hình ảnh về gia đình
BLOG Tâm Lý

Áp lực gia đình đáng sợ như thế nào

4.6/5 - (10 bình chọn)

Từ bao giờ mà trông chờ 2 tiếng: “con ơi” nó lại khó khăn đến thế? Từ bao giờ mà tôi luôn sợ hãi mỗi khi trở về. Nhất là những khi thất bại hay áp lực nặng nề. Tôi không dám về, không dám chia sẻ. Không phải là tôi sợ gia đìnhtôi thất vọng. Hay thẳng thắn hơn là muốn được cảm nhận được sự thất vọng ấy. Nhưng không, tôi sợ bị mắng mọi người ạ. Tôi sợ bị phủ nhận nỗ lực của mình vì đôi ba lần thất bại. Quay trở về nhà chỉ khiến cho tôi càng thêm mệt mỏi…Thật là áp lực, áp lực gia đình!

1. Áp Lực Gia Đình Là Gì?

“Khi nào con về?” chỉ vỏn vẹn 4 chữ nhưng sẽ có người vô cảm, sẽ có người ngấn lệ…. Tại sao lại như vậy? Tâm lý chung chúng ta là cảm thấy bình thường khi có đủ và thấy đặc biệt khi thiếu thốn….

Của cải vật chất không có đủ có thể coi là chưa sở hữu được. Nhưng tình cảm gia đình không có đủ thì đích thị là thiếu thốn. Bạn có thể bỏ 5 năm thậm chí là 10 năm để mua chiếc iphone. Nhưng tự hỏi đời người có mấy lần 5 năm 10 năm để được quay lại nghe tiếng yêu thương?

Điều tồi tệ nhất không phải là gánh nặng ngoài xã hội hay miệng lưỡi người đời….Mà đó là những lời nói vô cảm, những sự quan tâm hờ hững từ chính nơi mình gọi là “nhà”. Xã hội cứ thay đổi liên hồi khiến cho lòng người cũng không ngừng “thay áo”. Có phải vì thế mà chúng ta trở nên xa cách nhau không?

Chúng ta đem những cái bực dọc ngoài kia về và trút lên người nhà. Chúng ta không còn muốn gần gũi kể chuyện, tâm sự cho nhau nghe nữa. Cũng không ngại ngần buông những lời khó nghe với người thân và chọn những lời nịnh nọt với người lạ….. Chúng ta khiến cho nhau cảm thấy ngột ngạt và căng thẳng mỗi khi đối diện. Chúng ta chính là tự tạo cho nhau sự áp lực. Và điều kinh khủng hơn là cái áp lực đó diễn ra trong chính gia đình của mình!

hình ảnh về gia đình

2. Sự ngộ nhận về áp lực gia đình

Tôi đoán, có người sẽ bảo là: “mấy cái đó có gì đâu mà gọi là áp lực?”

Mọi người đừng nhầm lẫn giữa cãi nhau và chiến tranh lạnh nhé! Là một gia đình thì tất nhiên không thể thiếu những lần cãi vã trách móc nhau. Nhưng nó thường kết thúc trong khoản thời gian ngắn. Cãi nhau có 2 chiều hướng: hoặc là cãi nhau tích cực hoặc là cãi nhau tiêu cực.

Cãi nhau tích cực là lúc mà con người bộc bạch ra tất cả những tâm sự, những hiểu lầm bị kìm nén được diễn ra với tần suất thấp, ít ỏi. Giúp con người kết nối lại với nhau và gần gũi nhau hơn.

Cãi nhau tiêu cực thì hoàn toàn ngược lại. Nó diễn ra với tần suất dày đặc, thậm chí là thường xuyên với những lý do rất ấu trĩ. Và việc lặp đi lặp lại như thế, dần dần sẽ dẫn đến chiến tranh lạnh. Là lúc mà ngoài việc sống cùng với nhau ra, thì không tìm thấy một lý do gì để kết nối với nhau. Chưa dừng lại ở đó, ngoài việc “chiến tranh lạnh” ra vấn đề này còn nảy sinh những hậu quả rất kinh khủng về mặt tâm lý. Đặc biệt là ở lứa tuổi đang trưởng thành, thì đây sẽ là một vấn đề đáng lo ngại. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách và suy nghĩ của người chịu ảnh hưởng. Có thể biến đổi 1 con người từ vui vẻ sang khó tính từ hiền lành sang “cục súc”.

3. Là gia đình hay chỉ là người cùng nhà?

“Là gia đình hay chỉ là người cùng nhà?”. Là một câu hỏi khiến bản thân tôi phải chững lại vì tính sát thương của nó. Chúng ta chung sống với nhau là vì thứ tình cảm thiêng liêng…. Hay bởi vì sự ràng buộc của quan hệ huyết thống? Đôi lúc tôi tự hỏi chính mình, nếu không có sự ràng buộc này tôi còn ở lại đây không?…. Không! Hà cớ gì phải ở lại chốn đã làm tổn thương tôi? Lý do gì để ở lại nơi gò bó tâm hồn tôi?….

Tôi cũng không biết nữa, ngoài sự ràng buộc này ra thì tôi không còn lý do nào… Và tôi nghĩ rằng người cùng hoàn cảnh sẽ có lựa chọn giống tôi! Người ta thường bảo “chỉ có những người từng trải mới thấu hiểu cảm giác của nhau” mà, phải không?

Xem thêm: Làm thế nào để thoát khỏi cảm giác tuyệt vọng?

4. Nguyên nhân gây ra áp lực gia đình?

Từ một gia đình đáng lẽ ra phải hạnh phúc, vậy thì nguyên nhân nào khiến nó tan rã?

Tôi không phải là chuyên gia tâm lý hay 1 nhà khoa học. Mà chắc cũng chẳng có nhà khoa học nào có thể chứng minh được điều này. Dựa vào sự quan sát và kinh nghiệm từ bản thân mình. Thì đến khoảng 70% là do sự ích kỷ mà ra. Đúng vậy, đó chính là cái “tôi” ở trong mỗi người. Nó quá lớn, lớn đến nỗi át đi nhu cầu hạnh phúc của mỗi người.

hình ảnh bị cô lập

Tôi đã từng chứng kiến một gia đình tan rã. Không phải đến mức đường ai người ấy đi. Nhưng nó nằm ở cái tầm “mệnh ai người ấy sống”! Đối với tôi thì đó là sự ngột ngạt kinh khủng hơn chia xa. Ở trong một gia đình mà mở mắt ra là nghe tiếng chửi bới, cãi vã. Niềm vui thì đếm được trên đầu ngón tay còn chửi mắng phải đếm bằng sao trên trời. Một gia đình mà luôn ganh đua, luôn dè biểu nhau, sợ ai hơn ai thua… Một gia đình mà khi đi xa lại càng không muốn quay trở về…
Triệu chứng nịnh người ngoài

Như tôi đã nói, chúng ta thường mắc phải triệu chứng “nịnh người ngoài” còn người trong nhà thì không tiếc lời mắng nhiếc. Đứa trẻ trong căn nhà đó nói với tôi: “Em muốn đi, đi thật xa, em không dám quay lại”. Ai bảo “nhà là nơi duy nhất để quay trở về khi mệt mỏi?”. Liệu khi mệt mỏi quay trở về nhà có thoát khỏi hay càng nặng hơn?

Nếu bạn may mắn được sinh ra trong gia đình hòa hợp, yêu thương nhau. Thì thật lòng xin chúc mừng bạn! Nếu tôi là bạn, tôi nguyện ở cùng họ cả đời. Vì tôi sợ rằng bản thân mình sẽ không còn tìm thấy niềm hạnh phúc ấy ở đâu nữa cả. Nhưng, tôi không phải là bạn, và tôi lại càng thương đứa trẻ ấy.

“Em cũng yêu gia đình em lắm, sao mà không yêu cho được, họ cực khổ cũng nhiều. Nhưng, làm tổn thương em cũng thật nhiều”. Ừ, tôi cũng hiểu em thật nhiều! Thứ tình cảm ở đây là gì? Là yêu, là yêu nhưng không dám ở lại. Cũng chính là vì yêu nên em mới không ở lại. Vì em yêu họ nên em không muốn ở gần họ để phai nhạt đi tình yêu của em. Sâu trong trái tim của em chính là “yêu”. Em chôn vùi nó ở đáy tim mình, em không dám lục lên, em sợ nó bay đi…Em chọn giấu nó ở đó, em chọn yêu trong thầm lặng! Vì thế em muốn đi, chỉ có xa nhau người ta mới biết viết chữ “nhớ”.

Xem thêm: Làm thế nào học cách tha thứ cho bản thân?

5. Áp lực gia đình đáng sợ như thế nào?

Tôi cũng không biết áp lực gia đình nó đáng sợ tới mức nào. Nhưng cái tôi biết được là nó đã hủy hoại đi nụ cười của một con người. Hơn hết, nó đã hủy hoại đi trái tim của bao đứa trẻ.

hình ảnh về gia đình

Trước đây chúng ta là đứa trẻ và sau này lớn lên chúng ta vẫn mang “cái bóng” của đứa trẻ. Cái bóng ở đây là gì?

Đơn giản hơn 1 chút: Bạn đi xin thực tập tại một công ty. Thì người phỏng vấn bạn sẽ yêu cầu 2 thứ đó là: chuyên ngành và kỹ năng mềm. Và tương tự như thế, “cái bóng” ở đây chính là “kỹ năng mềm”

“Kỹ năng mềm”  chính là “tính cách”  hình thành từ đứa trẻ mà ít nhiều gì cũng sẽ theo suốt chúng ta trên một hành trình dài.

Một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc. Được nuôi dạy chu đáo và luôn nhận được sự ủng hộ từ gia đình. Khi lớn lên, cho dù là ít hay nhiều, vẫn sẽ mang theo “cái bóng” của thời thơ ấu. Mang theo sự tự tin, sự kiên nhẫn, sự vui vẻ hoạt bát, hòa đồng với mọi người. Nó hơn hẳn với một đứa trẻ được sinh ra trong gia đình đầy mâu thuẫn, lấy tranh cãi làm đề tài và cãi nhau là sự kết nối. “Cái bóng” mà sau này đứa trẻ phải mang là nỗi sợ, là sự rụt rè, là tính nóng nảy cáu gắt, là tự tách mình ra với xã hội, tự mình cô lập với thế giới.

Tính cách của ta được hình thành từ bé

Tính cách của chúng ta luôn được hình thành từ bé. Do môi trường của mỗi người khác nhau nên tính cách cũng hoàn toàn khác nhau. Nên mới nói “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Bởi vì trong suốt quá trình trưởng thành, tính cách đã gắn liền với chúng ta trong một thời gian dài. Muốn sửa cũng rất khó. Vậy nên tôi rất thương những đứa trẻ kém may mắn. Chúng rất thiệt thòi, nhiều khi tự ti rụt rè không phải là ngại hay xấu hổ. Mà đó là bản năng, là thói quen lâu dài.

Đâu có ai muốn tự ti, đâu ai muốn rụt rè, đâu ai muốn mình bị nóng tính, đâu ai muốn mình khó gần,…Và đâu có ai muốn gia đình mình tan nát? “Em làm rách khăn quàng rồi, em không dám về, em sợ mẹ chửi”. Tại sao lại chửi? Vì em làm rách khăn quàng đỏ? Em ngồi đây cả buổi chiều và không dám về vì làm rách 1 chiếc khăn quàng 5 ngàn đồng? Những hành động cử chỉ thường ngày của người mẹ đã khắc sâu vào tâm trí của cậu bé. Cậu sợ hãi vì những lý do không đáng để sợ? Thôi nào, hồi còn trẻ tôi đã làm vỡ cửa kính của trường luôn cơ mà…. Mẹ em có phải quá vô lý rồi không? Sau này lớn lên, em sẽ như thế nào đây cậu bé?….

Tìm kiếm thứ mình thiếu thốn

Tôi hay đọc về những bài báo, những vụ trộm cướp… Nhưng tôi thấy họ đáng thương hơn đáng trách. Họ không được sung túc và may mắn như kẻ khác. Đâu phải ai cũng được ba mẹ quan tâm phải không?. Khi xưa mình thiếu thứ gì, thì sau này mình sẽ điên cuồng tìm kiếm thứ đó. Cũng như họ thôi, khi còn bé tôi thiếu tình yêu thương. Nhìn gia đình người ta vui vẻ hạnh phúc quây quần bên mâm cơm tôi cảm thấy thật khó chịu, thật ganh ty. Và sau này tôi điên cuồng tìm kiếm tình yêu từ những người khác. Người này không đáp ứng được tôi liền tìm người kia. Thế là tôi bị cuốn vào những mối tình đổ vỡ không đáng có. Hối hận và tiếc nuối, nhưng tôi có thể làm được gì???

6.Làm sao để có gia đình hạnh phúc?

“Nhà” quả thật là điểm tựa, nhưng nó không phải là tất cả! Không phải là cái trừu tượng về bốn bức tường và mái chiếc mái ngói ở trên là nhà. Nhà là nơi có những con người mang đến niềm hạnh phúc giữa chốn bộn bề căng thẳng. Nhà là nơi có sự yêu thương, là nơi có sự quan tâm và chia sẻ. Là nơi mà chúng ta vẫn hay thân thương gọi 2 tiếng “gia đình”. Ở đâu có những thứ này ở đó chính là nhà.

Cũng không có ai bắt ta định nghĩa chính xác về “gia đình”. Nhưng quả thật, không cần phải là chung huyết thống, không cần phải mang cùng dòng màu. Chỉ đơn giản là ta tìm thấy được sự an ủi, tìm thấy được sự gắn kết mà trước đây chưa từng thấy. Thì đó mới là gia đình, một gia đình hạnh phúc!

Xem thêm: Lá thu- Tiểu thuyết tình yêu và gia đình