, không biết lắng nghe và thấu hiểu cho người khác
Nguyên nhân khách quan: có thể là do môi trường sống của bạn toàn những người tiêu cực. Đây được coi là nguyên nhân nguy hiểm nhất. Bởi khi bạn sinh ra, lớn lên và trưởng thành thì môi trường sống rất quan trọng. Nếu xung quanh bạn toàn những người tiêu cực, hay nóng giận, chửi bới. Thì việc bạn mất bình tĩnh vì nó cũng là việc khó tránh khỏi.
2. Nếu không giữ được bình tĩnh sẽ có hậu quả gì?
Dù là nguyên nhân gì cũng để lại nhiều hậu quả cho bạn và cả những người thân của bạn.
Hệ quả đầu tiên chính là không thể giải quyết khó khăn một cách hợp lý. Bởi ngay giây phút nóng giận, bạn đã buông những lời khó nghe và điều đó sẽ càng tồi tệ hơn, khiến bạn không thể giải quyết một cách triệt để nhất mà còn làm căng thẳng hơn.
Ngoài ra bạn sẽ làm tổn thương chính mình và người kia. Vì sau những cuộc cãi vã, bạn sẽ hối hận bởi những lời nói khó nghe của mình. Ngay cả khi bạn là người chiến thắng, thì chỉ làm lãng phí thời gian của bạn, ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác.
Vì vậy hãy tìm ra cách giữ bình tĩnh phù hợp để giúp bạn tích cực hơn mỗi ngày.
3. Giải pháp
Dưới đây là ba cách giúp bạn bình tĩnh hơn với nhiều đối tượng khác nhau, kể cả là bạn thân, đồng nghiệp, người lớn tuổi,… Giúp bạn nhận biết được vấn đề, đối mặt với họ và giận dữ một cách lành mạnh hơn.
Đầu tiên hãy hít thở sâu và tự nhủ với bản thân rằng “Cho mình năm phút để xử lý cơn giận”. Phải luôn tự nhủ như thế để mình không manh động, không làm những việc hối hận sau này.
Bước thứ hai là bạn hãy đi ra một nơi khác và suy nghĩ về vấn đề khiến bạn tức giận, có thể là do người nào đó hoặc một thứ gì đó xảy ra không như mong muốn của bạn. Thì trong năm phút ấy bạn hãy tập trung và tưởng tượng ra người khiến bạn tức giận. Từ trong tâm trí hãy cố gắng đẩy người làm bạn giận ra thật xa. Cho đến khi họ chỉ còn là một chấm đen. Lúc này cơn giận bạn sẽ nguôi đi.
Nghe có vẻ hơi mơ hồ nhưng nếu bạn rèn được kỹ năng này sẽ giúp bạn điềm tĩnh hơn. Bởi vì bạn dám trực diện và nhìn thẳng người mình ghét, dám đẩy họ ra khỏi tâm trí mình và khiến họ không thể làm tổn thương mình được. Có lẽ trong thời gian đầu bạn chưa thể quên được nhưng bạn cứ tiếp tục làm bước này và hãy nói với bản thân rằng “các người chỉ là một chấm đen mà thôi, không là cái gì trong cuộc đời tôi cả, tôi sẽ không để các người làm tổn thương tôi được”.
Bước cuối cùng, hãy đi đâu đó và làm điều gì đó khác không liên quan đến họ. Bước này sẽ giúp các bạn tập trung vào những thứ khác quan trọng hơn. Nếu sự tức giận chưa nguôi khiến bạn không thể làm điều gì khác thì hãy quay lại bước hai.
Với các bước đơn giản trên hi vọng bạn có thể tìm được cách giữ bình tĩnh phù hợp với bạn. Có thể giúp bạn sống lành mạnh hơn. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm : Mặt trái của cảm xúc