dịch bệnh
BLOG Quan Điểm & Tranh Luận

Kinh doanh mùa dịch – Thay đổi ngay trước khi bị đánh bay

5/5 - (1 bình chọn)

Đại dịch COVID-19 xuất hiện lần đầu vào năm 2019 tại Trung Quốc đã gây ra một sự mất mát to lớn với toàn nhân loại. Trong đó phải kể đến những mất mát về vật chất. Đặc biệt, sự mất mát đau đớn hơn cả là sự hy sinh của biết bao nhiêu con người. 

Những con số như hàng triệu doanh nghiệp phá sản, nền kinh tế thế giới lao dốc do ảnh hưởng của đại dịch, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu,.. Những thông tin thời sự nóng hổi được cập nhật từng ngày. Cùng với đó là sự mất mát không tài nào kể hết.

Cho đến tận hôm nay, ngày 27/11/2021, đại dịch vẫn ở đó và tại Việt Nam, số người mắc covid vẫn không ngừng tăng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người dân. Nền kinh tế Việt Nam chậm lại, do ảnh hưởng của việc giãn cách, ngừng sản xuất,… 

Đại dịch bùng phát cùng với hàng loạt chính sách đóng cửa. Buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để thích nghi. Doanh nghiệp nào không đủ khả năng, lập tức sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh.

Vậy làm thế nào để duy trì hoạt động sản xuất trong mùa dịch? 

1. Sự tác động của Covid-19 đến hoạt động kinh doanh

Sự bùng phát của Covid-19 cùng với việc áp dụng các biện pháp giãn cách đã ảnh hưởng tới quá trình lưu thông hàng hóa. Kéo theo sự đứt gãy các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Trong 11 tháng năm 2021, tình hình Việt Nam và thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, thuận lợi và khó khăn đan xen.

Sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 và việc áp dụng các biện pháp giãn cách  tại nhiều khu vực đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa. Khiến hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu gặp khó.

Tại Việt Nam, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 lần thứ tư. Hàng loạt các biện pháp phong tỏa, giãn cách được thi hành. Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhiều nhà máy sản xuất phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa. Hoạt động vận tải hàng hóa và chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Doanh thu giảm mạnh, thậm chí không có doanh thu, nguồn dự trữ đang có dấu hiệu cạn kiệt.

Những khó khăn đó, đã khiến hàng nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam tạm ngừng hoạt động, đóng cửa hoặc phá sản hoàn toàn.

dịch bệnh

2. Nguyên nhân nhiều hoạt động kinh doanh phá sản trong mùa dịch.

Nguyên nhân khách quan

Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu

Bằng việc thực hiện nhiều biện pháp hạn chế. Đóng cửa biên giới để ngăn ngừa dịch xâm nhập và lây lan. Đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hàng hóa bị ứ đọng tại biên giới, hỏng hóc, không thể giao hàng. Người sản xuất thì dư thừa hàng hóa, các nhà máy lại thiếu hụt.

Điền này đã khiến nhiều doanh nghiệp phá sản vì thiếu hàng hóa để duy trì sản xuất.

Lĩnh vực kinh doanh không thuộc mặt hàng thiết yếu

Các biện pháp giãn cách  đã buộc doanh nghiệp kinh doanh không thuộc mặt hàng thiết yếu phải tạm thời đóng cửa, để giảm mật độ tập trung đông người.

Điều này đã ảnh hưởng đến doanh thu của nhiều doanh nghiệp. Trong khi chi phí vẫn phải chi trả thì họ lại không thể thu về đồng doanh thu nào.

Khó khăn trong việc tuân thủ và thực hiện chính sách.

Một số chính sách của địa phương đưa ra chưa thực sự rõ ràng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Khi xuất hiện F0, doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động, hoặc thực hiện các biện pháp hạn chế hoạt động.

Nhiều khu vực nằm trong vùng đỏ của dịch đã phải để công nhân ở lại công ty. Điều này làm chi phí của họ tăng lên đáng kể.

Nguyên nhân chủ quan

Năng suất lao động giảm

Dịch covid đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân nói chung và người lao động nói riêng. Tuân thủ các biện pháp phòng tránh dịch của nhà nước. Thực hiện các chính sách điều chỉnh của công ty như cắt giảm nhân sự, nghỉ luân phiên,… Đã khiến năng suất lao động bị giảm đáng kể. 

Trong khi điều kiện sản xuất khó khăn, năng suất lao động lại giảm. Hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm đáng kể. Là một nguyên nhân dẫn đến phá sản.

Không có khả năng thích nghi với thời cuộc

Trong khi nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số để nhân viên làm việc linh hoạt online. Thì một bộ phận doanh nghiệp vẫn duy trì mô hình kinh doanh cũ. 

Khi nhà nước ban hành các biện pháp giãn cách, doanh nghiệp buộc phải cho nhân viên nghỉ vì không thể đến công ty. 

Hay doanh nghiệp chậm đổi mới và phát triển. Ví dụ như kinh doanh khách sạn, nếu chỉ kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng thì liệu có thể tồn tại trong dịch covid không?. Ai sẽ là người đến khách sạn nghỉ ngơi khi dịch đang bùng phát như vậy?.

Thật vậy, các doanh nghiệp không thích nghi sẽ bị đào thải.

Năng lực nhiều doanh nghiệp còn hạn chế.

Nhiều doanh nghiệp không đủ kinh phí để trả lương cho nhân viên hay duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh do hàng hóa ứ đọng, không bán được hàng.

Bên cạnh đó, cũng nhiều doanh nghiệp không có đủ chi phí để đổi mới kinh doanh, năng lực hạn chế.

Vậy nên nhiều doanh nghiệp buộc phải phá sản.

khó khăn

3. Thay đổi ngay trước khi bị đánh bay

Chuyển đổi số ngay nếu không muốn mãi lạc hậu

Thực tế, những doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số nhanh chóng vượt qua khó khăn. Đều đang trụ vững, phục hồi nhanh  hơn các doanh nghiệp khác trước khủng hoảng của dịch Covid.

Các doanh nghiệp cần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh mới thời đại 4.0. Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt là áp dụng công nghệ sản xuất, hoạt động và kết nối với khách hàng.

Bên cạnh việc nghiên cứu, tận dụng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó trước những diễn biến bất ngờ của thị trường.

Xây dựng mô hình kinh doanh và làm việc linh động

Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình làm việc linh hoạt. Cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Chỉ đến văn phòng khi có các công việc thực sự cần thiết trong mùa dịch Covid-19.

Doanh nghiệp cần hỗ trợ nhân viên. Bằng cách cung cấp bữa trưa, cung cấp đồ đạc và thiết bị văn phòng tận nhà. Tiến hành đầu tư vào các nền tảng công nghệ cho nhân viên để tương tác và kết nối thông qua video và tin nhắn . 

Quản lý rủi ro kinh doanh sao cho hiệu quả?

Khi làm việc từ xa, doanh nghiệp chịu các rủi ro cao hơn liên quan tới vấn đề bảo mật, mạng internet và các hoạt động trực tuyến.

Khi có nhiều thông tin và dữ liệu được truyền trực tuyến. Bộ phận Công nghệ thông tin phải cung cấp các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cần thiết để bảo vệ dữ liệu và kiểm soát hoạt động. 

Doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ công nghệ thông tin để phản ứng nhanh với tình hình mới.

Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin về những rủi ro đã gặp phải và hiệu quả của những biện pháp giải quyết đã thực hiện.

Đội ngũ nhân viên – chìa khóa thành công của doanh nghiệp

Tạo mối quan hệ thân thiết, gắn kết với nhân viên. Tạo nên một cộng đồng nhân lực mạnh mẽ và đảm bảo chiến lược nhân sự của doanh nghiệp được thực hiện đúng hướng. 

kinh doanh

Phân tích  việc làm việc từ xa ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ giữa nhân viên với nhau. 

Doanh nghiệp cần tạo công cụ tương tác và lập kế hoạch. Để đảm bảo nhân viên giữ được động lực và năng suất làm việc trong mùa dịch. Giúp doanh nghiệp trong việc giữ chân nhân tài và duy trì sự ổn định nguồn nhân lực.

Xây dựng mối quan hệ gắn bó với nhân viên trong thời điểm này là rất cần thiết. Bởi, nhân viên sẽ cảm thấy đam mê hơn với công việc. Cảm thấy mình có vai trò và vị trí trong tổ chức và hết mình với công việc mà họ đang làm. 

Hãy tặng quà cho nhân viên như một cách để công nhận những đóng góp của bạn. Những nhân viên của bạn ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Động viên họ bằng những món quà sẽ giúp họ thêm yêu công ty và công việc hơn.

Trên đây là các cách thức để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong mùa dịch. Lãnh đạo và nhân viên hãy đồng lòng, thống nhất  vượt qua đại dịch.

Xem thêm: Top 5 Tài Khoản Instagram Chia Sẻ Kinh Nghiệm Về Marketing Cho Người Mới