Những "mộng tưởng" về cuộc sống sinh viên
BLOG Kiến Thức

Sinh viên đi làm thêm để tích lũy điều gì?

Rate this post

Học để có kiến thức và đi làm thêm để tích lũy?

Sinh viên ngày nay, đặc biệt là thế hệ gen Z, việc học vẫn giữ vị thế ưu tiên nhưng dành thời gian để xây dựng ước mơ và theo đuổi đam mê cũng chiếm một vị trí không hề kém cạnh. Họ chọn cách đặt nền gạch để xây ước bằng kiến thức (việc học) và những gì họ tích lũy được thông qua các công việc làm thêm ngoài giờ. Vậy, sinh viên ngoài đi học thì đi làm để tích lũy điều gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tiếp nhé!

Sinh viên đi làm thêm để tích lũy điều gì?

1. Sinh viên đi làm thêm có hợp lý không?

Để trả lời câu hỏi này một cách chính xác nhất, e rằng lại chưa hẳn chính xác. Trên thực tế, Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế, vì thế bên cạnh những lối suy nghĩ cũng đã và đang được thay thế để phù hợp hơn với thời đại 4.0. Tuy nhiên, vẫn có một số gia đình không muốn cho con em mình đi làm thêm sau giờ học. Qua một vài thông tin mình thu thập được từ các gia đình có mức sống và kinh tế khác nhau, dưới đây là một số điều mà họ nghĩ đến ngay khi mình đặt câu hỏi: “Sinh viên đi làm thêm có hợp lý không?”

  • Sinh viên đi làm thêm dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Sinh viên đi làm thêm dễ xao nhãng việc học.
  • Sinh viên đi làm thêm dễ bị lôi kéo vào những công việc không tốt.
  • Sinh viên đi làm thêm để học hỏi những điều mới lạ trong cuộc sống.
  • Sinh viên đi làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt cá nhân.
  • Sinh viên đi làm thêm để không bị lãng phí thời gian rảnh.

Đây chỉ là những ý kiến cá nhân từ các gia đình mà mình đã đề cập ở trên. Mình nghĩ các bạn đã có một câu trả lời riêng cho chính mình, nhưng nếu bạn vẫn muốn biết sinh viên có nên đi làm thêm hay không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem sinh viên tích lũy điều gì khi đi làm thêm.

 

2. Đi làm thêm giúp sinh viên tích lũy điều gì?

Không thể phủ nhận sự thật về khối tài sản mà sinh viên có thể tích lũy được khi đi làm thêm. Mà khối tài sản đó là gì, trị giá bao nhiêu? Bạn đọc tiếp nhé!

 

2.1. Tích lũy vật chất

Vật chất không nhất thiết là những món đồ thời trang hàng hiệu, không nhất thiết những thiết bị công nghệ đời mới và cũng không nhất thiết là nhà lầu, xe hơi. Ôi! Nghe thật xa xỉ đối với sinh viên đi làm thêm để tích lũy vật chất.

Chính vì thế, vật chất mà sinh viên muốn tích lũy chỉ đơn thuần là kiếm thêm chút tiền tiêu vặt hay nhiều hơn là chi trả một phần chi phí sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là chi trả học phí trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó giúp gia đình cũng nhẹ về kinh tế lo cho các bạn ăn học suốt những năm ngồi ở giảng đường đại học mà nữa đấy.

Ngoài ra, việc tích lũy vật chất này cũng giúp bạn học cách sử dụng đồng tiền và biết trân quý thành quả lao động của chính mình và bố mẹ nhiều hơn. Nhờ đó sinh viên cũng có nhiều cơ hội để mua những món đồ mà mình thật sự mong muốn, hoặc cho ba mẹ, cũng như hạn chế việc bị những tệ nạn xã hội tác động vào. 

Nhưng sinh viên đi làm thêm để tích lũy vật chất vẫn chưa đủ, sinh viên còn tích lũy cả kinh nghiệm nữa đấy. 

Sinh viên đi làm để tích lũy vật chất và kinh nghiệm

 

2.2. Tích lũy kinh nghiệm

Ngoài những lý do mà chúng ta thường bắt gặp khi sinh viên chọn đi làm thêm sau giờ học, còn có một lối suy nghĩ khác là “người lớn thường không tin vào con em mình rằng chúng có thể chinh phục bất kỳ chông gai nào”. Vì lẽ đó, rất nhiều sinh viên có thêm động lực để chứng minh cho bậc phụ huynh thấy được sự nỗ lực, tinh thần và khả năng của họ.

Bên cạnh đó, sinh viên còn gặt hái và mang về tích lũy cho mình những kinh nghiệm đắt giá trong cuộc sống. Cũng có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, cho rằng sinh viên đi làm thêm không liên quan đến chuyên ngành học tập, hoặc không có gì bổ trợ cho công việc sau này. 

Trên thực tế, điều này xuất phát từ quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người. Bài viết này không khuyến khích sinh viên “phải” đi làm thêm hay “phải” tập trung vào việc học. Mà bài viết này chỉ đưa ra những luận cứ để sinh viên có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề sinh viên đi làm thêm để tích lũy điều gì mà thôi. 

Những kinh nghiệm mà các bạn tích lũy được trong công việc bán quần áo, nhân viên phục vụ, nhân viên chăm sóc khách hàng, viết nội dung, trở thành gia sư,…không nhiều thì ít nhất nó cũng đã hỗ trợ các bạn trong quá trình thực chiến. Các bạn được gặp khách hàng, được cọ xát với thực tế giúp các bạn có nhiều cơ hội thực hành những kiến thức từ giảng đường và từ các giảng viên truyền đạt lại.

“Hãy nhớ rằng, vật chất và kinh nghiệm chỉ được tích lũy nhiều nhất và đáng để tích lũy nhất chỉ khi sinh viên chọn đúng công việc để đi làm thêm.”

Thế thì sinh viên nên chọn những ngành nghề nào phù hợp để đi làm thêm? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp nhé!

 

3. Một số ngành nghề phù hợp cho sinh viên

Hiện nay có vô số những ngành nghề tuyển dụng sinh viên tham gia. Cơ mà một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao, được sinh viên quan tâm nhiều nhất đều nằm trong ngành dịch vụ.Các bạn nên tìm hiểu về khái niệm ngành dịch vụ để hiểu rõ hơn về bản chất cũng như vai trò của lĩnh vực này thời đại công nghệ hiện nay.

Gợi ý một số ngành nghề cho sinh viên đi làm thêm

Còn bây giờ, mình có thể gợi ý cho các bạn một số ngành nghề phù hợp để có thể lựa chọn và quyết định đi làm thêm hay không nhé.

  • Đối với khối ngành ngoại ngữ: không có gì khó khăn nếu bạn chọn làm gia sư dạy ngoại ngữ, biên dịch (dịch truyện, dịch phim là phổ biến), viết nội dung (hay còn gọi là content), telesale, chăm sóc khách hàng. 
  • Đối với khối ngành kinh tế, quan hệ công chúng: các bạn vẫn có thể trở thành nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên marketing.
  • Đối với các ngành kế toán, sư phạm,..: những ngành này có đặc thù riêng nên khi chọn công việc làm thêm bạn có thể chọn gia sư, hoặc kế toán tập sự dù là ở công ty nhỏ. Bởi vì chỉ học kiến thức ở trường thì chưa đủ thấm nhuần, bạn cần phải luyện tập tại nhà và thực chiến thì mới mau hấp thụ những tinh hoa mà giảng viên truyền tải, cũng như thành thạo các kỹ năng cần thiết cho ngành nghề của mình.

Một bí kíp quan trọng để thành công khi đi làm thêm của một sinh viên chính là: “Học hết sức, làm hết mình và tìm hiểu bản thân thật sâu sắc”. Có như thế bạn sẽ vững bước trên con đường mình đã chọn và thành công hơn chính mình của ngày hôm qua. 

Chúc các bạn có những bước đệm vững vàng cho hành trình vạn dặm phía trước. Đừng quên tìm hiểu bản thân và dõi theo các bài đọc tiếp theo mà mình chia sẻ nhé. Nếu bạn thấy hay, hãy đọc và đồng hành cùng mình. Nếu bạn thấy chưa hay, hãy cùng mình đồng hành để đọc nhiều hơn. Chúng ta cũng nhau chinh phục chông gai phía trước.

Và mình là Garrett97 – không gian của cảm xúc!