Dunning-Kruger
BLOG Tâm Lý

DUNNING-KRUGER -Hiệu ứng ảo tưởng về năng lực bản thân

5/5 - (1 bình chọn)

Chắc chắn ai cũng đã từng cảm thẩy bản thân rất tốt trong một số lĩnh vực. Luôn sẵn sàng đánh giá những người khác yếu kém hơn mình. Nhưng đến lúc nào đó bạn mới nhận ra rằng thật sự mình không tài giỏi đến thế. Đó là vào lúc bạn gặp phải một người có thể đè bẹp mình bằng kiến ​​thức của họ. Theo nghiên cứu khoa học, thì biểu hiện đó được gọi là hiệu ứng Dunning- Kruger.

1. Vậy hiệu ứng Dunning-Kruger là gì?

 Theo tâm lý học, hiệu ứng Dunning–Kruger là một dạng thiên kiến nhận thức trong đó mọi người đánh giá quá cao so với khả năng thực sự mà họ có. Sự đánh giá sai lầm này là do họ không thể tự nhìn nhận ra những kỹ năng, trình độ vốn có của mình. Không có khả năng tự nhận thức về siêu nhận thức của bản thân, mọi người không thể tự đánh giá một cách khách quan về  năng lực thực sự hoặc sự bất tài của chính họ.

Hai nhà tâm lý học xã hội người Mỹ là David Dunning Justin Kruger đã mô tả rằng: thiên kiến nhận thức của ảo tưởng tự tôn này là kết quả của một sự ảo tưởng xuất phát từ bên trong nội tâm của những người có năng lực thấp và bắt nguồn từ sự hiểu lầm từ bên ngoài ở những người có năng lực cao, còn gọi là “đa số tính toán sai của người không đủ năng lực bắt nguồn từ một lỗi của bản thân, trong khi tính toán sai của những người có năng lực cao thì lại bắt nguồn từ lỗi của người khác.”

Xem thêm: Erotomania Là Gì? Hội chứng minh Hoàng Tưởng Người khác Cũng yêu thích mình

2. Hiệu ứng này hoạt động như thế nào



Dunning-Kruger

Giai đoạn 1: không biết gì (know-nothing)

Khi không biết gì về một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ cảm nhận được sự yếu kém và thiếu sót của bản thân. Sự tự tin của bạn hiện tại là con số 0. Điều ấy thôi thúc  bạn phải tìm hiểu và tiếp cận vấn đề này để thỏa mãn nhu cầu của bạn.

Giai đoạn 2: Đỉnh cao của sự ngu dốt (Peak of Mount Stupid)

Khi bạn bắt đầu thu lượm và có được những kiến ​​thức cơ bản hoặc một số thành tích nhỏ, thì bấy giờ  tự tin bắt đầu tăng dần và sự tự tin  đó sẽ tiếp tục tăng cho  đến đỉnh điểm hay ở quá trình này được gọi là đỉnh cao của sự ngu dốt.

Giai đoạn 3: hố sâu tuyệt vọng (Valley of Despairs)

Khi bắt đầu tìm hiểu mọi thứ đủ nhiều và ở độ sâu sắc hơn. Bạn dần dần nhận ra rằng mình còn quá yếu và cũng đánh mất dần sự tự tin vốn có. Sau đó bạn sẽ buồn bã và thất vọng.



Giai đoạn 4: sườn dốc giác ngộ ( Slope of Enlightenment)

Ở giai đoạn này nếu bạn tiếp tục duy trì việc tìm hiểu và giác ngộ thì kiến ​​thức của bạn sẽ trở nên dày dặn hơn và sự tự tin đó sẽ dần tăng  trở lại . Nhưng vào lúc này bạn sẽ không tự cao tự đại như trước mà luôn khao khát tìm hiểu về các kiến ​​thức thêm sâu rộng  và sẽ luôn không ngừng học hỏi để nâng cao giá trị của bản thân.

Giai đoạn 5: cao nguyên của sự bền vững (Plateau of sustainability)

Khi bạn thực sự hiểu sâu sắc về lĩnh vực nào đó thì lúc đó bạn đang ở giai đoạn cuối của hiệu ứng này rồi đấy. Lúc này,  kiến ​​thức của bạn thật sự rất chắc chắn và chuyên sâu. Cũng bởi vì vậy mà giờ bạn có thể trở thành một chuyên gia thực thụ nhưng bạn sẽ luôn khiêm tốn  chứ không còn sự tự tin thái quá như ban đầu.

Đọc đến đây bạn thấy có quá trình này quen quen không? Chắc  là ai trong số chúng ta ít nhất cũng phải trải qua dù chỉ một lần trong đời.  Nếu bạn đã từng đánh giá cao trình độ của bản thân khi bước vào một lĩnh vực mới. Không nhận ra năng lực thực sự của những người sở hữu nó. Không nhận ra được sự thiếu sót của bản thân thì chính bạn đang rơi vào hiệu ứng Dunning-Kruger. Vậy thì hiệu ứng Dunning-Kruger có xấu không? Ai là người dễ bị ảnh hưởng?

Dunning-Kruger



3. Ai là người dễ bị hiệu ứng Dunning-Kruger?

Tin buồn là tất cả chúng ta đều có ít nhất một lần mắc phải điều đó. Để bạn dễ hiểu, chúng ta hãy cùng nhau phân tích một ví dụ nhé!

Giai đoạn 1 và 2

Hãy nhớ về những lần đầu tiên bạn thấy một người nói tiếng anh vô cùng lưu loát trước đám đông để diễn thuyết về một vấn đề nào đó. Người ấy trông thật thu hút và cool ngầu không đúng. Và thế là bạn bắt đầu công việc tìm hiểu về các khóa dạy tiếng anh. Những cuốn sách dày cộm và sau đó trình độ tiếng anh của bạn đã được cải thiện. Bạn có thể nói chuyện, giao tiếp bằng tiếng anh cơ bản. Bạn trở nên rất tự tin về khả năng nói tiếng anh của mình. Và khi người khác nói tiếng anh, bạn cảm thấy sao mà chán thế và bạn nhìn nhận mọi người. thua xa mình. Thế là sự tự tin trong lòng bạn cao ngất ngưởng, nhìn mọi người với ánh nhìn đầy đủ.

Giai đoạn 3

Nhưng rồi đến một ngày trời đẹp, chuyện gì cũng sẽ đế. Bạn bắt gặp người nước ngoài và tự tin nói chuyện. Và sau đó, bạn mới vỡ lẽ rằng mình không giỏi như mình nghĩ. Chỉ nghe chữ được chữ mất, còn khi giao tiếp thì bẹ không biết nói gì. Sự tự tin đang tụt dốc không phanh, lúc này bạn mới cảm thấy xấu hổ và tràn ngập sự chán nản.

Giai đoạn 4 và 5

Đây là lúc bạn cảm thấy vô cùng chán nản nhưng rồi sau khi vượt qua được cú sốc tinh thần đó, bạn tiếp tục tham gia cuộc thi và đạt được chứng chỉ chuyên môn về tiếng anh. Đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy mình dần trở nên tìm thấy lại sự tự tin. Nhưng ở thời điểm này, bạn không còn tự cao nữa mà luôn cố gắng thêm nữa và đây cũng là lúc quả ngọt kết trái. Bạn có thể sẽ trở thành một chuyên gia vô cùng thành thạo. Sự tự tin bây giờ cũng trở nên vững chắc hơn bao giờ hết.



Kết luận

Trên thực tế, chúng ta thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng  Dunning-Kruger, thậm chí là hằng ngày. Đây cũng có thể là hiệu ứng mà bạn sẽ phải trải qua trên con đường phát triển bản thân. Bởi vì muốn nâng cao trình độ kiến ​​thức, muốn phát triển giá trị của bản thân thì chắc chắn rằng bạn phải học, phải trau dồi kiến ​​thức còn thiếu sót. Và quá trình ấy thường diễn ra theo năm giai đoạn trên.

Tuy nhiên, đừng buồn vì bị hiệu ứng Dunning-Kruger, khi bị ảnh hưởng bởi nó không có nghĩa là bạn có chỉ số IQ thấp. Việc cảm thấy bản thân kém cỏi không đồng nghĩa với trí tuệ của bạn có vấn đề. à theo mình đó là cách bạn đánh giá bản thân và đối mặt với các thử thách, khó khăn trong cuộc sống từ đó tìm ra cách giải quyết nó một cách hiệu quả nhất. 

4. Cách áp dụng hiệu ứng Dunning-Kruger trong phát triển bản thân

Hầu hết mọi người đều đánh giá tiêu cực về hiệu ứng này. Nhưng biết tận dụng hiệu quả nó. Bạn có thể mang lại những thay đổi tích cực trong việc phát triển bản thân. Thực chất đây là hiệu ứng gây ra bởi việc thiếu kinh nghiệm và kiến thức Điều mà hầu như bạn trẻ nào cũng gặp phải. Đối với mình việc bị rơi vào hiệu ứng Dunning-Kruger là do vấn đề quản lý thời gian của bạn. Nếu bạn biết cách quản lý tốt thời gian thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn.



5. Cách vượt qua hiệu ứng Dunning-Kruger

Hãy dành thời gian để suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định

 Hầu hết chúng ta thường có xu hướng tự tin khi đưa ra một quyết định một cách nhanh chóng. Nhưng đó không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan. Nếu muốn tránh hiệu ứng Dunning-Kruger thì hãy suy nghĩ cẩn thận, thật thấu đáo trước khi quyết định làm gì.

Yêu cầu phản hồi

Thông tin phản hồi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ước lượng khả năng của bản thân. Phản hồi trung thực, đúng sự thật giúp tìm ra năng lực của bản thân nằm ở đâu. Nó không chỉ cho thấy những gì cần cải thiện, mà phản hồi tốt còn đưa ra lời khuyên về cách cải thiện . Nếu được xem xét một cách nghiêm túc, phản hồi có thể giúp thu hẹp khoảng cách kiến ​​thức được gọi là Hiệu ứng Dunning-Kruger.

Tự vấn bản thân

 Bạn có luôn cho mình là người tài giỏi? Hay bạn tự gắn mác cho bản thân rằng mình là người biết lắng nghe. Là chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn cho rằng bạn giỏi? Bạn có bao giờ tự hỏi chính mình là đang ở trình độ nào, giỏi đến đâu hay chưa. Hay tất cả chỉ là ngộ nhận của bản thân. Để tránh quá tự tin về sức lực của bản thân thì bạn nên đặt câu hỏi cho chính mình. Sau đó tự tìm câu hỏi để không bị vướng vào hiệu ứng ảo tưởng Dunning-Kruger.

Học cách tiếp nhận những lời chỉ trích

Trong công việc, hay cuộc sống bạn hãy nên học cách lắng nghe những lời phê bình, chỉ trích của đồng nghiệp, của sếp hay cả những người hàng xóm xung quanh. Hãy đón nhận những lời phê bình đó và tìm cách tháo gỡ nó. Tìm những bằng chứng để chứng minh rằng lời nói đó đúng hay sai. Để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.

Xem thêm: Cryptomnesia – Hội Chứng Loạn Suy Suy Trí Nhớ Đáng Sợ