Người lạnh lùng luôn biết cách lắng nghe người khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
BLOG Kiến Thức Quan Điểm & Tranh Luận Tâm Lý

Lạnh lùng là gì? Có nên trở thành một người lạnh lùng, “cool ngầu” hay không?

Rate this post

Trong cuộc sống, tính cách mỗi người đều là một màu sắc khác biệt. Riêng lạnh lùng là cụm từ khá phổ biến hiện nay, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp kiểu người lạnh lùng trong các phim ảnh tình yêu học đường. Vậy lạnh lùng là gì? Người lạnh lùng thường có dễ thu hút người khác hơn không? Cùng Aly Ngân tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!

Lạnh lùng là gì?

Để giải đáp cho câu hỏi “Lạnh lùng là gì” thì theo từ điển tiếng Việt, lạnh lùng dùng để chỉ những người có thái độ không mấy quan tâm, hờ hững trước một sự vật, sự việc hay người nào đó. Đôi khi, nó cũng thể hiện cho sự bất cần, kiêu ngạo, khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Thực tế, người lạnh lùng sống rất nội tâm, họ có xu hướng không chia sẻ hay công khai cảm xúc trước mặt người khác. Họ luôn tỏ ra vô cảm với người gặp khó khăn, không vui hay buồn quá mức. Điều này cũng dễ dẫn đến bệnh vô cảm, từ đó xuất hiện những cảm xúc tiêu cực và mất động lực trong cuộc sống.

Lạnh lùng là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lạnh lùng là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thế nào là một người lạnh lùng?

Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề hình thành nên các tính cách riêng. Nhưng sự lạnh lùng của một người không chỉ xuất phát từ tính cách mà còn từ nhiều nguyên nhân khác dẫn đến.

Là người sống nội tâm và khép kín

Đây là một kiểu lạnh lùng không làm ảnh hưởng đến xã hội hay người khác. Người sống nội tâm thường không thể cởi mở với mọi người xung quanh, biểu hiện thành sự lạnh lùng. Thực tế, những người này thường rất sâu sắc, biết kiểm soát cảm xúc trong lòng. Không muốn biểu lộ sự quan tâm mặc dù họ có cảm xúc với thế giới nhưng không biết nên bày tỏ như thế nào.

Đã từng trải qua những biến cố cuộc đời

Sự lạnh lùng của những người đã trải qua biến cố cuộc đời đáng thương hơn đáng ghét. Thật vậy, từ những sự đau buồn trong cuộc sống mỗi người, cơ thể sẽ dần xây dựng nên một hàng rào chắn nhằm tự bảo vệ mình khỏi những cảm xúc tiêu cực khác xảy ra. Nhưng từ đó, cũng khiến họ trở nên tách biệt, có khoảng cách đối với người xung quanh.

Ngoài ra, khi gặp nỗi đau người khác, họ không có sự đồng cảm bởi bản tính bớt quan tâm sự đời hơn, biết kiềm chế cảm xúc hơn. Điều này tạo nên cho họ một vỏ bọc lớn đối với xã hội, họ sẽ cảm thấy cuộc sống an toàn và hài lòng với vỏ bọc đó. Tuy nhiên, sự lạnh lùng của những người gặp biến cố cuộc đời thường mang đến sự bi ai hơn.

Là người đã từng trải qua biến cố cuộc đời. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Là người đã từng trải qua biến cố cuộc đời. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Là người vô cảm trước vấn đề của xã hội

Theo đó, những người lạnh lùng này sẽ làm ảnh hưởng đến người khác, đem lại cảm giác khó chịu cho đối phương. Bởi trong đó sự vô cảm đã lên đến đỉnh điểm. Vì vậy, họ thường “mặc kệ sự đời”, sống một cuộc sống nhạt nhẽo và chỉ dùng lý trí trong mọi việc.

Không những vậy, những người lạnh lùng mà vô cảm thường không muốn dây dưa nhiều với các mối quan hệ về tình cảm. Vì vậy, họ thường độc thân và ít bạn bè, không làm việc dựa trên cảm tính mà luôn có sự rõ ràng giữa đúng và sai. Trong công việc, người thuộc tuýp này sẽ rất công tư phân minh, nhưng xét về mặt tình cảm thường không được lòng bạn bè hay người thân.

Có các kiểu người lạnh lùng nào?

Bên cạnh câu hỏi “Lạnh lùng là gì” nhiều độc giả vẫn đang thắc mắc: Vậy trong cuộc sống, có bao nhiêu kiểu người lạnh lùng?. Thực tế, sự lạnh lùng của một người đa phần đều khiến người khác cảm thấy khó gần, vô tâm. Nhưng không phải bất cứ người lạnh lùng nào cũng có thái độ và kiểu cách giống nhau.

Kiểu người ngoài lạnh trong ấm

Với những người thuộc tuýp này đôi khi vì họ ngại hoặc bị lo sợ khi nói chuyện với người lạ, họ không biết nên bắt đầu hay tiếp nối câu chuyện như thế nào. Vì vậy, khi gặp những người này chúng ta thường cảm giác khó gần. Nhưng thực chất, khi đủ thời gian tiếp xúc và tìm hiểu, họ lại rất ấm áp và tốt bụng.

Bên cạnh đó, đối với người ngoài lạnh trong ấm hay thường tỏ ra không quan tâm đến lời nói người khác nhưng bên trong, họ cực kỳ quan tâm những điều nhỏ nhặt ấy. Một ưu điểm nữa chính là, những người này rất cưng chiều, chịu tìm hiểu đối phương khi làm bạn, làm người yêu và luôn bao dung cho người khác.

Kiểu người ngoài lạnh trong ấm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kiểu người ngoài lạnh trong ấm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiểu người lạnh lùng vô tâm

Trái ngược hoàn toàn so với kiểu người ngoài lạnh trong ấm, người vô tâm cũng được hình thành bởi tính cách lạnh lùng. Vì thế, tuýp người này không gây mấy thiện cảm cho người đối diện. Đồng thời, bạn cũng sẽ rất dễ nản khi tiếp xúc với họ trong thời gian dài, vì cái sự lạnh lùng này rất thẳng thắn, hình thành nên cả vẻ ngoài tạo cảm giác đáng sợ cho người xung quanh.

Tại sao người lạnh lùng thường rất thu hút và hấp dẫn?

Không chỉ trên phim ảnh mà ngoài đời, người lạnh lùng thường dễ thu hút và hấp dẫn hơn. Bởi sự lạnh lùng đó đã giúp họ khoác lên mình một điều khác biệt rõ rệt, tạo cảm giác bí ẩn và cao ngạo. Ngoài ra, nguyên nhân khiến người lạnh lùng rất dễ hấp dẫn đến từ việc:

  • Họ thường rất chung thủy: Khác biệt với người hăng hái, nhiệt tình thì người lạnh lùng rất ít hay không có bạn bè, đồng nghiệp. Và điều này đã giúp họ rèn luyện được bản chất luôn trân trọng những người đến với cuộc đời họ. Chính vì thế, nếu người lạnh lùng đã yêu, họ sẽ luôn khiến người yêu cảm thấy an toàn, dù không thường xuyên thể hiện tình cảm, nhưng chắc chắn họ luôn yêu thương bạn thật lòng đằng sau vỏ bọc mạnh mẽ kia.
  • Là người bí ẩn: Do cảm xúc của những người lạnh lùng ít thể hiện ra, họ không bị chi phối bởi các hoàn cảnh thực tế. Do vậy, mọi hành động, lời nói đều rất khó đoán. Những người càng bí ẩn sẽ rất dễ thu hút người khác.
  • Luôn biết cách lắng nghe, thấu hiểu: Khi làm bạn với tuýp người này, bạn có thể yên tâm chia sẻ với họ. Bởi họ luôn biết cách kiểm soát lời nói và cảm xúc, từ đó nghiêm túc trong những câu chuyện của bạn, giấu kín và quan tâm khi bạn gặp khó khăn.
Người lạnh lùng luôn biết cách lắng nghe người khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Người lạnh lùng luôn biết cách lắng nghe người khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có nên trở thành một người lạnh lùng?

Lạnh lùng là một tính cách được hình thành do nhiều tác động, không ai tự sinh ra lại muốn trở thành một người trầm tính, ít mối quan hệ, chỉ sống một mình và cô đơn. Vì thế, không nên cố biến mình thành một phiên bản khác dù đây có thể là “mốt”. Bởi sự lạnh lùng không nên được xây dựng theo hướng tiêu cực, dễ gây buồn phiền cho người khác mà chính mình cũng không thấy hạnh phúc.

Mặt khác, trở thành một người lạnh lùng không phải là điều xấu. Lạnh lùng để làm chủ được suy nghĩ và cảm xúc, biết cách lắng nghe và thấu hiểu trước khi hành động mới đáng khuyến khích. Thật ra, chúng ta có thể thay đổi để tốt hơn, nhưng đừng để bị biến đổi vì dù thế nào, là chính mình mới là điều đáng sống nhất.

Để trả lời cho câu hỏi “Có nên trở thành một người lạnh lùng” hay không, chúng ta cần phải xem xét cả những mặt ưu và nhược điểm. Nếu bạn đang là một người lạnh lùng thì hãy học cách yêu bản thân, trân trọng những mối quan hệ xung quanh. Còn nếu bạn đang muốn trở thành một người lạnh lùng thì có thể hướng đến những mặt tích cực như: Biết kiểm soát cảm xúc, lời nói và học cách lắng nghe nhiều hơn.

Một số điều mà người khác hiểu sai về kiểu người lạnh lùng

Trong khi người hướng ngoại rất được săn đón bởi tính cách hòa đồng, thân thiện, dễ chịu khi tiếp xúc. Thì người lạnh lùng lại luôn nhận được những “lời chỉ trích” bởi dễ khiến người khác cảm thấy sự kiêu ngạo. Vậy người lạnh lùng có xứng đáng nhận được những điều đó không? Dưới đây là một số lầm tưởng mà người khác thường gắn mác lên người lạnh lùng.

Người lạnh lùng vô cùng kiêu ngạo

Một đặc điểm để nhận biết kiểu người lạnh lùng chính là: Họ thường tận hưởng sự cô độc. Vì thế, nhiều người sẽ nghĩ họ đang ngồi im và tỏ vẻ phán xét, hiểu biết hơn người nên tỏ ra không cần nói chuyện. Nhưng thật ra, người lạnh lùng họ không muốn nói chuyện nếu thấy điều đó không cần thiết. Họ muốn được chìm đắm trong suy nghĩ cá nhân hơn là bộc lộ nó ra ngoài.

Không những thế, đối với người lạnh lùng họ có xu hướng chỉ nói chuyện trực tiếp với một vài người, coi trọng chất lượng hơn số lượng. Ngoài ra, việc ít tiếp xúc với người khác khiến họ không có nhiều kỹ năng nói, sợ mình nhạt,… Và điều này vô tình tạo ra một ranh giới và từ đó, họ chỉ dám nói chuyện với những người thân nhất và khiến chúng ta hiểu lầm rằng người lạnh lùng “chảnh” nên mới không thân thiện.

Người lạnh lùng luôn tỏ ra mình kiêu ngạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Người lạnh lùng luôn tỏ ra mình kiêu ngạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Người lạnh lùng thường hay nhút nhát

Nhút nhát là một tâm lý thường biểu hiện bằng việc: Sợ hãi trước các phán xét tiêu cực, căng thẳng trong các tình huống cần sự tương tác. Khi đó, lạnh lùng là kiểu người khá bình tĩnh trước mọi vấn đề. Do vậy, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, chúng ta không nên đánh đồng tâm lý nhút nhát lên trên người lạnh lùng, bởi tự cô lập bản thân không có nghĩa họ là người nhút nhát.

Lạnh lùng để gây sự chú ý

Thật vậy, tính cách lạnh lùng là một màu sắc rất khác biệt đối với xã hội hiện nay. Vì thế, việc thuộc kiểu người này dễ khiến mọi người lầm tưởng rằng bản thân đang cố gắng làm vậy để gây sự chú ý, làm nổi bật mình,… Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm và có thể dễ gây tổn thương đến họ.

Trầm cảm và lạnh lùng, đâu là ranh giới?

Trầm cảm là một căn bệnh gây rối loạn tâm trạng, nó bị tác động từ tâm lý khá nhiều và thường khiến người bệnh luôn cảm thấy đau buồn và mất mát. Từ đó, dễ dẫn đến những biểu hiện như: Ít nói, tự cô lập mình và điều này khiến nhiều người lầm tưởng những người lạnh lùng là người bị trầm cảm.

Nhưng trên thực tế, trầm cảm và lạnh lùng là hai ranh giới hoàn toàn khác nhau. Bởi lạnh lùng chỉ là một tính cách nhưng trầm cảm lại là một tình trạng bệnh nguy hiểm, vì nó liên quan đến thần kinh người bệnh. Bên cạnh đó, với vẻ bề ngoài trầm tính, ít giao tiếp nhưng thực chất người lạnh lùng không khó tiếp xúc, nếu biết cách trò chuyện, đôi khi người lạnh lùng lại khiến chúng ta cảm thấy ấm áp.

Trầm cảm và lạnh lùng, đâu là ranh giới?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Trầm cảm và lạnh lùng, đâu là ranh giới?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy nên, với câu hỏi “Lạnh lùng là gì” là được Aly Ngân giải đáp ngay trên bài. Từ đó, chúng ta nhận ra rằng: Lạnh lùng không phải bệnh, người lạnh lùng càng không phải “kẻ lập dị”. Bởi vì họ chỉ đang đón nhận niềm vui theo cách riêng của mình. Nhưng ở đâu đó ngoài kia, vẫn còn rất nhiều thứ thú vị khác, mong rằng nếu bạn là người sở hữu tính cách lạnh lùng, hãy thử mở lòng đón nhận những màu sắc mới hơn nhé!