marketing
BLOG Kiến Thức

10 sự thật về ngành Marketing mà ít ai biết

5/5 - (3 bình chọn)

Xem định nghĩa rõ ràng của Marketing tại Wikipedia , nhưng ở đây ta có thể hiểu đơn giản, Marketing là quá trình tạo ra giá trị và truyền tải giá trị đến với khách hàng mục tiêu (và đem lại lợi nhuận cho người bán). Dưới đây là 10 sự thật bất biến về ngành Marketing.

1. Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp

Không phải nói cũng biết Marketing có một vai trò rất to lớn trong việc tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, một chiến dịch marketing tốt sẽ giúp quảng bá thương hiệu đến công chúng nhiều hơn, mang đến nhiều khách hàng hơn, tăng lợi thế cạnh tranh và cuối cùng vẫn là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Những thương hiệu nổi tiếng như Apple đã sử dụng marketing truyền miệng tạo cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” và tâm lý “ăn theo”, truyền tải thông điệp “Think different” để trở thành thương hiệu hàng đầu mảng điện thoại di động, tạo “cơn sốt Iphone” – mỗi lần ra mắt đều cháy hàng dù giá trên trời.

2. Marketing truyền thống và marketing hiện đại

Đây là 2 hình thức của Marketing, đều hướng tới lợi ích của khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng mỗi hình thức lại tiếp cận khách hàng theo những phương thức khác nhau:

Đối với marketing truyền thống, là giai đoạn trọng sản xuất, sau khi có sản phẩm mới tìm cách tiếp cận khách hàng. Nó đề cao lợi ích của nhà sản xuất, có thể kể đến như: phát tờ rơi, quảng cáo trên báo giấy, bảng tin,…

Đối với marketing hiện đại, là giai đoạn tập trung lợi ích vào người mua, thường sẽ phân tích hành vi của họ, tạo ra sản phẩm rồi mới nghĩ cách bán chúng. Hình thức này diễn ra trên môi trường trực tuyến như: quảng cáo qua internet, social media, search engine, email marketing,..

3. Ngành marketing là làm gì ?

Marketing không chỉ đơn thuần là tiếp thị hay quảng cáo, mà nó là cả quá trình dựa theo tiến trình mua của khách hàng, có thể kể đến các công việc như:

  • Xây dựng và phát triển thương hiệu
  • Thiết kế sản phẩm
  • Chiến lược giá
  • Nghiên cứu thị trường
  • Chăm sóc khách hàng
  • Marketing Analytics
  • Digital Marketing

Xem thêm: Digital Marketing Là Gì? Học Gì, Học Ở Đâu Và Ra Trường Làm Gì?

4. Loại hình của marketing

Loại hình marketing khác nhau phụ thuộc vào chiến lược thương hiệu và sản phẩm là gì, nhưng có thể kể đến một số loại phổ biến như:

Blog Marketing: hiện nay doanh nghiệp thường chia sẻ qua website, social nhiều hơn blog về các vấn đề mà khách hàng quan tâm hay về sản phẩm của mình.

Internet Marketing: thường là Digital marketing

marketing

SEO (Search engine optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): cải thiện kết quả tìm kiếm bằng nội dung và từ khóa.

Print Marketing: sử dụng phương tiện in ấn như tạp chí, báo in, báo điện tử,.. để quảng bá sản phẩm.

Social media marketing: là tiếp thị qua các phương tiện truyền thông, trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn,… nhằm tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, lan tỏa thương hiệu nhiều hơn.

Video marketing: Đây là loại hình phổ biến và ngày càng được giới trẻ ưa chuộng như TikTok hay Video Short trên Youtube, các video ngắn từ 1-3 phút có nội dung sáng tạo nhằm truyền tải thông điệp, kích thích mua hàng.

5. Hiểu insight khách hàng quan trọng thế nào

Customer insight là sự thật ngầm hiểu về khách hàng, là những nhu cầu, sở thích, hàng vi của họ mà họ không nói ra. Và một trong những lý do khiến khách hàng mua một món gì đó, là phụ thuộc insight của họ.

Khi một doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm hay tìm cách bán sản phẩm, đều phải dựa vào insight khách hàng. Để từ đó có thể đưa ra những hành động đúng với mong muốn của khách hàng mục tiêu, sẽ làm khách hàng hài lòng, mang mang đến doanh thu cho doanh nghiệp.

Ví dụ đối với thông điệp “Dirt is Good” mà OMO đã thực hiện

  • Trẻ con luôn năng động, chơi sẽ giúp con trẻ thông minh, sáng tạo, dù quần áo có lấm bẩn.
  • Mẹ luôn ngại với những vết bẩn cứng đầu, khó xử lý.
  • Mẹ cũng mong muốn con được phát triển toàn diện để thông minh hơn

Vậy nên OMO đã hiểu rõ insight của những người mẹ, đã đưa ra chiến dịch truyền thông “bẩn là tốt” để thay đổi suy nghĩ những người mẹ, cứ để trẻ vui chơi đi còn vết bẩn đã có OMO lo. Vậy nên ÔM đã chiếm được lòng tin của các bà mẹ một cách hoàn hảo.

6. Trao đi giá trị trước khi bán sản phẩm

Với một thời đại mà người bán nhiều như hiện nay, khách hàng càng trở nên khó tính và đa nghi thì việc tiếp cận được họ và bán được hàng không còn đơn giản nữa.

Vậy thì chiến lược đưa ra là nên tập trung trao cho khách hàng giá trị, cho đi lợi ích và chỉ nói những gì khách hàng muốn nghe, đợi họ đủ tin tưởng rồi mới bán hàng. Đây cũng là cách mà hầu hết doanh nghiệp trẻ đang dùng.

Chính bạn vẫn luôn nhận được những email miễn phí về bất động sản, education, tiếng anh,.. đúng không nào?

marketing7. Marketing giỏi là phải bán được hàng

Không chỉ đơn thuần là quảng bá sản phẩm hay thương hiệu, làm marketing quan trọng nhất là vẫn bán được hàng và kiếm được tiền. Mọi chiến dịch marketing đưa ra đều nhằm đem lại sự hiệu quả trong kinh doanh, giúp thu hút thêm khách hàng, và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Và trong một thị trường đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đầu tư tạo dựng thương hiệu là rất quan trọng để ghi điểm trong mắt khách hàng và nhận được lợi nhuận về lâu dài.

8. Chi phí và lợi nhuận

Lợi nhuận chính là khoản thu lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả chi phí, nó rất quan trọng để duy trì sự sống của một doanh nghiệp. Một chiến dịch marketing tốt là phải cân bằng được giữa doanh thu và chi phí, có thể chịu lỗ một thời gian đầu nhưng không thể lỗ mãi được.

Và đương nhiên, ngân sách đối với một chiến dịch marketing rất quan trọng, nó quyết định đến mọi hành động trong chiến dịch. Vậy nên hãy đảm bảo các hành động nằm trong ngân sách, và có được bản kế hoạch chi tiết nhất trước khi hành động.

9. Một marketer cần có kỹ năng gì?

Dưới đây là những kỹ năng nên có ở một marketer, nhưng hoàn toàn không bắt buộc, nó sẽ phụ thuộc vào vị trí và công việc bạn làm ở một doanh nghiệp. Nhưng nếu có, bạn sẽ dễ thăng tiến hơn, đó là:

  • Nắm bắt tâm lý khách hàng
  • Lập kế hoạch
  • Đàm phán
  • Thuyết trình
  • Sáng tạo
  • Giỏi các công cụ số hóa
  • Chăm sóc khách hàng
  • SEO
  • Phân tích dữ liệu
  • Đo lường ROI (tỷ suất hoàn vốn

Xem thêm: Top 5 Cuốn Sách Marketing Gối Đầu Giường Cho Người Mới

10. Chuyện trái ngành

Như đã nói, Marketing là một ngành khá rộng nên sẽ thu hút được nhiều người theo, dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh việc làm (đối với vị trí cao) của ngành này khá cao. Mức lương của một marketer dao động từ 11-30 triệu, và có thể hơn, phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ học vấn, và thưởng theo doanh thu.

Nói chung, nếu bạn đang muốn trái ngành đến với marketing thì hãy nghĩ thật kỹ bởi đây là một con đường đòi hỏi nhiều kỹ năng, phải thực sự có năng lực thì con đường thăng tiến mới rộng mở. Và đương nhiên, trái ngành đòi hỏi tự học rất nhiều.