Nhân nghĩa là gì? Bàn luận về lòng nhân nghĩa cùng triết gia nổi danh lịch sử
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng.” Câu hát ấy luôn được chúng ta cất lên để nhắc nhở nhau về một lối sống nhân nghĩa, một lối sống biết cho đi và mang lại nhiều giá trị. Hiểu được lòng nhân nghĩa là gì và rèn luyện theo lối sống ấy sẽ giúp cuộc sống của chúng ta luôn được trọn vẹn và tốt đẹp hơn.
MỤC LỤC
Nhân nghĩa là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nhân nghĩa là lòng thương người và luôn mong muốn đối xử với người theo thái độ, tình cảm và những việc làm đúng đắn phù hợp với luân thường đạo lý của dân tộc Việt Nam ta. Những người sống nhân nghĩa là những người luôn mong muốn theo đuổi lẽ phải, theo đuổi những gì tạo ra giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Nhân nghĩa là sự yêu thương giữa con người với nhau và mang một hàm ý nội tại rất sâu sắc, rất tiến bộ bởi nó gắn chặt với tinh thần yêu nước. Nhân nghĩa là nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo mà những người con dân đất Việt ta vẫn luôn hướng tới để tạo dựng nên một nền văn hiến tốt đẹp, mang đậm dấu ấn truyền thống của con người Việt Nam. Đây là sức mạnh to lớn làm nên chiến thắng.
Chúng ta vẫn thường thấy nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương và khổ cực trong cuộc sống hiện nay. Chính nhờ những người có lối sống nhân nghĩa ấy, họ biết giúp đỡ, họ biết bảo vệ, đùm bọc, cưu mang những mảnh đời khốn khổ này đã giúp họ xoa dịu bớt phần nào thiệt thòi mà họ vẫn đang chịu đựng. Cũng chính từ những hành động ý nghĩa của lối sống nhân nghĩa ấy mà xã hội chúng ta vẫn đang ngày một phát triển vững mạnh và tạo dựng được những giá trị đẹp đẽ.

Ý nghĩa của lòng nhân nghĩa là gì
Lòng nhân nghĩa không những đem lại những giá trị to lớn cho cuộc sống chúng ta mà còn mang những ý nghĩa sâu sắc. Tiêu biểu trong đó phải kể đến như:
- Làm giàu tình cảm và xây dựng cuộc sống tốt đẹp: Nếu mỗi người trong chúng ta đều có lối sống nhân nghĩa, đều biết chia sẻ, biết yêu thương, biết giúp đỡ người khác thì nó sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Hơn thế nữa, điều này còn giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn và luôn giàu ý nghĩa hơn.
- Yêu quý cuộc sống, có ý chí vươn lên: Sức mạnh của lòng nhân nghĩa là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nó làm cho chúng ta thêm yêu cuộc sống này hơn và có được nhiều sức mạnh để vượt qua những chông gai, thử thách.
- Là sợi dây gắn kết tình cảm con người với nhau: Lòng yêu thương hay đức nhân ái là một sợi dây liên kết vô hình, là một chất keo đặc biệt gắn chặt tình cảm con người lại với nhau. Đó là tình cảm gia đình, là tình cảm bạn bè, tình cảm láng giềng. Dù bạn có bận rộn với cuộc sống ngoài kia, dù bạn không có thời gian để quan tâm, lo lắng cho họ nhưng những lúc bạn cần, họ vẫn luôn sẵn lòng giang tay và che chở cho bạn, cùng bạn vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
- Là một trong những yếu tố xây dựng xã hội nhân văn, giàu đẹp: Phát triển lên ở một mức độ cao hơn, khi sợi dây gắn kết tình người ấy luôn được duy trì dần sẽ tạo nên một xã hội văn minh, nhân văn. Đó là một xã hội luôn có sự yêu thương, đồng cảm và sẻ chia cho nhau, cùng nhau tạo nên những giá trị to lớn khác.

Tư tưởng nhân nghĩa trong quá khứ của các triết gia nổi tiếng
Không phải chỉ ngày nay mà từ xa xưa, tư tưởng về lối sống nhân nghĩa đã được các triết gia nổi tiếng như Khổng Tử, Mạnh Tử hay Nguyễn Trãi truyền dạy. Những tư tưởng ấy chính là nền tảng giúp họ xây dựng xã hội xưa và là bài học quý báu về nhân nghĩa cho chúng ta đúc kết và phát triển hiện nay.
Khổng Tử: Tư tưởng nhân nghĩa là gì?
Tư tưởng nhân nghĩa được Khổng Tử tách ra làm hai để giải nghĩa. Nhân nghĩa chính là sự kết hợp bởi yếu tố “nhân” và yếu tố “lễ”, “nghĩa”. Theo quan điểm triết học Khổng tử, chữ “nhân” chính là cơ sở cho những hành động nhân nghĩa và là phạm trù ý nghĩa nhiều hơn.
Chữ “nhân” được Khổng tử lựa chọn làm phạm trù đạo đức to lớn của mình. Bởi theo Khổng Tử, con người là kết quả bẩm thụ khí âm dương của trời đất mà sinh thành. Tuân theo thiên lý, chữ “nhân” hợp với đạo “trung hòa”, đạo sống của con người phải là trung thứ, nghĩa là sống đúng với mình và mang cái đó ứng xử với mọi người.
Theo tư tưởng này, nhân nghĩa được giải thích ở điều thứ tư của quan điểm, đi kèm với chữ “lễ”. “Nhân” là “khắc kỷ phục lễ”, người có nhân là người tự sửa mình theo điều lễ. “Lễ” lấy “nghĩa” làm thực chất, “nghĩa” lại lấy “nhân” làm nền tảng cơ sở. Con người cần phải tuân theo lễ để đạt ý chí về sự truy cầu tính chính đáng và ý chí đó lại trở thành công tâm. Do đó, lễ và nghĩa kết hợp khăng khít với nhau, không thể tách rời.

Có thể nói, chế độ phong kiến Đông Á kéo dài được đến mấy nghìn năm đó một phần là nhờ tư tưởng “nhân” của Khổng Tử. Nhờ có đường lối “nhân nghĩa” ấy mà xã hội đó được ổn định, con người với con người có mối quan hệ hòa hợp với nhau, và xã hội trở thành một khối bền vững, thống nhất.
Mạnh Tử: Tư tưởng nhân nghĩa là gì?
Trong tư tưởng của Mạnh Tử, ngoài việc tiếp nối quan niệm của Khổng Tử về nhân nghĩa là tư tưởng cốt lõi để trị nước, bình thiên hạ và điều chỉnh các quan hệ của xã hội thì nhân nghĩa còn đồng thời còn là điểm xuất phát để xây dựng tư tưởng Dân bản. Suy rộng ra hơn trong quan điểm Mạnh Tử thì nhân chính là lấy nhân nghĩa làm gốc trong các công việc chính trị của nhà cầm quyền.
Xuất phát từ chính tư tưởng nhân nghĩa ấy, Mạnh tử luôn đề cao vai trò quan trọng và mang ý nghĩa quyết định của nhân dân đối với việc thịnh suy của đất nước. Do đó, mọi chính sách, chủ trương hay đường lối mà Mạnh Tử đề xuất đều lấy dân làm gốc, hướng tới nhân dân và vì lợi ích của nhân dân.

Quan điểm nhân nghĩa đã ảnh hưởng to lớn đến việc bình thiên trị quốc của Mạnh Tử. Theo đó, ý nghĩa của nhân nghĩa được ông đề cao đến mức độ tuyệt đối hóa nên việc trị quốc không cần nói đến cái lợi của bản thân mà chỉ cần nói đến nhân nghĩa là đủ. Vì vậy mà ông đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết cần phải lấy nhân nghĩa làm gốc trong vai trò của nhà cầm quyền.
Nguyễn Trãi: Tư tưởng nhân nghĩa là gì?
Nếu theo Khổng – Mạnh, quan điểm về nhân nghĩa có phần khắc nghiệt, đó là đạo nhân nghĩa chỉ là đạo của đấng trượng phu, gắn liền với bậc quân tử. Tức là đông đảo nhân dân tầng lớp dưới thì không có đạo nhân nghĩa này. Thì với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa đã trở nên tiến bộ hơn, đó là việc nó không chỉ tồn tại trong hệ tư tưởng, mà đó còn là hành động.
“Nhân nghĩa” trong suy nghĩ của Nguyễn Trãi khác rất nhiều so với “nhân nghĩa” của Khổng – Mạnh, bởi nó mang nhiều ý nghĩa thực tiễn và tích cực hơn. Theo đó, triết lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân, phấn đấu cùng nhân dân để chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, một lòng vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân.
Cụ thể với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là “cốt ở an dân”. Hiểu đơn giản đó chính là lòng yêu nước, thương dân, đánh giặc, trừ bạo cứu nước để an lòng nhân dân, cho dân có cuộc sống không phải lo nghĩ.

Tiếp theo đó, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không chỉ dạy cho mọi người hiểu và làm những điều nhân nghĩa mà còn là phương tiện tốt nhất để thu phục lòng người và cảm hóa những kẻ lầm đường. Điều này xuất phát từ lòng thương người, sự chân thành, khoan dung, độ lượng và là nét độc đáo trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Đó hay còn được gọi là chiến lược “tâm công”, có nghĩa là “đánh vào tấm lòng bằng tấm lòng”.
Hiểu và rèn luyện lối sống nhân nghĩa
Chắc hẳn những điều chia sẻ ở những mục trên đã cho bạn hiểu rõ được lòng nhân nghĩa là gì rồi phải không nào? Khi đã hiểu rõ về lòng nhân nghĩa vậy thì hãy rèn luyện lối sống nhân nghĩa qua những cách sau đây để luôn đem lại giá trị tốt đẹp cho cuộc sống này bạn nhé!
- Luôn biết đồng cảm, biết xót xa trước những khổ đau, bất hạnh của người khác.
- Luôn biết trân trọng và đề cao những phẩm giá tốt đẹp, những cái cao cả, lương thiện trong mỗi con người.
- Biết căm ghét những thế lực đã chà đạp lên quyền được sống, quyền được hạnh phúc của người khác.
- Biết ơn, hiếu thảo, kính trọng với ông bà, cha mẹ.
- Có tấm lòng cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha và biết quan tâm đến mọi người.
- Tham gia tích cực các hoạt động, phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn để nhớ đến và phát huy tinh thần quý báu này của ông cha ta.
- Biết ơn và kính trọng đối với những vị anh hùng có công với dân tộc, những người đã xây dựng và bảo vệ đất nước để chúng ta có được cuộc sống như hiện nay.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu được lòng nhân nghĩa là gì để từ đó thôi thúc bạn không ngừng phát huy và rèn luyện lối sống nhân nghĩa. Bởi chúng ta là những thế hệ mầm non của tương lai của đất nước cho nên bên cạnh làm đúng bổn phận học tập của chính mình, ta còn cần tích cực làm nhiều việc tốt và phát huy lối sống nhân nghĩa để hình thành một nhân cách tốt đẹp, trở thành một mảnh ghép quý giá cho xã hội mai sau bạn nhé!