Mỗi cá thể thể hiện tính cách khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
BLOG Kiến Thức Quan Điểm & Tranh Luận

Hoàn hảo là gì? Tại sao chủ nghĩa hoàn hảo lại không thật sự hoàn hảo?

Rate this post

Hoàn hảo đã tự bao giờ trở thành thước đo đánh giá của rất nhiều người mỗi khi đặt ra các tiêu chuẩn trong cuộc sống. Công việc hoàn hảo, người yêu hoàn hảo, gương mặt hoàn hảo,…tất cả đều đòi hỏi xoay quanh hai từ hoa mỹ ấy. Vậy thực chất hoàn hảo là gì mà nhiều người hướng đến như thế? Liệu rằng chủ nghĩa ấy có thực sự tồn tại như mọi người hằng mong tưởng?

Hoàn hảo là gì?

Vậy thực chất hoàn hảo là gì? Hoàn hảo được dùng để miêu tả cho sự tốt đẹp đến mức toàn diện và không có bất kỳ khuyết điểm để đánh giá. Hoàn hảo dường như mang đến cảm giác thỏa mãn cho người trải qua, và được nhiều người xem như tiêu chuẩn cao nhất cho các sự việc trong cuộc sống.

Thế nào là một con người hoàn hảo?

Trong mộng tưởng của nhiều người, người hoàn hảomột cá nhân uyên bác, giỏi toàn diện trên mọi lĩnh vực đồng thời sở hữu một ngoại hình nổi bật cùng giọng nói thu hút mọi ánh nhìn. Chưa dừng lại ở đó, người hoàn hảo còn phải là người có những đức tính vàng và tỷ tỷ các tiêu chuẩn khác để hài lòng tất cả mọi người xung quanh.

Đâu là tiêu chuẩn cho một vẻ đẹp hoàn hảo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đâu là tiêu chuẩn cho một vẻ đẹp hoàn hảo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Con người là một cá thể động vật bậc cao thông minh và khác biệt. Chúng ta không đơn thuần chỉ là một phiên bản lập trình máy móc được ấn định sẵn với vẻ đẹp không tì vết. Chúng ta đại diện cho vô vàn góc nhìn đa màu sắc của cuộc sống thú vị này. Vì thế việc áp đặt tiêu chuẩn hoàn hảo của một người đối với cá nhân khác dường như là một điều quá khập khiễng.

Chúng ta là khác biệt và định nghĩa hoàn hảo trong mỗi chúng ta cũng là khác nhau. Do đó để tạo ra một con người hoàn hảo nhằm mục đích chiều lòng và đáp ứng nhu cầu tất cả mọi người là điều dường như bất khả thi. Bởi lẽ một khi con người đồng nhất với nhau và tuân theo một khuôn mẫu hoàn hảo nhất định thì cuộc sống cũng dần mất đi cái sự thi vị vốn có của nó.

Vì thế thay vì đi tìm người hoàn hảo và mải mê chìm đắm trong định nghĩa người hoàn hảo là gì, hãy tìm cho chính bản thân mình một người phù hợp – một cá thể đồng điệu với cảm xúc và lý tưởng sống của chính chúng ta. Từ đó, người ấy mới chính là phiên bản hoàn hảo dành riêng cho ta. Và trong mắt người ấy, ta cũng chính là tình yêu hoàn hảo nhất mà họ đang tìm kiếm.

Thế nào là người hoàn hảo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thế nào là người hoàn hảo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chủ nghĩa hoàn hảo là gì?

Một khi càng nhiều người hướng đến sự hoàn hảo đồng nghĩa với việc sẽ dần hình thành lối suy nghĩ, định hướng, phong cách sống và thậm chí là cả một hệ tư tưởng hướng đến sự hoàn hảo trong mọi tiểu tiết của cuộc sống. Và đây chính là chủ nghĩa hoàn hảo mà con người tự thiết lập cho ra chính bản thân hay thậm chí áp đặt lên cả xã hội này.

Ví dụ cụ thể cho chủ nghĩa hoàn hảo là gì? Là khi một người áp lực bản thân với những tiêu chuẩn bất khả thi vượt quá khả năng bản thân và áp đặt mọi người và cả chính mình đều phải chạm đến mức ấy. 

Khi bạn giao tiếp với đám đông, bạn đặt ra cho mình ranh giới để tìm kiếm bạn bè. Điều này là không sai nhưng khi những tiêu chuẩn bạn quá khắt khe, bạn hay phàn nàn và luôn soi mói để tìm điểm trừ của tất cả mọi người thì dần bạn chính là người đang rơi vào chủ nghĩa hoàn hảo một cách tiêu cực.

Cân nhắc việc áp dụng chủ nghĩa hoàn hảo vào đời sống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cân nhắc việc áp dụng chủ nghĩa hoàn hảo vào đời sống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hãy nhớ rằng, chúng ta không thực sự hoàn hảo. Vì thế một khi quyết định theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, chúng ta cần phải cân nhắc kỹ xem bản thân đã vượt xa quá tiêu chuẩn ban đầu hay chưa. Liệu rằng ta đi tìm điều hoàn hảo hay đang rời xa thực tế? Đôi khi cái chúng ta cần không nhất thiết là sự hoàn hảo mà là sự hòa hợp.

Mặt tích cực & tiêu cực của chủ nghĩa hoàn hảo?

Nhiều người tự hỏi đã là chủ nghĩa hoàn hảo thì làm gì tồn tại điều tiêu cực. Tuy nhiên, định nghĩa về sự hoàn hảo của mọi người là khác nhau vì thế không khó tránh khỏi những va chạm về suy nghĩ, lý tưởng và cách nhìn nhận vấn đề. Do đó, với những ai đang và có ý định theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo cho bản thân thì nên có góc nhìn toàn diện nhất về vấn đề trên.

Mặt tích cực của chủ nghĩa hoàn hảo

Bên cạnh tìm hiểu khái niệm hoàn hảo là gì, sau đây sẽ là một vài điểm sáng mà chủ nghĩa hoàn hảo mang đến cuộc sống cho con người.

Rèn luyện tính tỉ mỉ và thận trọng trước khi đưa ra quyết định

Do tính cách ưa chuộng sự hoàn mỹ trong từng tiểu tiết nhỏ nhất, những người đang theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo đều sở hữu khả năng tập trung để giải quyết công việc một cách tốt nhất.

Nhằm hạn chế sai sót hay các sự cố rủi ro phát sinh, người theo chủ nghĩa hoàn mỹ sẽ luôn hình dung và hoạch định sẵn trong đầu các kế hoạch dự trù chi tiết. Việc này tin rằng sẽ là điểm cộng lớn cho người theo chủ nghĩa hoàn hảo và nên được học tập bởi nhiều cá nhân khác.

Tỉ mỉ trong từng tiểu tiết nhỏ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tỉ mỉ trong từng tiểu tiết nhỏ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trân trọng những vẻ đẹp thuần túy

Với những người yêu thích sự hoàn hảo thì vẻ đẹp là điều mà họ luôn kiếm tìm. Họ thưởng thức cái đẹp với niềm vui sướng, nâng niu và trân trọng. Do đó, góc nhìn về thẩm mỹ của tuýp người này khá cao và các dự án hoặc tác phẩm họ làm ra đa phần đều đem đến cho người đối diện sự thoả mãn về thị giác.

Người theo chủ nghĩa hoàn hảo có gu thẩm mỹ cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Người theo chủ nghĩa hoàn hảo có gu thẩm mỹ cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mặt tiêu cực của chủ nghĩa hoàn hảo

Vậy những khuyết điểm nào cần đáng lưu tâm màng chủ nghĩa hoàn hảo mang đến cho chính những cá thể đã và đang theo đuổi trường phái này. Liệu rằng sự chuẩn mực hoàn hảo chúng ta đang theo đuổi có thực sự xa hoa và phi thực tế.

Hoàn hảo đồng nghĩa với sự trì hoãn?

Một trong những hậu quả của chủ nghĩa hoàn hảo là chúng ta có xu hướng trốn tránh, trì hoãn công việc và trách nhiệm của mình. Điểm chung là vì chúng ta sợ cảm giác thất bại với những sai lầm có thể mắc phải, dần dần điều này khiến ta thu mình và khó hoàn thành công việc tốt.

Những người cầu toàn cũng miễn cưỡng thừa nhận những thiếu sót, khiếm khuyết của bản thân, tự chủ, thu mình lại và sợ đối mặt với những trải nghiệm mới giúp thúc đẩy sự trưởng thành.

Trì hoãn công việc vì sợ mắc sai lầm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Trì hoãn công việc vì sợ mắc sai lầm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tự ti

Một người cầu toàn thường thấy mình không đạt được kỳ vọng và lý tưởng của mình. Nhưng thay vì nhận ra rằng những tiêu chuẩn quá cao so với thực tế, thì người theo trường phái hoàn hảo lại có xu hướng đổ lỗi cho chính mình. Họ cảm thấy thất bại và tụt hậu so với xã hội và các mối quan hệ xung quanh.

Lo lắng và trầm cảm

Tính cách cầu toàn có thể gây ra nhiều sự lo âu và về lâu dài là bệnh trầm cảm. Điều này được lý giải trong tâm lý là khi con người không đạt được những tiêu chuẩn cao mà chính họ tự đặt ra. Về lâu dài, đây trở thành gánh nặng và áp lực vô hình trong tư tưởng của chính họ. Cảm xúc tiêu cực là cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt đối với những ai đang có ý định tự tử bởi do nguyên nhân cảm thấy bản thân vô dụng.

Suy tư nhiều. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Suy tư nhiều. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại sao lại nói “chủ nghĩa hoàn hảo lại không thật sự hoàn hảo”?

Vậy điều gì đã ngăn cản con người chúng ta chạm đến sự hoàn hảo mà ta hằng mong đợi. Vì sao con người dù mãi theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo vẫn mãi không thể trở thành phiên bản hoàn mỹ nhất của chính mình?

Thứ nhất, con người chính là sự tiến hóa không ngừng nghỉ. Khi chúng ta đạt đến ngưỡng mức hoàn hảo mà bản thân đã tự tạo ra, thì cũng chính chúng ta đã tạo ra một nấc thang cao hơn cho tiêu chuẩn hoàn hảo ban đầu. Vì thế, càng trau dồi bản thân vươn đến cánh cửa hoàn hảo, con người chúng ta càng tiến bộ và nâng cấp giá trị và phẩm chất của bản thân vượt xa với tiêu chuẩn hoàn mỹ ban đầu.

Từ đó, có thể nói rằng, hoàn hảo là có giới hạn nhưng sự phát triển của con người là vô hạn. Vì thế, thay vì tìm kiếm một phiên bản hoàn hảo hãy, nỗ lực để trở thành con người tốt hơn hình mẫu của chính mình ngày hôm qua.

Thứ hai, sự hoàn hảo rập khuôn làm mất đi sự đa dạng của mỗi cá thể. Sự khác biệt giữa mỗi cá nhân đóng góp cho xã hội đã tạo nên một cuộc sống đa màu sắc và sống động hơn cả.

Vô tình chủ nghĩa hoàn hảo làm mất đi sự đa dạng của xã hội. Bởi lẽ, khi con người tuân thủ theo một quy tắc cụ thể, sự đồng nhất của một khuôn khổ hoàn mỹ kìm hãm các ý kiến sáng tạo và lu mờ những đóng góp bức phá và mới lạ khác trong xã hội.  Và điều này có thể dẫn đến sự chậm phát triển của xã hội và sự vô vị trong muôn vàn câu chuyện cuộc sống.

Mỗi cá thể thể hiện tính cách khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Mỗi cá thể thể hiện tính cách khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kết luận lại, do đó khó có thể đạt đến ngưỡng mức hoàn hảo cuối cùng tuy nhiên chúng ta vẫn có thể theo đuổi chủ nghĩa ấy với mục đích cải thiện bản thân thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Điều cần lưu ý cho những ai theo đuổi chủ nghĩa trên là hãy chắt lọc thông tin uy tín để có suy nghĩ khác quan nhất.

Hy vọng rằng thông qua bài viết giải đáp thắc mắc hoàn hảo là gì và các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa hoàn hảo, bạn đọc sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về khái niệm hoàn hảo cho cuộc sống chính mình.