Tại sao con cái ngày càng ít tâm sự với cha mẹ?
MỤC LỤC
A. Tại sao con cái ngày càng ít tâm sự với cha mẹ?
Cha mẹ là đấng sinh thành, là người thân trong gia đình, người đã nuôi nấng dạy dỗ và cũng chính là người đi cùng ta trong suốt khoảng thời gian từ bé đến trưởng thành. Luôn là người tâm sự và chia sẻ mọi điều trong cuộc sống. Vậy, tại sao con cái ngày càng ít tâm sự với cha mẹ?
1. Cha mẹ có thực sự hiểu con của mình?
Con cái lớn theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có những chuyển biến về cơ thể và tâm sinh lý thay đổi. Liệu rằng cha mẹ đã thực sự hiểu con mình cần gì và muốn gì hay chưa?
-
Hãy làm bạn với con
Muốn hiểu con của mình thì cha mẹ nên tập làm bạn với con. Hãy tìm hiểu những điều tác động đến con và tập làm một người bạn để cùng trải nghiệm và chia sẻ. Cha mẹ có thể thay đổi cách nói chuyện, cách ăn mặc để có thể đi chơi với con và vui đùa với con như những người bạn. Khi cha mẹ đã làm bạn được với con thì họ có thể dễ dàng hơn trong việc dạy bảo và định hướng suy nghĩ của con.
-
Hãy lắng nghe và thấu hiểu
Tại sao ngày càng có rất nhiều tiêu chí cha mẹ đặt ra cho trẻ? Đa số các bậc phụ huynh chỉ chi tiền cho con học cái này cái kia. Học sao cho bằng “con nhà người ta” và phải đứng “ top ” lớn nhỏ. Có bao giờ cha mẹ lắng nghe lời con nói hay chưa? Có bao giờ hỏi rằng con mình cảm thấy như thế nào? Hay chỉ là ậm ừ cho qua khi con nói, là lời nói nặng nhẹ thậm chí là mắng nhiếc khi con không làm được điều cha mẹ muốn.
Cha mẹ nên dành thời gian cho con, tâm sự với con cái nhiều hơn. Hãy lắng nghe những điều con nói và xem con cần gì và muốn gì. Hãy đặt bản thân vào vị trí của con để cảm nhận và có thể thấu hiểu con hơn. Từ đó, cha mẹ có thể thay đổi để con có thể phát triển theo ý muốn.
2. Đừng áp đặt con cái theo suy nghĩ cha mẹ?
Có bao giờ cha mẹ đặt mình vào vị trí của con? Có bao giờ cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng rồi thất vọng khi con mình không làm được?
-
Sự áp đặt có phải lúc nào cũng tốt?
Cha mẹ luôn mong muốn mang lại những điều tốt nhất cho con cái của họ. Không muốn con cái thua kém bất kỳ ai. Nhưng những sự áp đặt đó có mang lại hiệu quả tốt nhất cho con không?
Đối với một bé gái linh động, muốn học võ. Nhưng cha mẹ lại bắt ép học đàn Piano vì suy nghĩ cổ hủ là con gái phải dịu dàng. Khi đó, bé sẽ chơi đàn với vẻ mặt buồn bã, không có hồn và không phát huy tốt được những ưu điểm của môn năng khiếu đó. Liệu rằng sự sắp đặt ấy có phải tốt cho con?
Nhưng nếu cha mẹ hiểu rõ con mình cần gì thì họ áp đặt cho con tốt hơn và phát triển toàn diện.
-
Hãy để con làm những điều con mong muốn
Mỗi người ai cũng sở thích và ước mơ. Con cái cũng vậy, nó có hoài bão riêng và muốn thành hiện thực. Cha mẹ đừng nghĩ con còn nhỏ nên phải nghe theo sự sắp đặt của người lớn. Đừng cho rằng lời nói cha mẹ lúc nào cũng đúng và con luôn sai.
Hãy lắng nghe mong muốn con. Hãy thể hiện thái độ ủng hộ con để con có động lực. Sau đó, phân tích cho con trẻ biết được rằng mong muốn đó có những ưu điểm và khuyết điểm như thế nào? và đưa ra những gợi ý khác để con có thể tham khảo và lựa chọn. Như thế thì con sẽ có nền tảng để tự quyết định và đưa ra những điều con muốn và cha mẹ sẽ hỗ trợ.
B. Tâm sự gia đình có thực sự quan trọng?
Các thành viên trong gia đình có sự gắn kết với nhau hay không thì phần lớn dựa vào những tâm sự và chia sẻ trong gia đình. Hãy cùng nhau ngồi lại để nói chuyện và khuyên nhủ nhau thay vì mỗi người sống mỗi thế giới riêng của họ. Khi tâm sự sẽ được trải lòng và bộc lộ cảm xúc thì gia đình có thể biết bạn đang gặp phải vấn đề gì và giúp đỡ để giải quyết.
1. Tâm sự trong gia đình sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Sự phát triển của con cái phụ thuộc vào gia đình rất nhiều. Nếu một gia đình có sự chia sẻ và thấu hiểu thì đó sẽ là một nền tảng tốt cho sự phát triển của con.
-
Tính cách của con
Tính cách của con cũng bị ảnh hưởng rất lớn trong việc tâm sự với nhau giữa các thành viên trong gia đình.
Đối với gia đình luôn tôn trọng và chia sẻ với nhau thì con trẻ sẽ phát triển tốt, tính tình hòa đồng, cởi mở, có định hướng tốt cho tương lai. Biết mình đúng và sai ở đâu để sửa chữa. Luôn luôn lạc quan và vui vẻ trong mọi tình huống.
Nhưng ngược lại thì tính cách của con cũng bị ảnh hưởng không ít. Con sẽ luôn sống khép kín và không muốn giao tiếp. Cảm giác sợ hãi và không có chí hướng rõ cho mọi quyết định.
-
Hành động của con
Hành động của con cũng bị ảnh hưởng rất lớn từ gia đình. Con sẽ luôn có hành động giúp đỡ người khác và yêu thương động vật. Đó là đứa trẻ được sống trong môi trường dạy dỗ và yêu thương từ cha mẹ.
Ngược lại, những đứa trẻ không được cha mẹ quan tâm hay trò chuyện nhiều thì hành động của trẻ có phần khó hiểu
Ví dụ:
– Con nóng nảy, hung hăng: Vì con muốn cha mẹ biết rằng con khó chịu và con không biết bày tỏ sự tức giận của mình.
– Trẻ con trộm đồ: Tức là con muốn cha mẹ quan tâm con nhiều hơn
– Cố tình nói tục, chửi bậy: Vì con muốn biết rằng điều này được phép hay không trong gia đình.
Vì vậy, gia đình là yếu tố quan trọng để hình thành tính cách và hành vi của con.
2. Áp lực tâm lý gia đình
Không chỉ cha mẹ phải chịu áp lực từ bên ngoài, mà chính con cái cũng chịu rất nhiều áp lực, trong đó áp lực gia đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con.
-
Trầm cảm
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến, khiến bản thân có cảm giác buồn bực, thiếu năng lượng và dẫn đến những hành vi bế tắc, thậm chí tự tử.
Con sẽ bị trầm cảm nếu gia đình không quan tâm, áp đặt nhiều thứ. Sẽ có cảm giác mệt mỏi khi phải làm theo ý cha mẹ. Đôi khi cảm thấy không được tôn trọng khi bị cấm những điều con muốn. Như vậy sẽ gây ra những điều tiêu cực và gây ra những hậu quả không mong muốn.
Nếu một đứa trẻ không bị ép buộc về điểm số thì chúng luôn vui tươi và linh động. Ngược lại gia đình ép buộc con phải đạt kết quả như mong muốn thì con sẽ trở nên chán ghét và sẽ thụ động. Thậm chí sẽ bị tự kỷ nếu cha mẹ cứ ép buộc quá nhiều.
-
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm
– Cảm thấy tuyệt vọng và tự ti trong mọi tình huống.
– Sống khép kín và muốn ở một mình.
– Khó tập trung chú ý khi làm việc gì đó
– Cảm thấy chán nản và không có năng lượng
– Và nhiều hành vi khó hiểu của con …
Cha mẹ nên trò chuyện nhiều hơn để con có cảm giác được quan tâm và tôn trọng. Khi con có cảm giác được lên ý kiến và bảo vệ thì con sẽ tự tin hơn. Có như vậy thì con mới phát triển tốt và trở thành một con người tốt.