Luôn làm việc chăm chỉ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
BLOG Đời Sống Quan Điểm & Tranh Luận Tâm Sự & Tình Cảm

Thất bại là gì? Tại sao nói “thất bại” thật sự chỉ xảy ra khi bạn từ bỏ?

Rate this post

Thất bại là một điều mà không ai mong muốn xảy ra thế nhưng nó lại không thể tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó được xem là những bài học quý giá giúp ta có cái nhìn chân thực hơn về cuộc đời, là kinh nghiệm để ta không vấp lại những sai lầm ấy nữa. Vậy thất bại là gì? Liệu rằng thất bại có thật sự là “mẹ” thành công như mọi người vẫn hay truyền tai nhau hay không?

Thất bại là gì?

Cuộc sống chúng ta là một bản nhạc, có lúc thăng hoa cũng có lúc trầm lắng. Bên cạnh sự thành công thì vẫn sẽ tồn tại đâu đó không ít lần thất bại. Vậy thất bại là gì? Bạn đã hiểu chính xác về nghĩa của “thất bại” hay chưa?

Thất bại được xem là một trạng thái phổ biến, khá thường xuyên được nhắc đến trong xã hội hiện nay của chúng ta. Hiểu một cách đơn giản thì thất bại chính là những lầm lỡ mà chúng ta mắc phải trong cuộc sống, trong công việc dẫn đến những hậu quả nhất định. Việc đưa ra các quyết định, những hành động thiếu đúng đắn hay nếu chúng ta chưa nỗ lực hết mình, chưa chạm đến vạch đích của mục tiêu thì nó được quan niệm là sự thất bại.

Định nghĩa của sự thất bại là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Định nghĩa của sự thất bại là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giá trị của sự thất bại là gì? Tại sao ai cũng phải trải qua thất bại?

Thất bại gây có thể gây ra những hậu quả, sự mất mát làm bạn buồn và suy ngẫm. Thế nhưng thất bại cũng có những giá trị của riêng nó. Vậy giá trị của thất bại là gì? Tại sao chúng ta ai cũng phải trải qua tất thảy thất bại?

Giá trị to lớn mà thất bại đem lại

Tục ngữ chúng ta có câu rằng “thất bại là mẹ thành công” bởi thất bại mang đến những giá trị to lớn như:

  • Giúp chúng ta tăng nhận thức về môi trường thực tiễn: Thất bại không phải là đặt dấu chấm hết mà nó có thể sẽ giúp bạn nhận ra được rằng mình đang thiếu thứ gì, mình đã thực sự cố gắng hết sức hay chưa. Và sau mỗi lần thất bại ấy, bạn lại biết cách để phấn đấu, cách để cải thiện bản thân và xác định lại lộ trình tương lai của mình phù hợp với hoàn cảnh môi trường. Chưa chắc rằng con đường trước là sự lựa chọn phù hợp nhưng việc thay đổi nhận thức sẽ đem lại cho bạn sự định hướng tương lai tốt nhất.
  • Giúp chúng ta nhận ra giá trị của lao động: Bởi khi mà bạn đã bỏ ra công sức, thời gian, nỗ lực ra mà kết quả vẫn không như chúng ta vẫn mong muốn thì chắc chắn rằng ta sẽ thấy lãng phí quãng đường mà mình cố gắng. Từ đó, chúng ta nhận ra rằng cần phải thôi thúc mình cố gắng hơn nữa, biết quý trọng hơn sức mà ta bỏ ra hơn để đạt kết quả tốt.
  • Giúp tôi luyện tính kiên trì, bền bỉ: Không phải ai sinh ra cũng đã thành công được mà để đạt được thành quả cao, có được chỗ đứng trong xã hội ấy thì họ đã trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại. Họ là những người đã phải những vấp ngã thậm chí tưởng chừng như là không thể vực dậy nổi. Thế nhưng qua bao lần ấy, họ vẫn luôn cố gắng và kiên trì bền bỉ, họ biết phấn đấu, không nản chí, không bỏ cuộc và rồi họ đã đạt được thành công.
Thất bại đem lại giá trị gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thất bại đem lại giá trị gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lý do chúng ta phải trải qua thất bại

Khi nhắc đến thất bại, trong chúng ta không ai muốn nó xảy ra với mình. Thế nhưng một thực tế phũ phàng rằng trong chúng ta, dù ít dù nhiều cũng phải trải qua những lần thất bại. Bởi khi chúng ta đã trải qua những lần thất bại, có kinh nghiệm và trải nghiệm rồi thì ta mới cảm nhận được giá trị ý nghĩa của thành công.

Ông trời rất công bằng, khi chúng ta càng vượt qua thử thách, vượt qua sự thất bại càng lớn thì sự thành công, thành quả chúng ta đạt được có giá trị càng lớn. Thất bại luôn là động cơ của thành công, đưa chúng ta tiến gần hơn với thành công của mình. Vậy nên dù muốn dù không, nếu chúng ta muốn đạt được thành công thì phải trả giá bằng sự thất bại.

Thất bại có phải là “thất bại”?

Đối với những người trẻ tuổi, họ là “tờ giấy trắng” chưa có nhiều trải nghiệm thì chắc chắn họ sẽ đôi lần bị sốc trước sự thất bại. Lúc này, họ có thể sẽ mất đi phương hướng và xuất hiện những cảm xúc tiêu cực. Còn đối với những ai đã “quen thuộc” với xã hội, đã từng thất bại nhiều lần thì họ xem rằng thất bại là động lực, là bài học để họ vươn lên và đạt đến thành công.

Thế nhưng các bạn trẻ cũng đừng buồn nhé, thất bại không có gì đáng sợ cả và nó cũng chẳng phải là “thất bại” thật sự. Đó chỉ là chưa phải lúc, chưa phải thời điểm gặt hái quả ngọt của bạn mà thôi. Chỉ duy nhất khi bạn mất đi ý chí chiến đấu, mất đi động lực và từ bỏ điều mà bạn đang theo đuổi thì đó mới là sự thất bại thật sự.

Thất bại có thật sự là “thất bại” hay không?
Thất bại có thật sự là “thất bại” hay không?

Bí quyết để học từ thất bại của những người thành công

Những người thành công, họ đã trải qua vô số lần thất bại. Và sau những lần thất bại ấy, họ lại đúc kết được vô số những kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để chúng ta – những người chưa hình dung được nhiều về sự thất bại có thể học được bí quyết từ sự thất bại của họ? Rất đơn giản, chỉ với 3 bước sau đây:

Bước 1: Nhận biết các yếu tố gây nên sự thất bại

Những người thành công đã vấp phải nhiều lần thất bại. Điều quan trọng là họ biết nhìn nhận và chấp nhận sự thất bại nhưng không bỏ cuộc mà họ vẫn luôn nuôi ý chí, phấn đấu hết mình để vực dậy khi thất bại.

Người thành công luôn biết nhìn nhận những yếu tố gây nên sự thất bại ấy. Họ sẽ xem xét những nguyên nhân gây ra sự thất bại ấy là gì? Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thất bại nhưng họ sẽ vạch ra bằng những câu hỏi chính như:

  • Có phải mình không có mục tiêu và khát vọng rõ ràng hay không?
  • Có phải mình đang thiếu niềm tin vào bản thân hay không?
  • Có phải mình đang thiếu ý chí, kiên trì và lòng quyết tâm hay không?
  • Có phải mình chưa chịu học hỏi, vẫn chưa hoàn thiện tốt bản thân hay không?

Khi đã vạch ra được những câu hỏi ấy, chúng ta sẽ biết phân chia lý do tại sao mà mình phạm phải sai lầm, thất bại. Để rồi họ nhận ra chính mình và không ngừng nỗ lực để “xóa bỏ” những câu hỏi trong danh sách dẫn đến thất bại đó.

Không tự tin vào bản thân là một yếu tố gây sự thất bại. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Không tự tin vào bản thân là một yếu tố gây sự thất bại. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước 2: Tìm kiếm cách giải quyết các vấn đề

Thất bại không có gì đáng sợ mà đáng sợ là khi bạn không dám nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Người thành công khi nhận ra thất bại, họ biết cách bình tĩnh, nhìn nhận nguyên nhân để rồi khắc phục nó bằng nhiều cách như:

  • Xác định lại lĩnh vực đam mê: Đôi khi, sự thất bại xảy đến khi chúng ta không có niềm đam mê với những gì chúng ta đang thực hiện. Để duy trì một việc lâu dài và đạt được trái ngọt, người thành công không chỉ hành động vì tiền mà còn cả vì sự đam mê, niềm vui và sự yêu thích của họ. Chỉ khi xác định đúng được đam mê, chúng ta mới dám can đảm và dồn hết sức mình vào công việc ấy và thúc đẩy bản thân tiến tới thành công.
  • Nhận lời khuyên từ các chuyên gia: Chuyên gia là những người đã gặp phải vô số thất bại trong sự nghiệp của mình để rồi họ rút kinh nghiệm, đúc kết lại và chia sẻ lại cho chúng ta những lĩnh vực họ từng trải qua. Bởi vậy, nếu bạn thất bại, đừng ngần ngại tìm đến những chuyên gia để nhận được những lời khuyên bổ ích và có động lực tiếp tục hành trình theo đuổi thành công của mình.
  • Học thêm nhiều kỹ năng mới để bổ trợ và giải quyết vấn đề: Khi một vấn đề xảy ra, nếu chúng ta có nhiều kỹ năng để giải quyết nó thì ta sẽ không phải gặp sự thất bại. Vậy nên tích lũy cho mình nhiều kỹ năng mới là một cách để chúng ta đối mặt với khó khăn khi xảy tới.
Tìm cho mình một Mentor để định hướng bản thân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tìm cho mình một Mentor để định hướng bản thân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước 3: Hành động & tiếp tục học hỏi

Sự thành công của họ không phải bắt đầu từ sự may mắn hay cơ hội bất ngờ, mà thông qua những lần thất bại, họ luôn tiếp tục học hỏi và biến các mục tiêu của mình thành những “định lượng” cụ thể, thông qua những hành động như:

  • Làm việc chăm chỉ: Để có thể thành công, bạn nên bỏ qua những câu chuyện “làm giàu nhanh chóng” mà điều tiên quyết cần đầu tiên cho sự thành công đó là chú tâm vào làm việc một cách chăm chỉ. Bạn cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để học hỏi và làm việc hết mình thì mới có thể đạt được kết quả.
  • Lên kế hoạch và đặt mục tiêu rõ ràng: Việc bạn vạch ra những mục tiêu và hoạch định được chiến lược cụ thể không chỉ giúp cho bạn tự tin hơn mà còn có thể là bước đệm tinh thần giúp bạn vươn đến mục tiêu mà mình mong muốn. So với việc do dự hoặc cố theo đuổi nhiều thứ cùng một lúc thì việc vạch ra mục tiêu có thể giúp bạn rút ngắn thời gian hơn.
  • Hãy hành động ngay từ bây giờ: Nếu chúng ta chỉ nghĩ mà không hành động thì đích đến của chúng ta sẽ mãi xa vời. Những người thành công họ luôn làm chủ được bản thân mình và mạnh dạn hành động ngay cả khi họ không đủ sẵn sàng cho những cảm xúc riêng tư. Chỉ khi họ hành động, họ nhìn nhận lỗi sai và họ tiếp tục cố gắng thì dần dần họ sẽ sẵn sàng hơn và đạt đến thành công như mong đợi.
Luôn làm việc chăm chỉ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Luôn làm việc chăm chỉ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số tấm gương đáng giá trong việc thất bại để thành công

Thế giới của chúng ta có không ít nhà phát minh, nhà sáng tạo, tỷ phú, người truyền cảm hứng nổi tiếng thành công. Và để có được thành công , chỗ đứng như vậy, họ cũng đã từng trải qua rất nhiều những ngày tháng gian khổ, khó khăn để tìm ra đúng hướng.

Ray Kroc – một ông chủ lớn đằng sau tập đoàn đồ ăn nhanh McDonald’s đã từng là một nhà buôn máy xát “ế ẩm” bị bạn bè dè bỉu. Bằng niềm yêu thích trong kinh doanh của mình, ông đã thuyết phục hai anh em nhà McDonald’s nhượng quyền kinh doanh nhà hàng. Và rồi trải qua không ít khó khăn, vấp phải vô số sự phản đối những ông vẫn luôn cố gắng và nỗ lực hết mình, biến sự thất bại, sự dè bỉu ấy thành động lực và kết quả là ông đã xây dựng được một “đế chế” đồ ăn nhanh với thương hiệu McDonald’s như hiện nay.

Ray Kroc - nhà sáng lập chuỗi McDonald’s (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Ray Kroc – nhà sáng lập chuỗi McDonald’s (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Walt Disney – một ông trùm của những bộ phim hoạt hình đình đám cũng đã từng bị một tờ báo thẳng tay sa thải vì không có trí tưởng tượng phong phú. Tuy nhiên ông không xem đó là dấu chấm hết mà vẫn luôn tiếp tục đi lên bằng chính đôi chân của mình. Để rồi cho đến nay, ông đã trở thành một người thành công với danh tiếng vang xa khắp thế giới.

Walt Disney - ông trùm của phim hoạt hình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Walt Disney – ông trùm của phim hoạt hình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đó là hai trong vô số các câu chuyện biến sự thất bại thành động lực để thành công. Những câu chuyện kể trên không phải để khuyến khích bạn hãy thất bại mới đạt được thành công mà muốn nói với bạn rằng nếu không may gặp thất bại, hãy lấy thất bại ấy thành động lực mà không ngừng vươn lên.

Với những thông tin kể trên, chắc chắn các bạn cũng đã hiểu rõ về thất bại là gì cũng như tại sao thành công lại phải trải qua thất bại. Không có thành công nào là không phải trải qua những vấp ngã. Cũng như không có sự thất bại nào có đủ sức “chôn vùi” chúng ta nếu chúng ta biết cách vượt qua. Vậy nên hãy luôn nỗ lực và kiên trì vượt qua thất bại để gặt hái được quả ngọt bạn nhé!