Thói quen là gì? Làm sao để rèn luyện một thói quen tốt?
Thói quen là gì? Không thể phủ nhận bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có rất nhiều thói quen không tốt. Chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần mỗi chúng ta. Chẳng hạn những căn bệnh về tim mạch như: Cao huyết áp, mỡ máu cao… đều được coi là những bệnh liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Việc rèn luyện thói quen tốt và từ bỏ thói quen xấu là điều không hề dễ dàng. Đừng bỏ lỡ những bật mí về cách rèn luyện thói quen tốt ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé.
MỤC LỤC
Thói quen là gì?
Thói quen được hiểu là những hành vi đã hình thành cũng như lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ có điều kiện sẽ bao gồm những hành vi (nếp sống hay phương pháp làm việc) được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong cuộc sống (học tập, làm việc). Nó không sẵn có mà được hình thành do việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện của cá nhân trong cuộc sống. Thông thường, thói quen sẽ được chia thành 2 loại, cụ thể như sau:

Thế nào là thói quen tốt?
Thói quen tốt có thể được hiểu là tất cả những thói quen đem đến sự tích cực cho bạn cũng như những người xung quanh. Chẳng hạn những thói quen tốt phải kể đến như: Đọc sách, tập thể dục, gọn gàng, dậy sớm, nói lời cảm ơn – xin lỗi,… Thói quen tốt sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho mọi người, trong đó phải kể đến như:
- Thói quen tốt sẽ giúp bạn dễ dàng hoàn thành được mục tiêu của mình. Thông thường mục tiêu sẽ kéo dài trong 1 khoảng thời gian nhất định, thế nên việc hình thành những thói quen tốt sẽ giúp bạn hoàn thành mọi việc tốt nhất, hạn chế trở ngại phát sinh.
- Thói quen tốt là nền tảng quan trọng cho cuộc sống của bạn: Chẳng hạn như nếu chăm chỉ học tập, nhất định bạn sẽ đạt được hiệu quả cao, bắt đầu lối sống lành mạnh sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe,… Từ đó, có thể thấy thói quen đóng một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
- Thói quen tốt sẽ giúp mọi người tiết kiệm được nhiều thời gian và giải quyết mọi việc một cách hiệu quả, nhanh chóng.
- Thói quen tốt sẽ giúp bạn có thể hạn chế tình trạng mất động lực, xác định được cụ thể công việc cần thực hiện.

Thế nào là thói quen xấu?
Trái ngược với thói quen tốt, thói quen xấu là những thói quen mà mọi người cần phải hạn chế và thay đổi chúng một cách từ từ. Những nếp sinh hoạt này này về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc cũng như các mối quan hệ của mọi người,….
Chẳng hạn như thói quen hút thuốc hay lười vận động có thể dẫn đến việc béo phì. Lạm dụng mạng xã hội có thể gây nên những vấn đề về tâm lý. Thói quen không đúng giờ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ cũng như công việc,… Có thể thấy, những thói quen xấu thường mang đến ảnh hưởng tiêu cực không đáng có, chúng ta cần phải sửa đổi và hạn chế tối đa thói quen xấu.

Các bước để rèn luyện một thói quen tốt
Để rèn luyện được một thói quen tốt là điều không hề đơn giản. Theo nghiên cứu, để hình thành và xây dựng một thói quen, chúng ta chỉ cần duy trì thực hiện liên tục trong 21 ngày. Tuy nhiên, đối với những thói quen tốt thì ta cần phải có nỗ lực cũng như quyết tâm rèn luyện vô cùng lớn. Để việc xây dựng thói quen được dễ dàng hơn, mọi người có thể tham khảo các bước sau đây:
Bước 1: Nhận biết thói quen xấu
Thông thường, chúng ta sẽ không chủ động ý thức về thói quen của mình là tốt hay xấu. Thế nên, đầu tiên bạn cần phải nhận biết được những thói quen xấu hiện đang tồn tại trong lối sống hằng ngày của mình. Để dễ dàng nhận biết, bạn có thể tra cứu những thông tin trên google để biết được mình đang có những thói quen xấu nào và cần thay đổi cái gì.
Chẳng hạn như bạn thường có thói quen thức khuya đến sáng để học tập và làm việc. Có thể thấy, đây là một thói quen không tốt và có nhiều tác động xấu đến sức khỏe, tinh thần,… nhưng trước đây bạn từng ngó lơ điều này. Thế nên, bây giờ bạn cần nhận diện thói quen xấu này và hạn chế việc này tiếp tục xảy ra.

Bước 2: Thay thế thói quen xấu bằng thói quen tốt
Thói quen là điều gắn liền với chúng ta và ta không thể loại bỏ chúng mà chỉ thay đổi từ thói quen từ xấu sang những thói quen tốt hơn. Tuy nhiên, để làm được điều này không hề đơn giản mà cần thời gian để nhìn nhận, lên kế hoạch cụ thể và đặc biệt phải bắt tay vào thực hiện.
Chẳng hạn như việc bạn thức khuya là một thói quen xấu và cần phải thay đổi thói quen đó. Bạn có thể thay đổi thói quen thức khuya này thành thói quen dậy sớm để làm việc, tập thể thao và chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng hơn trước khi bắt đầu một ngày mới.
Bước 3: Duy trì thói quen bằng phần thưởng, hình phạt
Có nhiều những thói quen xấu được thành hành từ rất lâu, ngay từ khi chúng ta còn bè có đến lúc trưởng thành. Chúng khiến ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ tuy nhiên thực chất điều này chỉ là cảm giác tạm thời. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, có thể khiến ta phải hối hận.
Thế nên, để kiên trì tạo lập một thói quen tốt cần những chất xúc tác nhất định để tạo một động lực trong quá trình thực hiện việc thay đổi. Chẳng hạn như một phần thưởng nếu hoàn thành mục tiêu đề ra trong ngày, hình phạt nếu không thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Từ đó, sẽ tạo thành động lực để mọi người cố gắng hoàn thành việc xây dựng thói quen.

Bước 4: Cam kết bằng cách xác nhận với người thân, bạn bè
Chắc hẳn nếu như tự bản thân mình thay đổi thói quen thì rất dễ xảy ra tình trạng bỏ cuộc giữa chừng. Thế nên, để gia tăng sự quyết tâm và tạo động lực, nhắc nhở cho bản thân mình. Mọi người có thể cam kết với người thân hay bạn bè về những điều sẽ đem đến bất lợi cho bạn khi không thể thay đổi hay xây dựng thói quen tốt của mình.
Chẳng hạn như bạn có thể mua các phần quà có giá trị, đưa bạn bè hay người thân đi ăn ở nơi đắt tiền… Từ đó, sẽ tạo thành một động lực mạnh mẽ để bạn tiếp tục cố gắng hoàn thành mục tiêu mà mình để đề ra trước đó.
Xem thêm: Nỗ lực là gì? Có phải thành công chỉ đến khi bạn kiên trì đủ lâu?
Một số điều gây ảnh hưởng đến quá trình thay đổi thói quen của bạn
Không thể phủ nhận việc hình thành được một thói quen tốt là điều không hề đơn giản và có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình thực hiện của bạn. Đó có thể là những yếu tố bên trong hoặc các yếu tố bên ngoài. Một số điều gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thay đổi thói quen của bạn phải kể đến như:
- Môi trường làm việc: Mỗi người sẽ có những đặc thù về môi trường làm việc khác nhau. Thế nên, sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc hình thành thói quen và việc thay đổi được thói quen là điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế hoặc thay đổi môi trường làm việc để xây dựng lối sống tốt hơn.
- Ảnh hưởng có những thiết bị điện tử: Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển và việc sử dụng những thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến hơn. Thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng tích cực bằng cách thông báo, nhắc nhớ bạn mỗi ngày. Tuy nhiên, nó cũng là tác nhân gây xao nhãng, ảnh hưởng đến việc thay đổi thói quen.
- Những người thân xung quanh: Những người gần gũi thường có những ảnh hưởng vô cùng lớn đến những thói quen của chúng ta. Với những người có lối sống lành mạnh, thói quen tốt chắc hẳn cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chúng ta. Thế nên, mọi người cần lưu ý, lựa chọn những người bạn phù hợp cho quá trình thay đổi của mình.

Qua những thông tin đã được chúng tôi mang đến trên, chắc hẳn mọi người cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi “thói quen là gì?”. Có thể thấy, thói quen có những tác động vô cùng lớn đối với chúng ta, đặc biệt là những thói quen tốt sẽ giúp con người có được một lối sống phù hợp, sức khỏe, tinh thần,… Thế nên, ta cần phải cố gắng hạn chế những thói quen xấu và thay đổi chúng thành những thói quen tốt đẹp hơn.