Giải pháp cho cha mẹ quá bận rộn để hiểu con cái
Cuộc sống hôm nay liệu có quá vội vã. Vội đến nổi mà người ta quên đi việc trò chuyện tâm sự với nhau. Trong những gia đình hiện đại, khi mà trụ cột gia đình không còn là người cha. Mà cả cha và mẹ cùng làm việc. Chạy đua với thời gian vì một tương lai tốt hơn cho con. Hay người ta thường gọi hơn ở vạch xuất phát. Cha mẹ quá bận rộn cũng vì con. Thế nhưng cha mẹ quên đi rằng thứ con cần không chỉ là vật chất. Mà là tình cảm, sự quan tâm.
Khi mà công nghệ ngày càng phát triển. Người ta tiếp xúc nhiều hơn với điện thoại, tivi, máy tính,… Và những đứa trẻ tiếp xúc ngày càng nhiều với công nghệ. Đắm mình với những trò chơi. Mà nguồn gốc chính từ sự thiếu quan tâm con. Để con cái sống trong thế giới riêng. Mà cha mẹ vốn có những cách biệt về thế hệ. Và hậu quả chính là con cái ngày càng trở nên xa cách và không muốn tâm sự với chính cha mẹ của mình.
Đọc thêm: Rào cản thế hệ là gì? Làm sao để xóa bỏ rào cản thể hệ trong gia đình
MỤC LỤC
1. Có phải cha mẹ quá bận rộn là nguyên nhân không hiểu con cái ?
Bận rộn là một lý do hay là do cha mẹ quá bận rộn để quan tâm con. Có nhiều trường hợp xảy ra. Có lẽ cha mẹ phải làm lụng liên tục để có tiền lo cho con. Cho con đi học để có tương lai tốt hơn. Hoặc nhiều gia đình cha mẹ không quá bận rộn đến vậy. Nhưng họ có cuộc sống riêng của mình và giao con cái cho người khác trông hay để nó tự lập. Cha mẹ quá bận rộn là vì con nhưng con cái vẫn cần cảm nhận được tình cảm gia đình mà.
Nguồn gốc của bận rộn
Bận rộn có nhiều lý do. Và lý do quan trọng nhất là khối lượng công việc quá nhiều. Cha mẹ quá bận rộn với công việc. Cả việc nhà cũng là một vấn đề. Khi mà thời gian không thể cân bằng được. Thậm chí những mâu thuẫn có thể xảy ra. Thời gian để dành cho con cũng là một vấn đề lớn. Ta thấy ngày nay trẻ con sử dụng thiết bị di động từ rất sớm. Thế nhưng, cha mẹ hầu như không nhận ra được những tác hại của nó. Dẫn đến việc càng lớn con càng có khoảng cách với gia đình. Đắm chìm trong những thiết bị công nghệ.
Ngoài ra, một số phụ huynh lấy bận rộn chỉ để làm cái cớ. Bận tận hưởng cuộc sống của mình. Tận hưởng không sai, tuy nhiên đã có gia đình thì nên dành nhiều thời gian hơn để vun đắp. Hy vọng người lớn có thể dành nhiều thời gian hơn để cho con cái cảm nhận được hạnh phúc gia đình. Đừng lấy cha mẹ quá bận rộn làm cái cớ.
Áp lực cuộc sống
Người lớn phải chịu những áp lực rất lớn. Áp lực về tiền, công việc,… Thậm chí làm việc nhà cũng biến thành áp lực. Khi có con những áp lực này ngày càng tăng lên. Nhiều người không chịu được đã rơi vào những căn bệnh về tâm lý.
Ai cũng mong cuộc sống mình dễ thở. Thế nhưng điều đó thật không thể. Càng không thể trốn chạy nó. Thế nhưng mọi thứ đều có cách giải quyết. Càng ít thời gian cha mẹ lại càng tận dụng nó hiệu quả hơn. Cùng nhau cố gắng để nuôi dạy con cái. Xây dựng một tổ ấm để quay về sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Đọc thêm: Áp lực cuộc sống do đâu? Những cách để vượt qua áp lực cuộc sống
2. Giải pháp cho sự bận rộn
Cha mẹ quá bận rộn thì không thể thay đổi. Nó chỉ tăng lên theo thời gian. Và cha mẹ luôn phải tìm ra những giải pháp tốt nhất cân bằng giữa gia đình và công việc. Và bài viết này sẽ đưa ra một số gợi ý để ba mẹ có thể dành nhiều thời gian để quan tâm con hơn. Sự giáo dục từ gia đình là một điều hết sức cần thiết. Ảnh hưởng lớn đến tương lai con trẻ.
Trò chuyện trong những bữa ăn
Dẫu biết cha mẹ quá bận rộn. Tuy nhiên vẫn phải có những bữa ăn cơm cùng nhau. Đó là lúc tụ họp gia đình. Có đông đủ các thành viên. Đừng để những bữa ăn là thời gian dùng điện thoại, lên facebook,… Hãy trân trọng giây phút hiếm có bên nhau.
Dành những câu hỏi quan tâm với con. Về tình hình học tập, cái mối quan hệ bạn bè xung quanh. Đừng đặt những câu hỏi tạo áp lực ra so sánh con với người khác. Vô tình sẽ khiến con không vui và không muốn tâm sự với cha mẹ.
Kiên nhẫn lắng nghe
Cha mẹ quá bận rộn thì việc kiên nhẫn lắng nghe con là điều rất khó. Tuy nhiên đây lại chính là việc rất cần thiết. Tuy là con nít có thể không hiểu chuyện. Nhưng nó vẫn muốn một người đủ kiên nhẫn để lắng nghe, trò chuyện tâm sự cùng. Hãy dành khoảng thời gian lúc ăn cơm hay trong khi đi xe để nói chuyện với con. Và luôn kiên nhẫn bởi cách diễn đạt của con nít còn lủng củng và khó hiểu. Tạo cho con thói quen tâm sự và nói chuyện với nha mẹ. Đây là một điều tốt để bồi dưỡng tính cách, tâm lý trong tương lai.
Dành thời gian những kỳ nghỉ bên con
Công việc của cha mẹ quá bận rộn. Tuy nhiên vẫn sẽ có những kỳ nghỉ. Lễ tết hay những đợt nghỉ phép. Có thể giảm bớt thời gian ở những cuộc vui để dành cho gia đình của mình. Đưa con về thăm ông bà, về quê chẳng hạn. Hay có thể tham gia một chuyến du lịch nhỏ. Vừa gắn kết gia đình vừa cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Với cha mẹ quá bận rộn thì đây cũng là thời gian để thư giãn. Con cái tự lập từ nhỏ cũng là một điều hay. Tuy nhiên, nó vẫn cần tình thương từ cha mẹ. Những ấm áp của gia đình.
Con cái là những mầm non nhỏ. Cần được quan tâm và chăm sóc. Để con thấy được nơi bình yên nhất để quay về là gia đình. Cha mẹ quá bận rộn nhưng hãy dành những quãng thời gian ít ỏi để bên con.