Bạn đang cầu tiến hay chỉ là nỗ lực ảo
BLOG Đời Sống Quan Điểm & Tranh Luận

Nỗ lực ảo? Cách khắc phục “Căn bệnh” của giới trẻ hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

Nỗ lực ảo đang là căn bệnh phổ biến của giới trẻ hiện nay. Làm sao để nhận biết được bạn có đang mắc căn bệnh này không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nỗ lực ảo là gì?

Nỗ lực ảo là khi bạn đặt ra cho bản thân rất nhiều mục tiêu, công việc phải làm. Nhưng thay vì bắt tay vào làm nó thì lại dành thời gian vào những việc vô bổ: Lướt web, mạng xã hội…Bạn có làm nhưng không đến nơi đến chốn. Và những biểu hiện này hầu hết các bạn trẻ hiện nay đều mắc phải.

Biểu hiện của nỗ lực ảo

Một người mắc bệnh nỗ lực ảo thường có các triệu chứng như sau:

  • Khi mọi thứ đều tiện lợi, chúng ta chỉ cần lên mạng là có thể xem và tải bất kỳ mọi thông tin. Và chính điều này mà bạn xem bộ nhớ điện thoại, máy tính như một cái thư viện. Lưu trữ tất cả những thông tin bạn cho là hay, hữu ích. Tuy nhiên, những tài liệu đó khi nào mới được đọc, bạn nhớ và áp dụng nó vào thực tế được bao nhiêu?
  • Bạn quan tâm đến việc trau dồi tri thức, bạn tham gia đủ các loại hội nhóm học tập, luôn để ý đến các loại tài liệu hiếm, quý, bổ ích… và tải chúng về ngay khi có cơ hội.
  • Thấy ở đâu có tài liệu bạn đều xin tải về nhưng không bao giờ đụng tới. Bạn chụp tất cả nhưng kiếm thức bạn cho là bổ ích và chả bao giờ chịu xem lại chúng.
  • Không tải tài liệu về thì sợ sau này hối hận mà tải về thì chả bao giờ đụng đến. Có nhiêu bạn tải về một đống rồi đến khi lật ra lại chả biết đây là tài liệu phục vụ cho việc gì nữa cơ.
  • Thấy ai tặng tài liệu thi nhau chia sẻ về tường, đăng kí để xin nhưng không bao giờ mở ra để học. Mua sách bỏ đầy tủ: thấy mọi người quảng cáo sách này hay là mua về nhưng không đọc, có cũng chỉ được vài trang đầu. Biết rõ đọc sách rất là tốt nhưng lại lười biếng, nằm dài trên giường.
  • Đăng ký, tham gia các khóa học: trước khi học rất hăng hái và hào hứng đến khi học một hai buổi, không muốn nữa và cảm thấy chán, thay vì 1 tháng bạn kéo lê ra 1 năm thậm chí lâu hơn nữa.
  • Thích tham gia hội nhóm bạn thấy hay và liên quan đến bản thân nhưng chỉ nghe chứ không bao giờ áp dụng vào thực tế. Thích đi nghe diễn thuyết để đốt cháy nhiệt huyết nhưng trở về nhà bạn lại chẳng suy nghĩ gì nữa.

Xem thêm: Nỗ lực là gì? Phải làm gì để duy trì sự nỗ lực

So sánh lối sống của giới trẻ xưa và nay

Ngày xưa: khi công nghệ chưa phát triển, giới trẻ thường quan sát vào khả năng và kinh nghiệm của bản thân, đưa ra kế hoạch tốt nhất thực hiện. Một năm học có thể đọc được trung bình 12 cuốn sách.

Bây giờ: giới trẻ sử dụng mạng xã hội quá nhiều dẫn đến bị phụ thuộc, khả năng đánh giá bản thân bị suy giảm. Khi đi học, thay vì ghi chép bạn lại chụp một đóng lưu vào trong máy để khi về đến nhà xem lại, nhưng không bao giờ thấy mở ra đọc. Cả năm không đọc được 3 – 5 cuốn sách. Cuối tuần không bao giờ cập nhật kiến thức.

Bạn đang cầu tiến hay chỉ là nỗ lực ảo

Hậu quả của nỗ lực ảo

Hậu quả của việc mắc chứng bệnh nỗ lực ảo rất lớn, nó khiến:

Công việc

  • Ôm đồm quá nhiều, không có việc nào hoàn chỉnh, dẫn đến không hiệu quả, luôn ở trạng thái áp lực trong công việc. Còn khi mà đạt được một điều gì đó, bạn luôn  tự mãn với thành tích tạm thời.
  • Bạn nhanh chóng bỏ cuộc khi bản thân bị áp lực hoặc chưa hoàn thành được  20 – 30% kế hoạch.

Cuộc sống hàng ngày

  • Thường hay so sánh với người khác sinh ra buồn và đặt áp lực lên bản thân. Luôn nghĩ bỏ nhiều nỗ lực nhưng thất bại và không tin vào nỗ lực nữa. Lúc đó quá trình trưởng thành chính thức dừng lại.

Xem thêm: Tại sao càng trưởng thành càng cô đơn

Cách khắc phục

Hiểu rõ bản thân đang cần những gì phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, không nên ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc. Như vậy sẽ rất áp lực cho bản thân và không hiệu quả khi khả năng chưa thực hiện được.

  • Cần lập ra mục tiêu phù hợp với năng lực và thời gian của bản thân. Nên chia nhỏ các mục tiêu. Việc nào cần thiết, quan trọng thì làm trước.
  • Hạn chế lướt các trang mạng xã hội.
  • Cân nhắc kĩ khi tham gia hội nhóm. Những nhóm nào thực sự phù hợp với bản thân thì mới tham gia.
  • Học cách sống buông bỏ một vài thứ không quan trọng. Bỏ ngay thói quen tích lũy bừa bãi, những trò chơi giải trí không cần thiết.
  • Bớt mơ mộng và tham lam.

Bạn có đang nỗ lực ảo hay không? Nếu không thì chúc mừng bạn vì bạn là một con người quá hoàn hảo, thật đáng ngưỡng mộ đấy, nếu có thì hãy sửa đổi nó ngay khi còn có thể bạn nhé! Hãy tận dụng nỗ lực một cách hiệu quả.

Xem thêm: Làm thế nào để hình thành thói quen đọc sách?