Hình phạt và mức phạt đối với hành vi tham ô. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
BLOG Đời Sống Kiến Thức Quan Điểm & Tranh Luận

Tham ô là gì? Tham nhũng là gì? Cách phân biệt cả hai thông qua ví dụ thực tế

Rate this post

Hiện nay tình trạng Tham nhũng và Tham ô ngày càng trở nên phổ biến và có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của nước ta. Đây đều là những hành vi vi phạm pháp luật và cần được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hiểu tham ô là gì cũng như phân biệt giữa hai thuật ngữ “tham nhũng” và “tham ô”. Để giúp mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin ngay dưới đây.

Tham ô là gì?

Theo Điều 353 Bộ Luật Hình Sự năm 2015, tham ô có thể được định nghĩa là: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý”. Thế nên, việc tham ô có thể hiểu đơn giản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức Nhà nước để biến chúng thành tài sản của riêng mình.

Tham ô là hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tham ô là hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tham ô được biết đến là một trong những hành vi thuộc tham nhũng. Được thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong cơ quan, tổ chức hay các đơn vị Nhà nước. Họ có hành vi chiếm đoạt tài sản công và làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Tham nhũng là gì?

Theo Khoản 1 điều 3 của bộ Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, thì tham nhũng được định nghĩa như sau: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Có thể hiểu đơn giản hành vi tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn trong hành nước thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của dân hoặc của công để vụ lợi.

Tội danh tham nhũng sẽ được quy định trong Bộ luật hình sự và những hành vi tham nhũng là việc sử dụng quyền hạn để hưởng lợi ích vật chất trái với quy định của pháp luật. Những hành vi này sẽ gây nên những thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động đúng đắn của nhà nước.

Tham nhũng là hành vi trái pháp luật do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tham nhũng là hành vi trái pháp luật do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự khác biệt giữa hành vi Tham ô và Tham nhũng

Chắc hẳn nhiều người đã nghe nhiều đến hai thuật ngữ “tham nhũng” và “tham ô”, tuy nhiên chắc hẳn ai cũng nghĩ đây là những từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, thực chất đây đều là những hành vi có sự khác biệt và mức phạt cũng có sự khác nhau, vậy sau đây hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa Tham ô và Tham nhũng.

Định nghĩa

Tham ô tài sản được biết đến là một trong những hành vi của tham nhũng, đây là hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn với mục đích chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Tham nhũng được biết đến với định nghĩa rộng hơn so với tham ô và nó bao gồm cả hành vi tham ô. Đây là những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian. Tham nhũng sẽ gồm việc nhận hoặc sẽ nhận những lợi ích để làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của những người đã đưa hối lộ.

Sự khác biệt giữa hành vi Tham ô và Tham nhũng ai cũng nên biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Sự khác biệt giữa hành vi Tham ô và Tham nhũng ai cũng nên biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hình phạt và mức phạt

Đối với hành vi tham ô hay tham nhũng, đây là những hành vi trái pháp luật và gây ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng. Những cán bộ, công chức thực hiện hành vi này sẽ phải chịu những hình phạt và mức phạt cụ thể như sau:

Hình phạt

Mức phạt
Tham ô  Tham nhũng
Xử lý kỷ luật
  • Khiển trách nếu có vi phạm
  • Cảnh cáo hoặc hạ bậc lương nếu vi phạm với mức độ nghiêm trọng
  • Giáng chức hoặc thậm chí cách chức nếu vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng
  • Buộc thôi việc nếu hành vi vi phạm có mức độ đặc biệt nghiêm trọng.
Xử phạt hành chính
  • Thông thường sẽ bị phạt từ 01 đến 05 triệu đồng.
  • Bên cạnh đó, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và sử dụng một số biện pháp để khắc phục hậu quả.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng
Xử lý hình sự Từ 02 năm tù đến tử hình (tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà sẽ có những mức phạt riêng)
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
  • Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm
  • Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm

Cách nhận biết Tham ô và Tham nhũng

Với những thông tin trên, chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu thêm phần nào về cách phân biệt giữa Tham ô và Tham nhũng. Tuy nhiên, làm thế nào để nhận biết hành vi trái pháp luật này?

Cách nhận biết Tham ô là gì?

Tham ô chỉ là một trong số những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của những người vi phạm. Những hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng với những trường hợp được pháp luật quy định đều được quy vào tội Tham ô.

Ví dụ: Anh Linh là kế toán của một ủy ban nhân dân huyện và anh đã lấy tiền của cơ quan để mua một chiếc ô tô. Bởi lẽ, anh Linh là kế toán và có quyền tiếp cận, quản lý tài sản của cơ quan, anh Linh đã lợi dụng để tham ô tài sản. Trong trường hợp này, anh đã có hành vi tham ô, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi anh sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Tham ô là một trong những hành vi lợi dụng chức vụ của những người vi phạm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tham ô là một trong những hành vi lợi dụng chức vụ của những người vi phạm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách nhận biết Tham nhũng là gì?

Để nhận biệt được hành vi tham nhũng không quá khó, thông thường người có hành vi tham nhũng sẽ phải có đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Thứ nhất, Hành vi được thực hiện bởi những người có chức vụ và quyền hạn. Theo luật Phòng chống tham nhũng đã quy định 4 nhóm người có quyền hạn và chức vụ chính.
  • Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao. Sử lợi dụng hoặc lạm dụng được thông qua:
    • Chức năng chính quyền
    • Chức năng tổ chức, lãnh đạo
    • Chức năng hành chính và kinh tế theo nhiệm vụ, công vụ đã được giao
    • Chức năng theo thẩm quyền chuyên môn được người có đảm nhận.
  • Thứ ba, người thực hiện hành vi vi phạm phải có mục đích, động cơ vụ lợi (đó là những lợi ích vật chất, tinh thần được những người có chức vụ, quyền hạn đạt được hay có thể có được thông qua hành vi tham nhũng). Dấu hiệu này bắt buộc phải có để phân biệt tham nhũng với những hành vi trái pháp luật khác.

Để quy thành hành vi tham nhũng phải có đủ cả ba dấu hiệu trên, nếu thiếu một trong số đó sẽ thuộc về hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ví dụ: Giả sử, có anh Bình đưa tiền hối lộ và yêu cầu anh Linh cung cấp những tài liệu thông tin mật của Ủy ban nhân dân huyện D nơi anh Linh làm việc. Anh Linh đã nhận số tiền hối lộ và bán thông tin, tài liệu mà anh B muốn tiếp cận vì lòng tham của mình. Hành vi của anh Linh đã được quy vào hành vi tham nhũng (cụ thể là Nhận hối lộ). Tùy theo tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi anh Linh sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Cách nhận biết hành vi Tham ô và Tham nhũng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cách nhận biết hành vi Tham ô và Tham nhũng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những thông tin được chúng tôi cung cấp trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu thêm phần nào về “Tham ô là gì?”. Ngoài ra, cũng nhận biết được cách thức để phân biệt giữa Tham ô và Tham nhũng. Có thể thấy, đây đều là những hành vi vi phạm pháp luật gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng và cần được xử lý nghiêm. Mọi người cũng nên lưu ý, không nên vì lòng tham mà đánh mất lương tâm.