Lòng khoan dung là gì? Làm thế nào để sống hạnh phúc hơn.
BLOG Đời Sống Kiến Thức

Lòng khoan dung – Đức tính cao quý giúp ta sống vị tha, hạnh phúc hơn mỗi ngày

Rate this post

“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”, đây là câu nói về lòng khoan dung – một đức tính tốt đẹp của người Việt. Vậy liệu bạn đã biết khoan dung là gì và làm thế nào để trở thành người khoan dung chưa?

Lòng khoan dung là gì?

Nếu có ai đó làm điều gì sai với bạn, sau đó họ lại hối cải thì bạn có tha thứ cho họ không? Bạn có rộng lượng cho họ một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm không? Nếu có, chắc chắn bạn là người có lòng khoan dung. Khoan dung là khi bạn sẵn lòng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Không chỉ vậy, khoan dung cũng là khi bạn biết giúp đỡ những người lầm đường lạc lối. Đó là lúc bạn giúp họ nhận ra những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. 

Khoan dung là khi bạn sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của người khác.
Khoan dung là khi bạn sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của người khác.

Lòng khoan dung bắt nguồn từ trái tim cảm thông, nhân hậu của mỗi người. Trái lại với khoan dung chính là sự hẹp hòi, ích kỷ, không chia sẻ với người khác. Khoan dung là vị tha, nhưng tuyệt đối không phải là dung túng, che đậy mọi lỗi lầm, mọi điều trái đạo đức. 

3+ Biểu hiện của lòng khoan dung, sống vị tha

Người có lòng khoan dung sẽ có biểu hiện như thế nào? Họ sẽ là người biết quan tâm, biết sẻ chia với người khác và luôn hướng tới lối sống cao cả, tốt đẹp. 

Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người

Người có sự khoan dung luôn có trái tim nhân hậu và tràn đầy tình yêu thương. Họ sẵn sàng cảm thông, chia sẻ và quan tâm đến những người xung quanh. Họ biết thông cảm với hoàn cảnh của người khác và thấu hiểu đối phương, đồng cảm với người ấy. Bất kể lúc vui hay lúc buồn, người khoan dung cũng sẵn sàng ở bên cạnh người khác và lắng nghe, chia sẻ câu chuyện của họ. 

Người khoan dung luôn có trái tim nhân hậu và yêu thương.
Người khoan dung luôn có trái tim nhân hậu và yêu thương.

Tha thứ đúng cách cho những sai lầm

Người có lòng khoan dung biết tha thứ đúng cách cho những người hiểu ra sai lầm của mình và quay đầu hối lỗi. Điều này được thể hiện qua những hành động tinh tế của họ. Họ sẽ biết cách chấp nhận những khuyết điểm của người khác và giúp họ cải thiện, khắc phục những điểm yếu ấy. Bởi lẽ không ai là hoàn hảo cả và ai cũng có lúc phạm lỗi lầm. Những lúc này, chính lòng bao dung của ta dành cho người sẽ cảm hoá họ, khiến họ ăn năn, hối lỗi và sửa chữa lỗi lầm đó. Từ đó, họ sẽ biết ơn ta và không mắc phải những sai lầm cũ.

Người khoan dung sẽ biết cách tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
Người khoan dung sẽ biết cách tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Hướng tới lối sống chân, thiện, mỹ

Lòng khoan dung sẽ giúp ta hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, vì trước hết nó giúp ta đối xử tốt hơn với bản thân mình. Ta sẽ biết tha thứ cho những sai lầm của mình để thay đổi và hướng tới cái tốt, cái nhân đạo. Khi mắc lỗi, bạn có thể nỗ lực khắc phục loại bỏ sai lầm, vì đôi khi là do hoàn cảnh ép buộc. Nếu ta làm được vậy, bản thân sẽ thanh thản, nhẹ nhàng hơn và sống bình an, hạnh phúc hơn. 

Người có lòng khoan dung sẽ hướng tới lối sống chân, thiện, mỹ.
Người có lòng khoan dung sẽ hướng tới lối sống chân, thiện, mỹ.

Lòng khoan dung có vai trò thế nào? 

Phật đã dạy: “Tài sản quý nhất của con người là lòng khoan dung.” Khoan dung đem đến những ý  nghĩa phi thường, giúp con người sống vui vẻ, thoải mái hơn và cuộc sống ngày càng trở nên nhẹ nhàng.

Sống khoan dung giúp tinh thần thoải mái

Những người có tấm lòng bao dung, vị tha sẽ luôn thấy cuộc đời này có rất nhiều điều tốt đẹp. Họ sẽ luôn nhìn thấy những điểm tốt trong những điều tồi tệ nhất. Để rồi từ đó, họ sẽ cảm nhận mọi điều đều tích cực, lạc quan, khiến tinh thần luôn được thoải mái, vui tươi. Chính sự mở rộng lòng mình, luôn biết quan tâm và chia sẻ của người bao dung sẽ khiến họ được thêm nhiều người yêu quý, tin tưởng. 

Có lòng khoan dung giúp chúng ta sống thoải mái, hạnh phúc hơn.
Có lòng khoan dung giúp chúng ta sống thoải mái, hạnh phúc hơn.

Cuộc sống trở nên văn minh, nhẹ nhàng hơn

Khoan dung giống như một món quà bạn gửi tặng mọi người, khiến cuộc sống của bạn và người khác nhẹ nhàng, êm đẹp hơn. Cuộc sống sẽ chỉ vô nghĩa nếu như toàn những người ích kỷ, sống vì bản thân và chỉ biết đến quyền lợi của chính mình. Nhưng nếu nội tâm con người có lòng vị tha, nhân ái và lòng khoan dung, đời sống sẽ trở nên văn minh và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Như Tyler Perry đã từng nói: “Khi bạn bao dung với người khác, chính là bạn đang hướng về tương lai phía trước. Còn nếu bạn không khoan dung với một ai đó, nghĩa là bạn đang quay lưng lại với cuộc sống của mình.”

Các mối quan hệ trở nên lành mạnh

Trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình, tình cảm, lòng khoan dung chính là sợi dây giúp gắn kết mối quan hệ tốt đẹp hơn. Nó xoá đi mọi hận thù và hiềm khích, giúp mối quan hệ giữa mỗi người trở nên thân thiết hơn. Việc tha thứ cho nhau và bao dung cho chính mình sẽ giúp cuộc sống này ngập tràn tình yêu thương. 

Các mối quan hệ sẽ trở nên lành mạnh hơn khi có lòng khoan dung.
Các mối quan hệ sẽ trở nên lành mạnh hơn khi có lòng khoan dung.

Làm thế nào để trở thành một người khoan dung?

Không phải ai sinh ra cũng có lòng khoan dung. Đó là một đức tính tốt đẹp và đáng quý, nên ta phải học cách rèn luyện sự bao dung mỗi ngày để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Học cách tha thứ

Ta phải học cách vị tha bằng cách chấp nhận những khuyết điểm của người khác và nhận ra những khiếm khuyết của chính mình. Người khoan dung khi nhận ra sai lầm của người khác sẽ biết cách tha thứ cho những sai lầm của họ và cho họ cơ hội sửa sai. Tuy nhiên, tha thứ không có nghĩa là bao dung cho những điều xấu, khoan dung với những kẻ không nhận thức mình sai lầm. Bạn chỉ nên tha thứ cho những người biết hối lỗi và có thể sửa chữa được những lầm lỗi họ gây ra. Còn khoan dung với chính mình là khi bạn nhận ra lỗi sai của mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện bản thân hơn. 

Lòng vị tha sẽ hỗ trợ tốt cho lòng khoan dung.
Lòng vị tha sẽ hỗ trợ tốt cho lòng khoan dung.

Đối xử chân thành, không vụ lợi

Trong đời sống hàng ngày, lòng khoan dung thể hiện khi bạn đối xử thật thà, chân thành với người khác. Bạn không nghĩ tới quyền lợi, lợi ích của mình mà sẵn sàng đặt lợi ích của đối phương lên trên. Bên cạnh đó, bạn cũng không lợi dụng bất cứ ai mà chỉ dùng sự rộng lượng, vị tha của mình để đối đãi với mọi người. 

Tôn trọng chính mình và mọi người

Mỗi người sinh ra đều không giống nhau và có những sự khác biệt nhất định. Bạn phải học cách tôn trọng sự khác biệt này và tôn trọng ý kiến của mỗi người. Khi nghe ai đó nói về quan điểm của mình, bạn đừng vội đánh giá, phán xét người ta. Mà bạn hãy đặt bản thân vào địa vị của họ và suy ngẫm, học cách coi trọng ý kiến cá nhân của họ.

Tôn trọng mọi người để xây dựng đức tính khoan dung.
Tôn trọng mọi người để xây dựng đức tính khoan dung.

Bồi dưỡng tâm hồn

Trau dồi tâm hồn chính mình mỗi ngày cũng là cách rèn luyện lòng khoan dung. Bạn cần học cách lắng nghe mọi người và biết được đâu là đúng, đâu là sai để nhìn nhận vấn đề. Tiếp đó, bạn hãy mở rộng lòng mình, đón nhận tất cả mọi người. Kể cả những người có hiềm khích, thù hận với mình trước đây, bạn cũng hay đón chào họ bằng niềm vui, sự tha thứ. Cuối cùng, bạn hãy để tình yêu thương của mình lan toả đến tất cả mọi người. Điều đó sẽ giúp bạn và những người xung quanh luôn ngập tràn yêu thương, niềm hạnh phúc.

Kết luận

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ về lòng khoan dung và những biểu hiện của nó trong đời sống hàng ngày. Lý thuyết và vậy, nhưng sự bao dung cần đến cả quá trình rèn luyện, tha thứ và chấp nhận nỗi đau. Để khoan dung, bạn phải yêu thương hơn nữa và trải nghiệm nhiều hơn và trước hết là học các vị tha cho chính mình.